Updated at: 02-10-2020 - By: admin

Tương ứng với mỗi tuần thai, kích thước túi nước ối cũng sẽ có sự thay đổi tương ứng. Nắm được kích thước bình thường của túi nước ối trong từng giai đoạn sẽ giúp mẹ bầu nhận biết mình có đang bị thừa hay thiếu ối hay không. Vậy thì kích thước túi ối thai 7 tuần bao nhiêu là an toàn? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này cùng một vài vấn đề liên quan cần biết khác.

Kích Thước Túi Ối Thai 7 Tuần Và Những Điều Mẹ Cần Biết Ở Giai Đoạn Này 1

1. Vai trò của túi nước ối

Túi ối có vai trò như thế nào mà việc tìm hiểu về kích thước của túi ối lại quan trọng? Túi ối hay chính là túi thai và túi ối đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. 03 vai trò quan trọng của túi ối:

  • Thứ 1: Túi ối thực hiện chức năng cung cấp dưỡng chất thiết yếu để giúp nuôi dưỡng thai nhi phát triển trong bụng mẹ.
  • Thứ 2: Túi ối có nhiệm vụ bao bọc để đảm bảo an toàn cho thai nhi khỏi bị tổn thương trong quá trình di chuyển va chạm. Hay trước sự tấn công của các vi khuẩn thì túi ối sẽ bảo vệ thai nhi.
  • Thứ 3: Thai nhi di chuyển và cử động trong bụng mẹ ở trong túi ối nên có thể đảm bảo an toàn.

Có thể thấy, túi ối là một phần quan trọng để thai nhi phát triển cách toàn diện trong bụng mẹ. Đó là lý do vì sao bạn cần tìm hiểu về kich thuoc tui oi trong từng giai đoạn để xem thử mình có đang đủ ối cho con yêu phát triển cách tốt nhất không.

2. Kích thước túi ối thai 7 tuần

Bạn đang mang thai tuần thứ 7, nghĩa là lúc này bạn đang bước vào giữa tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ rồi. Cùng với sự phát triển của tuổi thai mà kích thước túi nước ối cũng sẽ phát triển lớn dần theo.

Ở tuần thứ 4, túi ối sẽ khoảng 3-5mm, sang tuần thứ 5, túi ối sẽ khoảng 5-10mm, tuần thứ 6 là 10-15mm. Vậy thai 7 tuần kích thước túi ối bao nhiêu? Nếu bạn đang mang thai tuần thứ 7 thì kích thước túi thai lúc này sẽ khoảng 15-20mm.

Vì vậy, nếu nhận thấy túi ối của mình có dấu hiệu ít hoặc nhiều hơn số đo này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách khác phục nhé.

3. Tại sao túi ối thai nhi không bình thường?

Mẹ thắc mắc vì không biết điều gì ảnh hưởng đến kích thước của túi ối? Tại sao lại có trường hợp dư ối hay bị thiếu ối? Sau đây là một số yếu tố có ảnh hưởng đến kích thước túi thai khiến túi thai có kích thước không bình thường:

  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng dư ối.
  • Mang song thai, đa thai cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc kích thước túi ối phát triển bất thường so với chuẩn.
  • Mẹ bầu bị vỡ ối, rỉ ối là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu ối.
  • Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân ảnh hưởng đến kích thước túi ối đến từ thai nhi như bé ngừng uống nước ối do hẹp thực quản, bào thai bị rối loạn nhiễm sắc thể hay tình trạng bào thai bị thiếu máu,…

Việc thiếu hay thừa ối đều có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Thế nên việc nhận biết và điều chỉnh kích thước túi ối cho phù hợp với tuổi thai là một vấn đề quan trọng.

Kích Thước Túi Ối Thai 7 Tuần Và Những Điều Mẹ Cần Biết Ở Giai Đoạn Này 2

4. Thừa hoặc thiếu ối có ảnh hưởng như thế nào?

Chắc hẳn không ai mong muốn mình bị thừa ối hay bị thiếu ối. Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp phải vấn đề này, hãy bình tĩnh xem thử mình nên khắc phục như thế nào bạn nhé.

a. Tình trạng dư ối

Dấu hiệu: Khi bị dư ối, mẹ bầu có thể cảm thấy bị tức ngực, khó thở, giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, khi bị dư ối bạn cũng thấy bụng to hơn tuổi thai, thường xuyên đau bụng. Việc nghe tim thai của người bị dư ối cũng gặp khó khăn hơn.

Dư ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có bạn nhé. Vì chắc chắn, khi kích thước túi ối 7 tuần hay bao nhiêu tuần đi nữa mà phát triển lớn bất thường cũng sẽ gây những bất lợi nhất định cho sức khỏe của thai phụ lẫn thai nhi.

  • Đối với thai phụ

Khi được chẩn đoán bị dư ối, bạn có thể phải đối diện với những nguy cơ sau đây:

    • Dư ối làm tăng nguy cơ sinh ngược hoặc sinh non
    • Dư ối khiến bạn dễ bị chảy máu âm đạo trong thai kỳ, tình trạng kéo dài có thể khiến bạn bị thiếu máu.
    • Tắc tĩnh mạch ối là trường hợp nghiêm trọng khi bà bầu bị dư ối nhiều và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ.

 

  • Đối với thai nhi

Thai nhi cũng bị ảnh hưởng khi mẹ được chẩn đoán là dư ối, chẳng hạn như một số nguy cơ sau:

    • Dư ối nhiều có thể khiến bạn dễ bị vỡ ối, điều này rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi nếu như không được cấp cứu sớm
    • Việc mẹ bị dư ối có thể tăng nguy cơ bị vàng da cho trẻ sơ sinh sau khi sinh ra
    • Sa dây rốn và sinh non đều có thể xảy ra khi mẹ bị dư ối, điều này rất bất lợi cho sự phát triển toàn diện của bé.

 

  • Khắc phục tình trạng dư ối như thế nào?

Nếu kich thuoc tui thai của bạn thuộc mức dư ối, tuy mức độ nguy hiểm mà chuyên gia bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau để giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Cách khắc phục có thể là:

    • Kiểm soát lượng đường qua chế độ dinh dưỡng hoặc dùng thuốc nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ
    • Rút bớt nước ối nếu túi ối quá lớn
    • Dùng thuốc để kiểm soát kích thước túi ối
    • Một số trường hợp bạn có thể được chỉ định sinh sớm để đảm bảo an toàn cho bản thân và bé

Như vậy, bạn đừng nghĩ dư ối thì bé có không gian rộng rãi để vui chơi và cử động trong bụng mẹ nhé. Dư ối gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của mẹ và bé nên hãy hết sức lưu ý vấn đề này.

b. Tình trạng thiếu ối

Dư ối gây nên những phiền toái cho sức khỏe mẹ và bé, thế thì thiếu ối liệu có nguy hiểm không và tại sao bạn lại bị thiếu ối?

  •  Trước hết, chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân bạn bị thiếu ối, một số nguyên nhân phổ biến như sau:
    • Bạn bị rỉ ối hay vỡ ối dẫn đến thiếu ối
    • Dị tật bẩm sinh chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ối. Cụ thể như bé có thận và hệ tiết niệu không khỏe khiến bé không thể đi tiểu như bình thường dẫn đến thiếu ối.
    • Nhau thai gặp vấn đề cũng có thể khiến bé dừng tái chế nước ối.
    • Quá ngày dự sinh sẽ khiến giảm chức năng nhau thai và dẫn đến thiếu ối.
    • Mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật có thể dẫn đến biến chứng thiếu ối.

 

  • Thiếu ối nguy hiểm như thế nào?

Thiếu ối cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Cụ thể như sau:

    • Sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng khi bị thiếu ối. Chẳng hạn như trong giữa thai kỳ, thiếu ối có thể ảnh hưởng đến thận và phổi của bé.
    • Bé không có không gian để di chuyển vì kích thước túi ối quá nhỏ so với tuổi thai
    • Thiếu ối có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh vì ít ối khiến bé bị chèn ép để phát triển
    • Khi bị thiếu ối sẽ tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai hay thậm chí thai lưu.

 

  • Khắc phục tình trạng thiếu ối như thế nào?

Tùy thuộc mức độ và tuổi thai mà bạn sẽ được chỉ định thực hiện những việc khác nhau để khắc phục tình trạng thiếu ối. Nếu bạn chỉ bị thiếu ít ối thì có thể khắc phục bằng cách uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Hoặc mẹ có thể được chỉ định truyền dịch qua tĩnh mạch hoặc vào đường ối. Nên thai nhi đã lớn có thể được chỉ định mổ lấy thai nếu ối quá ít có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

Vì dư hay thừa ối cũng đều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên các chị em khi mang thai hãy chú ý vấn đề này để kịp thời có hướng xử lý nhé.

Kích Thước Túi Ối Thai 7 Tuần Và Những Điều Mẹ Cần Biết Ở Giai Đoạn Này 3

5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 7

Bạn đã biết về kích thước túi ối thai 7 tuần chuẩn là bao nhiêu. Thế thì ở tuần thai này, các chị em cần chú ý điều gì?

  • Thứ 1, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ lẫn sự phát triển của bé yêu. Vì vậy, mẹ hãy cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu và đừng quên bổ sung trái cây, rau xanh, các loại đậu cũng như sắt và canxi nhé. Các món nhiều dầu mỡ, tinh bột hay đồ ăn đồ uống ngọt đều cần hạn chế.
  • Thứ 2, Uống nhiều nước cũng là một cách để di trì nước ối được ổn định.
  • Thứ 3, đi bộ hay tập yoga là một cách để di trì sức khỏe cho mẹ và bé để chuẩn bị cho thời điểm vượt cạn.
  • Thứ 4, giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh những cảm xúc tiêu cực sẽ rất có lợi cho mẹ và bé.
  • Thứ 5, Khám thai định kỳ rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn biết được kích thước túi ối của mình bao nhiêu, có ổn hay? Trường hợp bạn có gặp bất thường về túi ối thì bác sĩ cũng sẽ sớm phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp.

Bạn đang mang thai ở tuần thứ 7, vẫn còn một hành trình dài 33 để có thể chào đón một thiên thần đáng yêu chào đời. Vì vậy, hãy luôn chủ động chăm sóc mình một cách tốt nhất để bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.

 

5/5 - (3 votes)