Updated at: 31-10-2020 - By: admin

Nếu chị em nào đang trong quá trình mang thai lại bị động thai chắc hẳn sẽ không khỏi lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng động thai cho bạn. Để an thai, mẹ cần sớm biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục khi bị động thai. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc liên quan đến vấn đề động thai đang được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm.

Động Thai Nguy Hiểm Như Thế Nào? Nên Làm Gì Khi Bị Động Thai 1

1. Động thai là gì?

Trong quá trình đi khám thai, nếu kết quả khám thai của bạn ghi “dọa sảy thai” thì có nghĩa là bạn đang bị động thai. Lúc này, thai nhi vẫn sống và chưa bị đẩy ra ngoài mà chỉ mới bị “động” thôi. Động thai có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi và thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.

Vì động thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi nên các chị em cần hết sức lưu ý dưỡng thai khi được chẩn đoán là đang bị động thai.

2. Tại sao bạn lại bị động thai?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị động thai, nguy cả khi chỉ với một bất cẩn nhẹ cũng có thể khiến bạn động thai. Sau đây là một số nguyên nhân dễ khiến bạn bị gắn mác “dọa sảy thai”.

  • Thai nhi gặp bất thường về gen
  • Mẹ mắc phải các bệnh về tử cung như viêm nhiễm tử cung, ung thư cổ tử cung, u tử cung gây ảnh hưởng đến bào thai
  • Nhau thai nằm ở có dấu hiệu bất thường
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, nước uống có cồn hay caffein cũng dẫn đến nguy cơ động thai
  • Mẹ bầu làm việc quá sức hay thường xuyên khiêng vác vật nặng
  • Thai phụ bị suy nhược cơ thể, sốt cao hay suy tim cũng ảnh hưởng đến thai nhi

Ngoài các nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng động thai nêu trên. Một số yếu tố sau đây cũng làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai cho các thai phụ như:

  • Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi (trên 35 tuổi)
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh
  • Mẹ bị bệnh thận, bệnh cao huyết áp, sốt rét, tiểu đường… cũng tăng nguy cơ bị động thai
  • Mẹ bị ngộ độc thực phẩm có thể dẫn tới động thai

Vì nhiều lý do khác nhau mà bạn có thể bị động thai bất cứ lúc nào. Do đó, các chị em khi mang thai cần cẩn trọng và tuyệt đối không nên chủ quan để đảm bảo an toàn cho bé yêu.

Động Thai Nguy Hiểm Như Thế Nào? Nên Làm Gì Khi Bị Động Thai 2

3. Dấu hiệu động thai cần biết

Động thai có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con yêu bạn, thế nên bạn cần sớm nhận ra mình đang bị động thai để có biện pháp dưỡng thai phù hợp. Thế thì dấu hiệu động thai là gì? Mẹ bầu hãy thử điểm qua xem mình có đang gặp các triệu chứng sau đây không nhé.

a. Chảy máu âm đạo

Một trong những triệu chứng động thai phổ biến nhất là khi bạn bị chảy máu âm đạo bất thường. Khi bị động thai, bạn có thể thấy âm đạo bị xuất huyết có lẫn dịch nhầy. Một số ít trường hợp âm đạo xuất máu có màu đen. Khi đó, khả năng cao bạn đang bị động thai.

b. Đau bụng

Đau bụng cũng là một triệu chứng phổ biến nếu bạn bị động thai. Trong suốt thai kỳ, thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ bị đau bụng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bị đau bụng dưới thường xuyên, đau âm ỉ kèm phần bụng dưới bị trướng thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để xem thử mình có đang bị động thai không.

c. Mỏi vùng thắt lưng kèm mỏi vai

Thêm một dấu hiệu động thai khác đó là triệu chứng mỏi vùng thắt lưng. Bạn cũng thường xuyên cảm thấy mỏi vai trong thời gian gần đây? Nếu nhận thấy biểu hiện này, khả năng cao bạn đang bị động thai.

Vì dấu hiệu động thai có thể dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác, thế nên khi nhận thấy những bất thường trong cơ thể, thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

5. Nên làm gì khi động thai?

Dong thai co nguy hiem khong? Câu trả lời này đã được Healthyblog.net giải đáp ở bên trên. Vì động thai có thể ảnh hưởng đến sự sống của thai nhi nên bạn cần sớm an thai. Vậy thì khi được chẩn đoán bị động thai, bạn nên làm gì?

a. Thứ 1: Nghỉ ngơi

Nếu nhận thấy bạn có một vài dấu hiệu của động thai, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi. Trong quá trình mang thai, việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và tránh để bản thân bị căng thẳng, lo âu hay tức giận rất quan trọng. Vì vậy, khi bạn có dấu hiệu động thì cần an thai. Nghỉ ngơi và hạn chế vận động chính là việc bạn cần làm ngay lúc này.

b. Thứ 2: Khám thai

Khi cảm thấy bản thân đang bị động thai, bạn cũng nên đi khám thai để nhận biết tình trạng sức khỏe của bé yêu. Việc khám thai vào thời điểm này cực kỳ quan trọng, vì nếu bạn bị động thai “nặng” thì nghỉ ngơi thôi chưa đủ. Một số trường hợp các chị em sẽ được chỉ định uống thuốc hay khâu vòng tử cung.

c. Thứ 3: Sử dụng thuốc an thai

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng “dọa sảy thai”, các chuyên gia bác sĩ có thể kê các đơn thuốc an thai và thuốc bổ cho bạn dùng ở thời điểm này. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc nếu như chưa được sự đồng ý của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

d. Thứ 4: Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Hãy đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho mình trong giai đoạn này bạn nhé. Vì lúc này, bạn ăn hay uống không còn vì chính mình nữa mà còn cho bé yêu của mình. Có những thứ bạn thích nhưng nó lại không tốt cho thai nhi thì vẫn cần kiêng. Và có những thứ bạn không thích nhưng lại giúp an thai tốt thì bạn nên cố gắng vì con.

Tùy mức độ động thai mà bạn sẽ được các chuyên gia bác sĩ chỉ định cách dưỡng thai. Thế nên đừng bỏ qua việc đi khám thai và xin sự tư vấn từ các chuyên gia bác sĩ bạn nhé.

Động Thai Nguy Hiểm Như Thế Nào? Nên Làm Gì Khi Bị Động Thai 3

6. Giải đáp những câu hỏi liên quan vấn đề động thai:

Vấn đề động thai luôn nhận được rất nhiều quan tâm từ phía các chị em trong thời gian mang thai. Có thể bạn đang thắc mắc một trong các vấn đề sau đây, vậy thì cùng xem qua lời giải đáp bạn nhé.

a. Ngăn ngừa động thai như thế nào?

Để tránh rơi vào tình trạng động thai không mong muốn, các chị em cần chủ động ngăn ngừa động thai bằng các cách sau đây:

  • Ngủ đủ giấc
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học
  • Khám thai định kỳ

b. Động thai và sảy thai khác nhau như thế nào?

Hiện tượng động thai và sảy thai khác nhau như thế nào? Đây cũng là một câu hỏi cần được quan tâm và giải đáp. Cùng phân biệt động thai và sảy thai qua vài điểm bên dưới đây nhé.

  • Động thai: Thai nhi vẫn sống nhưng bị ảnh hưởng. Thai nhi chưa bị xổ ra ngoài, thường thì cổ tử cung vẫn đóng kín.
  • Sảy thai: Thai nhi không còn sống khi đang còn trong bụng mẹ và được xổ ra ngoài cùng với những cơn đau của mẹ. Một số trường hợp bào thai sẽ được xổ ra hết nhưng vẫn có trường hợp còn sót lại gây đau đớn và xuất huyết âm ỉ cho mẹ.

Động thai không dưỡng có thể dẫn đến sảy thai khiến bạn bị mất con nên cần hết sức lưu ý.

c. Bị động thai nên ăn gì?

Như đã nói ở bên trên, chế độ dinh dưỡng có thể giúp bạn an thai. Thế thì khi bị dong thai nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng của bạn cần ghi nhớ nguyên tắc sau đây: “món ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, tăng cường rau xanh và hoa quả.”

Các món ăn có tác dụng an thai được dân gian tin dùng mà mẹ nên nghĩ đến như cháo cá chép, cháo gà, cháo bồ câu, cháo đậu đen, cháo bí ngô,.. Nước mía và nước hạt sen cũng thuộc bài thuốc an thai mà các chị em nên dùng lúc này. Ngoài ra, mẹ cũng hãy bổ sung nhiều rau xanh và các loại hoa quả để cung cấp đủ chất.

Ngoài các món cần bổ sung, các chị em cần lưu ý không nên ăn các món ăn có cay nồng, không dùng chất kích thích hay caffein rất có hại cho sức khỏe thai nhi.

d. Bị động thai không nên làm gì?

Có một vài lưu ý mẹ bầu cần nhớ “không làm” để an thai, tránh trường hợp động thai không được dưỡng dẫn đến sảy thai không mong muốn.

  • Không nên quan hệ vợ chồng trong quá trình bị động thai
  • Không nên làm việc quá sức
  • Không nên để tâm trạng bị căng thẳng, đau buồn hay tức giận
  • Không nên khiêng vác vật nặng
  • Không nên vận động, đi lại nhiều
  • Không nên dùng tay xoa bụng vì là cách kích thích các cơn gò làm thai nhi dễ bị đẩy ra ngoài

Không chỉ khi bị động thai mà ngay trong quá trình mang thai, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề trên để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.

Healthyblog.net hiểu rằng mỗi đứa trẻ đều là một món quà vô giá đối với mỗi người làm cha làm mẹ. Và mỗi sinh lý dù bé nhỏ nhưng thật vô giá. Vì vậy, các mẹ bầu có dấu hiệu động thai hãy lưu ý để an thai và dưỡng thai khỏe mạnh cho đến ngày sinh nở nhé.

 

5/5 - (1 vote)