Nếu bạn là một bà bầu, bạn có thể đối diện với việc sinh mổ hoặc sinh thường trong thời gian sắp tới. Vì nhiều lý do khác nhau mà các chị em có thể được chỉ định sinh mổ nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Phương án sinh mổ cũng được nhiều chị em chủ động lựa chọn phổ biến vì giúp giảm đau đớn trong quá trình vượt cạn. Thế thì việc chuẩn bị đồ đi sinh mổ sẽ là vấn đề mà các chị em lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm sẽ rất quan tâm.
1. Các câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị đồ đi sinh mổ:
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về việc chuẩn bị đồ đi sinh mổ, Healthyblog.net xin được giải mã một số thắc mắc liên quan của các chị em về vấn đề này.
a. Khi nào thì nên chuẩn bị giỏ đồ đi sinh?
Thời điểm nên chuẩn bị giỏ đồ đi sinh là điều trước hết bạn cần biết. Thế thì nên chuẩn bị đồ sơ sinh khi nào thì hợp lý nhất?
Hiện nay, tất cả các chị em khi đi khám thai đều sẽ được biết về ngày dự sinh. Ngày dự sinh sẽ được chẩn đoán chính xác nhất trong ba tháng đầu của thai kỳ. Ngày sinh của bạn thường sẽ sớm hoặc trễ hơn ngày dự sinh khoảng một tuần là điều bình thường. Tuy nhiên, một số tình huống khẩn cấp xảy ra có thể khiến bé yêu của bạn chào đời sớm hơn dự định. Vì vậy, các chị em nên chuẩn bị đồ đi đẻ mổ trước ngày dự sinh ít nhất 5 tuần.
b. Chuẩn bị giỏ đồ sinh mổ và sinh thường có khác nhau không?
Chuẩn bị đồ sinh mổ có khác biệt với việc chuẩn bị đồ đi sinh thường không? Đây cũng là thắc mắc mà nhiều chị em đặt ra. Thật ra, gần như không có sự khác biệt về các vật dụng cần thiết cho các chị em sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên, việc sinh mổ sẽ khiến chị em lâu lấy lại sức hơn và cũng cần nằm viện lâu hơn để theo dõi. Do đó, khi chuẩn bị đồ đi sinh mổ thì bạn cần mang các đồ dùng cá nhân nhiều hơn.
2. Giỏ đồ đi sinh mổ gồm có những gì?
Giỏ đồ khi đi sinh mổ gồm có những gì? Đây là những vật dụng cần thiết mà Healthyblog.net xin được liệt kê các chi tiết cho các bạn đọc được hiểu rõ.
a. Các giấy tờ không thể quên:
Có những loại giấy tờ quan trọng mà các chị em tuyệt đối không thể quên vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm thủ tục nhập viện và xuất viện như:
- Bảo hiểm y tế (bản chính và photo)
- Chứng minh nhân dân (bản chính và photo)
- Hộ khẩu (bản chính và photo)
- Giấy chuyển tuyến (nếu có)
Ngoài ra, các chị em cũng cần mang theo tất cả các giấy tờ khám thai bao gồm: sổ khám thai, kết quả xét nghiệm và siêu âm. Vì các giấy tờ khám thai sẽ giúp các bác sĩ có thể hiểu rõ tình hình sức khỏe của bạn và bé hơn trong quá trình thăm khám và đưa ra hướng dẫn sinh đẻ phù hợp cho bạn.
b. Đồ cho mẹ:
Trong quá trình chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho mẹ và bé, trước hết bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho bản thân mình.
- Áo quần sau sinh: Bạn chỉ cần mang theo 1 – 2 bộ đồ để mặc khi xuất viện, vì trong quá trình nằm viện, bạn sẽ phải mặc đồ của bệnh viện.
- Nếu bạn chuẩn bị đồ đi sinh mổ mùa đông thì nên mang theo 1 – 2 chiếc áo khoác (hoặc áo len, áo bông) để giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh. Các chị em nên chọn các loại áo khoác có khuy cài áo để tiện cho việc cho bé bú nhé.
- Khăn choàng cổ (nếu đi sinh vào mùa đông): 1 cái
- Vớ chân: 2 đôi
- Bông gòn: 1 bịch
- Dầu gió: 1 chai
- Đồ ăn vặt: dùng trong quá trình chờ sinh
- Đồ dụng vệ sinh cá nhân (dùng trước khi sinh): Khăn tắm, khăn mặt, dầu gội đầu, lược, bàn chải đánh răng, kem đánh răng.
- 1 bịch băng vệ sinh
- Quần lót loại mặc một lần: 5 – 7 cái
- 1 bình thủy để đựng nước uống
- 1 ly uống nước
- Miếng lót thấm sữa: 3 cái
- 1 chiếc bô dạng nằm: vì sau khi sinh mổ, các chị em chưa thể tự đi vệ sinh ngay được
- 1 máy vắt sữa: Nếu bạn sinh mổ thì sữa thường sẽ về chậm hơn khi sinh thường. Do đó, máy vắt sữa sẽ giúp kích sữa về nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hoặc các chị em có thể sử dụng các loại
- thuốc lợi sữa, chè vằng, ngũ cốc,… để giúp sữa nhanh về hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm sữa dành cho phụ nữ sau sinh để bồi bổ cơ thể, giúp bản thân nhanh chóng hồi phục sức khỏe hơn. Điện thoại di động cũng sẽ giúp các chị em có thể liên lạc được với người thân khi gặp trường hợp khẩn cấp nên bạn cũng đừng bỏ qua nhé.
c. Đồ cho bé:
Chuẩn bị đồ đi đẻ mổ không thể nào thiếu được những đồ dùng dành cho bé yêu – thành viên mới trong gia đình của bạn. Sau đây là những đồ dùng mà bạn nên mang theo đến bệnh viện cho bé:
- Áo quần sơ sinh: 4 – 5 bộ
- Mũ cho bé: 2 cái
- Vớ tay, vớ chân: Mỗi thứ 3 cặp
- Khăn tắm: 1 – 2 cái
- Khăn lông: 1 cái (dùng để quấn bé khi ra ngoài)
- 1-2 cái ao len hoặc áo bông cho bé nếu chuẩn bị đồ đi sinh mổ mùa đông hay mùa thu, còn mùa hè thì không cần.
- 1 chiếc áo khoác: bé mặc khi xuất viện
- Tã chéo hoặc tã dán: 10 cái
- Băng rốn: 3 bộ
- Miếng lót sơ sinh: 1 bịch
- Tã quần: 1 – 2 cái (bé mặc khi xuất viện)
- Khăn sữa: 10 chiếc
- Yếm: 2 – 3 cái (dùng khi cho bé bú)
- 1 chai dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm
- Kem chống hăm
- 1 bình sữa mini
- 1 hộp sữa công thức
- Dụng cụ vệ sinh bình sữa
- 1 hộp khăn ướt
- 1 lốc giấy vệ sinh
c. Đồ cho người thân:
Người thân khi đi chăm nuôi bạn cũng cần có những đồ dùng phải chuẩn bị. Vì vậy nên các mẹ đừng chỉ chú trọng chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho mẹ và bé mà bỏ quên người thân nhé.
- Điện thoại di động + cục sạc: Đây là vật dụng cần thiết dùng để liên lạc với người thân ở nhà nên không thể quên được.
- Áo quần: 3-4 bộ (trường hợp chỉ có 1 người nuôi, còn nếu có nhiều người thì có thể thay nhau về nhà tắm rửa nên không cần mang theo áo quần và dụng cụ vệ sinh cá nhân)
- Dụng cụ vệ sinh cá nhân: khăn tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội đầu
- 1 chiếc gối để nghỉ ngơi khi rảnh
- Tiền mặt: dùng để đóng viện phí và mua đồ lặt vặt khi cần
3. Các lưu ý dành cho các chị em được chỉ định sinh mổ cần biết
Khi đã hoàn tất việc chuẩn bị đồ đi sinh mổ, các chị em cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau đây để quá trình vượt cạn được diễn ra an toàn cho cả mẹ và bé:
a. Trước khi sinh:
- Giữ vững tâm lý, tinh thần thoải mái và tránh xúc động mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình mổ lấy thai.
- 6 tiếng trước khi sinh mổ, bạn tuyệt đối không được ăn uống gì vì có thể gây đột tử do thức ăn bị trào ngược dạ dày khiến bạn nghẹt thở. Dĩ nhiên, trước khi được đưa đi sinh thì bạn sẽ được bác sĩ căn dặn việc này. Tuy nhiên vẫn có trường hợp các chị em chưa hiểu rõ lý do nên vẫn ăn một ít thức ăn loãng và nghĩ không sao. Dù thức ăn loãng hay đặc thì vẫn có thể gây nguy hiểm cho bạn nên tuyệt đối đừng ăn gì nhé.
- Bạn cần tắm gội sạch sẽ trước khi lên bàn mổ để tránh nhiễm trùng.
- Các chị em cũng không nên mang trang sức khi đi vào phòng sinh mổ nhé.
b. Sau khi sinh:
Để tránh trường hợp bị dính ruột, máu đông,… sau 24 giờ sinh mổ, các chị em nên tập di chuyển và cử động nhiều hơn.
Phụ nữ sau sinh sức khỏe còn rất yếu, vì vậy bạn sẽ rất dễ ngất trong quá trình di chuyển. Thế nên khi rời khỏi giường bệnh thì hãy luôn đề nghị một người thân cùng đi cùng nhé.
Nhiều chị em lo lắng thuốc gây tê sẽ ảnh hưởng đến việc cho bé bú ngay nên thường trì hoãn. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt mà không sợ ảnh hưởng gì. Việc được ti mẹ sớm cũng sẽ giúp kích thích sữa nhanh về và về nhiều hơn.
Hy vọng với những chia sẻ của Healthyblog.net xoay quanh vấn đề chuẩn bị đồ đi sinh mổ sẽ thật sự hữu ích cho các chị em đang quan tâm. Sự chuẩn bị chu đáo bao giờ cũng sẽ tốt hơn là không chuẩn bị cách tốt nhất có thể.