Updated at: 26-04-2020 - By: admin

Đối với trẻ nhỏ, bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Nhờ đó, trẻ mới có thể có được sức khỏe tốt và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Do đó, mẹ muốn tạo ra những món ăn ngon đa dạng thì hãy đọc bài món ngon cho bé 1-2 tuổi.

Món ngon cho trẻ 1-2 tuổiLàm sao để chế biến món ăn ngon, đủ chất cho bé 1-2 tuổi?

Các bé 1 tuổi có thể ăn những món gì?

1 tuổi là bước chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn “chập chững biết đi”. Ở giai đoạn này bé sẽ được học hỏi nhiều điều mới và bắt đầu hành trình khám phá ra thế giới bên ngoài ngôi nhà của mình. Vì thế, bé sẽ cần nhiều năng lượng hơn trước để có đủ sức vui chơi, học hỏi. Và để có được đủ nguồn năng lượng, việc đảm bảo dinh dưỡng trong từng bữa ăn hằng ngày là rất quan trọng. Không chỉ để bé phát triển tốt nhất về mặt thể lực, chiều cao mà còn xây dựng được khối tư duy sáng tạo, thông minh.

Vì vậy, để xây dựng được chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý cho trẻ, mẹ cần biết được hàm lượng dinh dưỡng có trong từng loại thực phẩm cũng như lượng dinh dưỡng cần và đủ cho từng bữa ăn. Theo đó, khẩu phần ăn của bé sẽ phải chứa được hàm lượng chất béo 30 đến 40%, chất đạm là 20 đến 25%. Ngoài ra, sẽ cần phải có các chất tinh bột, vitamin cùng các khoáng chất. Hơn nữa, cứ từ tầm 1 tuổi trở đi, bé đã bắt đầu biết và sẽ tỏ ra chán ăn, biếng ăn nếu mẹ không thường xuyên thay đổi món. Không chỉ vậy, việc ăn suốt một kiểu món ăn cũng không giúp bé đủ chất vì từng loại thực phẩm lại có chứa các chất dinh dưỡng khác nhau mà thực phẩm khác không có. Do đó, thay đổi thức ăn thường xuyên sẽ vừa giúp bé không bị ngán vừa cung cấp cho cơ thể trẻ nhiều loại dinh dưỡng khác nhau.

Tuy nhiên, không phải món nào bé cũng có thể ăn. Vì hệ tiêu hóa còn yếu và răng thì chưa mọc đủ nên mẹ chỉ nên chọn nấu những món mềm, dễ nuốt như các món cháo nấu chung với thịt như gà, heo, bò, gà, hải sản hay các món súp rau củ. Thêm vào đó, có thể trẻ ăn một số loại trái cây như chuối, đu đủ, xoài hoặc là uống nước trái cây, ăn sữa chua.

Món ngon cho trẻ 1-2 tuổiNgoài thịt, cá giúp cung cấp chất đạm, bé cũng cần có thêm vitamin từ nước ép trái cây hoặc sữa chua

Ngoài việc lựa chọn dinh dưỡng thực phẩm, vấn đề ăn đúng giờ ngủ đúng giấc cũng cần được chú trọng. Do thời điểm này mới tập đi nên bé sẽ vô cùng háo hức và thích thú nên bé sẽ đi nhiều, chơi nhiều. Cũng chính điều này là lý do bé nhanh hết năng lượng và hay đói. Hệ tiêu hóa của bé cũng chưa được khỏe mạnh như người lớn nên nếu ăn quá nhiều hay quá đói sẽ khiến bé khó chịu, không tiêu và thậm chí là trào ngược dạ dày. Vì thế, mỗi ngày mẹ đều nên cho bé ăn tầm năm lần hoặc hơn 1 chút để bé không bị quá no hay quá đói, tiêu hóa được dễ dàng. Đặc biệt, trẻ cũng cần được uống khoảng 500ml sữa hằng ngày để được bổ sung DHA, canxi…

Những dưỡng chất cần thiết cho trẻ 1 tuổi

Những bé 1 tuổi đều vẫn đang trong quá trình phát triển và lớn lên nên mọi chất dinh dưỡng đều có những tác động đến cơ thể. Khi bé không được cho ăn đầy đủ hay trẻ bị lười ăn trong thời gian dài, chắc chắn bé sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, không đủ sức khỏe hay sức đề kháng để bảo vệ cơ thể. Vì vậy, mà bé lại càng dễ mắc bệnh. Ngược lại, nếu trẻ được cho ăn quá nhiều, thừa chất thì sức khỏe của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt, đặc biệt là dễ mắc phải các bệnh béo phì, tăng cân không kiểm soát, huyết áp… Chính vì vậy, việc biết trong từng món ăn có chất gì hay cơ thể bé cần được cung cấp dưỡng chất gì sẽ giúp mẹ điều chỉnh khẩu phần ăn cũng như hàm lượng bên trong.

Ngoài 3 bữa ăn chính là sáng trưa tối hằng ngày, trẻ cũng cần có thêm những bữa phụ nhỏ, ăn xế khác nữa. Phù hợp nhất sẽ là 5 bữa. Khi đó, mẹ không cần phải lo bé sẽ đói hay thiếu chất nữa. Không chỉ có uống sữa, bữa ăn của bé có thể thay đổi thành các món cháo hoặc súp nấu với các loại thịt hay hải sản, rau củ để bổ sung đạm, chất xơ, chất béo… Thêm nữa là những trái cây, hoa quả như táo, nho, lê, chuối, đu đủ, xoài… cung cấp các vitamin A, B, omega 3, axit béo, protein, axit amin, chất xơ, đường lactozo, canxi, đồng, caroten… cùng nước ép trái cây hay sữa chua để hỗ trợ đường ruột cho trẻ. Nhờ đó, bé luôn được kích thích vị giác, ăn ngon hơn, siêng ăn hơn và cao lớn hơn mỗi ngày.

Món ngon cho bé 1 tuổi

Để đảm bảo được bé cung cấp được đầy đủ các chất đạm từ thịt, cua, trứng, cá hay chất béo, chất xơ, vitamin từ rau củ quả trái cây, mẹ cần tìm ra nhiều món ăn cùng cách chế biến chúng. Trong đó, dạng thức ăn dễ ăn mà vẫn chứa được đủ dinh dưỡng nhất là các món cháo.

  • Món cháo thịt bò với khoai tây và cà rốt

Để nấu món này, mẹ sẽ cần ít gạo, cà rốt, thịt bò băm sẵn hoặc xay ra, ít dầu ăn, nước. Trước tiên, mẹ cần cho gạo vào nồi rồi vo gạo giống như nấu cơm, cho nước và đặt lên bếp nấu. Tuy nhiên vì là nấu cháo nên sẽ cần nhiều nước hơn. Trong khi chờ cho cháo nhừ, mẹ lấy cà rốt mang rửa sạch rồi băm nhuyễn. Thịt bò cũng cần được băm nhuyễn. Với thịt bò, mẹ có thể mua miếng về tự băm hoặc thịt bò đã được xay sẵn ở siêu thị. Đến khi cháo đã nhừ, mẹ cho phần cà rốt và thịt bò đã băm nhuyễn vào nồi, một ít nước và dầu ăn rồi khuấy đều. Tiếp tục đun đến khi tất cả đều chín nhừ. Sau đó, mẹ nêm vừa ăn là có thể cho bé dùng.

  • Món cháo tôm với rau mồng tơi

Với món này, mẹ cần chuẩn bị tôm, rau mồng tơi, hành và dầu ăn. Trước tiên, mẹ cần rửa sạch tôm, bóc vỏ và tách phần gân đen ở sống lưng của con tôm ra. Tiếp theo, băm nhỏ hành lá với phần tôm vừa bóc xong. Khi đã băm nhuyễn, đem phần tôm hành lá đi ướp gia vị. Còn mồng tơi thì sau khi rửa sạch sẽ, mẹ cũng đem chúng đi băm thật nhỏ. Khi các nguyên liệu đều đã chuẩn bị xong, mẹ bắt đầu nấu cháo hoặc có thể nấu từ trước khi xử lý nguyên liệu để cháo chín nhừ. Khi cháo đã nhừ, mẹ mang phần tôm cho vào nồi cháo rồi đun tiếp. Khi tôm trong cháo đã chín nhừ thì mẹ cho rau mồng tơi vào và nêm nếm vừa miệng.

  • Món cháo yến mạch với cà rốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị sẽ là yến mạch 30g, cà rốt 20g, thịt nạc dăm 20g cùng ít cọng hành lá. Trước khi nấu, yến mạch cần được ngâm 5 phút trong nước sạch. Cà rốt thì mẹ đem đi rửa sạch rồi gọt vỏ và thái nhỏ chúng ra. Thịt nạc dăm cũng mang đi băm nhỏ như cà rốt. Sau khi đã băm nhỏ, mẹ cho cà rốt vào nồi nấu trước. Đến khi cà rốt chín thì cho thịt vào rồi đun tiếp. Khi nước luộc thịt và cà rốt sôi thì mẹ cho yến mạch vào nấu thành cháo. Khi cháo chín nhừ, mẹ nêm vừa ăn rồi cho hành lá. Sau đó, múc ra chén cho bé ăn.

Ngoài các món cháo nói trên, mẹ cũng có thể nấu cho bé các món như cháo hạt sen, canh rong biển rau củ, súp lơ xanh sốt gà nấm, cháo lươn…

Món ngon cho trẻ 1-2 tuổiCháo lươn cho trẻ 1 tuổi

Trẻ 2 tuổi có thể ăn gì?

So với thời điểm 1 tuổi, trẻ 2 tuổi đã có chút cứng cáp và hàm răng chắc hơn. Vì thế, trẻ đã có thể bắt đầu tập ăn những món ăn có cơm hay cháo đặc, súp đặc hoặc là phở thay vì các món cháo, súp loãng như lúc còn 1 tuổi. Cũng giống với những bé 1 tuổi, các bé 2 tuổi cũng nên ăn 5 bữa một ngày. Việc ăn thành nhiều bữa sẽ giúp bé không bị đói, có được đủ dinh dưỡng và thích việc ăn hơn. Thêm nữa, mẹ cũng có thể cho bé ăn những bữa xế với trái cây, sữa chua hoặc là uống sữa…

Bên cạnh đó, vì đường tiêu hóa của bé đã lớn hơn và khỏe hơn so với lúc còn nhỏ nên hầu hết các món ăn đều có thể tiêu hóa được. Lúc này, để đảm bảo được dinh dưỡng cho cơ thể, mẹ có thể áp dụng tháp dinh dưỡng như gạo, ngũ cốc, thịt, trứng, cá, tôm, cua, mực… Như vậy, bé sẽ có đủ các chất tinh bột, chất xơ, đạm, béo, vitamin cùng khoáng chất. Vì bé ăn được nhiều loại thực phẩm hơn nên càng giúp mẹ dễ dàng thay đổi khẩu phần hoặc kết hợp các món với nhau giúp cho bé tránh bị nhàm chán.

Tuy vậy, mẹ vẫn cần tìm hiểu là hai món ăn với nhau có ảnh hưởng gì không vì không phải món nào cũng có thể kết hợp được. Giống như các kiểu kết hợp như sữa với chuối, sữa với cam chanh, cà rốt với củ cải, thịt bò với hải sản, thịt bò với đậu đen… Tất cả đều có thể làm cho đường ruột của bé khó chịu, ăn vào khó tiêu và còn có thể bị đau bụng.

Các chất quan trọng đối với trẻ 2 tuổi

Ở lứa tuổi này, bé sẽ cần đảm bảo được 4 nhóm chất chính là tinh bột, chất đạm, chất béo cùng rau xanh và hoa quả. Trong những bữa ăn hằng ngày của chúng ta đều có tinh bột như cơm hoặc ngũ cốc. Đây là loại chất dinh dưỡng cần thiết giúp chúng ta có được nguồn năng lượng nhiều nhất. Không chỉ thế, chất xơ trong các loại ngũ cốc còn giúp cho đường ruột, dạ dày của bé tiêu hóa thức ăn dễ hơn. Và tùy theo sức ăn của bé mà mẹ có thể cho bé ăn 1 chén đến một chén rưỡi cơm trong mỗi bữa. Món ngon cho trẻ 1-2 tuổi

Nếu tinh bột cung cấp năng lượng thì chất đạm lại giúp cho trẻ phát triển trí tuệ và thể chất một cách tốt nhất. Hơn nữa, chất đạm còn tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Để bổ sung được chất đạm, mẹ có thể cho bé ăn các món từ thịt, trứng, cá, các loại đậu. Không chỉ thế, mẹ cũng cần thường xuyên thay đổi thực đơn hằng ngày cho phong phú, không gây nhàm chán cho bé. Tuy nhiên, không phải chất đạm cần thiết và tốt cho cơ thể mà có thể ăn nhiều. Với trẻ 2 tuổi, bé chỉ có thể nạp 13kg một ngày. Khi cung cấp nhiều hơn, vấn đề tiêu hóa, biếng ăn, bị táo bón sẽ xảy ra và gây độc cho các cơ quan lọc và bài tiết như gan, thận.

Ngoài tinh bột và chất đạm, cơ thể bé cũng cần thêm chất béo và vitamin từ rau củ hoa quả. Nhờ có chất béo, các vitamin tan trong dầu sẽ được hấp thụ tốt hơn. Hơn nữa, nó còn giúp dự trữ năng lượng khi cần. Trong khi đó, rau củ quả sẽ cho bé các vitamin D, E, K, A, chất xơ và khoáng chất tránh tình trạng táo bón. Vì vậy, khi chế biến thức ăn mẹ nên thêm dầu, mỡ, lạc vừng mè, rau, củ, quả.

Không chỉ có 4 chất cần thiết trên, sữa là món không thể thiếu. Để hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của bé, mẹ nên đảm bảo bé uống được 400ml sữa hằng ngày. Nhờ đó, bé sẽ được cung cấp thêm vitamin D và canxi rất tốt cho xương.

Không chỉ chú ý tới khẩu vị món ăn mà mẹ cũng nên cho bé uống đủ 400ml sữa mỗi ngày để có thêm vitamin D và canxi

Món ngon cho bé 2 tuổi

Nhằm để mỗi bữa ăn đều có đầy đủ dưỡng chất, mẹ có thể tham khảo và thử áp dụng các mẫu thực đơn sau cho bé 2 tuổi nhà mình:

  • Chế biến các món cá chiên bơ sốt tỏi phô mai, tim gan gà xào rau củ và canh rau cải để ăn với cơm. Tráng miệng có thể cho bé dùng 1 quả chuối hoặc bánh táo. Còn bữa ăn lỡ thì cho trẻ ăn khoai lang.
  • Hoặc mẹ cũng có thể nấu món cà ri thịt sườn và canh bó xôi dùng chung với cơm và tráng miệng cho bé bằng nho không hạt cùng 1 cốc sinh tố xoài. Tới bữa phụ thì cho bé ăn 1 hũ sữa chua.
  • Mẹ nấu món thịt viên sốt cà và canh rau ngót với thịt nạc. Hai món này ăn kèm với cơm. Sau đó, trẻ có thể dùng thêm 1 cốc sữa. Ở bữa phụ sẽ là 1 miếng bánh ngọt.
  • Nấu món cháo thịt bằm hoặc nui với thịt bằm. Ăn chung với trứng chiên, canh rau mồng tơi. Sau bữa ăn uống một cốc sữa đậu nành. 1 quả hồng xiêm sẽ ăn vào bữa xế.

Kết luận

Với món ngon cho bé 1-2 tuổi, mẹ sẽ có thêm nhiều cách chế biến cũng như biến hóa được trong từng bữa ăn để bé luôn được ngon miệng hơn. Khi cơ thể luôn được nạp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất, trẻ sẽ luôn có sức khỏe để hoạt động vui chơi.

Xem thêm:

Tổng Hợp 10+ Món Ngon Cho Bé 3,4 Tuổi Đầy Đủ Chất Dinh Dưỡng Thiết Yếu

Nguồn tham khảo

  • https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/nutrition/Pages/Feeding-and-Nutrition-Your-Two-Year-Old.aspx

 

5/5 - (1 vote)