Để chào đón một thiên thần nhỏ đáng yêu và khỏe mạnh chào đời đòi hỏi mẹ bầu suốt thai kỳ phải luôn thật cẩn trọng. Trong quá trình mang thai, bạn luôn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Tình trạng nhau bám thấp là gì và liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Ở bài viết này, Healthyblog.net sẽ giúp mẹ bầu tìm ra đáp án cho những vấn đề liên quan đến việc nhau bám thấp.
1. Như thế nào là nhau bám thấp?
Ngay từ khi trứng thụ tinh thì nhau thai đã được hình thành. Khi quá trình thụ thai diễn ra, các tế bào chia thành hai nhóm, trong đó một nhóm trở thành thai nhi và nhóm còn lại là nhau thai. Nhau thai đóng vai trò quan trọng trong kết nối bào thai với thành tử cung. Bên cạnh đó, nhau thai còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, truyền chất dinh dưỡng và oxy để thai nhi có thể di trì sự sống và được khỏe mạnh.
Thông thường, nhau thai (hay còn gọi là bánh nhau) sẽ bám ở mặt trước, mặt sau hoặc đáy tử cung. Trường hợp nhau bám thấp là khi một phần bánh nhau bám ở đoạn bên dưới tử cung – sát với cổ tử cung thay vì bám ở đáy tử cung.
Vì tình trạng bánh nhau thấp nằm gần lỗ tử cung nên rất dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết hay bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung giống như tình trạng nhau tiền đạo (nhưng ở dạng nhẹ).
2. Nhận biết nhau bám thấp qua triệu chứng thông thường
Làm sao để nhận biết bản thân đang bị rơi vào tình trạng nhau bám thấp nếu như không làm các xét nghiệm? Sau đây là một số dấu hiệu để bạn có thể sớm nhận biết bánh nhau bám thấp.
- Bạn bị chảy máu âm đạo bất thường trong quá trình mang thai? Đặc biệt là vào nửa sau của thai kỳ sau khi làm việc nặng, đi lại nhiều hay sau quan hệ.
- Bạn thường xuyên bị chuyên rút.
- Máu âm đạo có màu đỏ tươi và sau khi ra ngoài thì đông cục lại. Càng về sau lượng máu ra sẽ càng nhiều hơn.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu nêu trên, bạn nên sớm đến bệnh viện kiểm tra để biết rằng mình có đang rơi vào tình trạng rau bám thấp không. Thông thường, tình trạng rau bám thấp sẽ dễ được phát hiện khi bạn mang thai từ tuần thứ 22.
Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhau thai bám thấp hơn. Bạn hãy xem xét mình có những yếu tố sau đây không nhé.
- Bạn mang đa thai?
- Bạn từng bị sảy thai, sinh non?
- Bạn mang thai khi đã ngoài 35 tuổi?
- Bạn hút thuốc?
- Bạn từng có tiền sử bị nhau bám thấp ở lần mang thai trước?
- Bạn từng tiến hành các phẫu thuật có liên quan tử cung như nạo lòng tử cung, u xơ tử cung, sinh mổ,…?
- Bạn mang thai có vị trí thai bất thường như thai ngang, thai ngôi mông?
Các yếu tố trên sẽ làm tăng nguy cơ bị nhau thai bám thấp hơn. Vì vậy, nếu nhận thấy các yếu tố trên, bạn hãy cẩn trọng quan sát các dấu hiệu khác để xem thử mình có bị nhau bám thấp không.
3. Nhau bám thấp có nguy hiểm không?
Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không là câu hỏi của tất cả các chị em đang bị bánh nhau thấp. Khi được chẩn đoán bạn đang bị nhau bám thấp thì có những bất lợi về sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé mà bạn có thể phải đối diện như:
a. Đối với thai phụ
Trong quá trình mang thai, bạn được chẩn đoán là nhau thai bám thấp thì có thể đối diện với một vài nguy cơ sau đây:
- Thiếu máu thai kỳ: Như đã đề cập ở phần dấu hiệu, nhau bám thấp có thể khiến bạn bị chảy máu âm đạo ở nửa sau thai kỳ. Việc chảy máu này có thể khiến thai phụ dễ bị mất máu và tăng nguy cơ sinh non hơn.
- Xuất huyết khi sinh: Xuất huyết khi sinh là vấn đề rất dễ xảy ra nếu như tình trạng nhau bám thấp không được cải thiện. Khi đó, mẹ có thể đối diện với nguy cơ nhiễm trùng âm đạo hoặc thậm chí là tử vong nếu bị xuất huyết nặng.
b. Đối với thai nhi
Không chỉ riêng mẹ bầu mà tình trạng rau bám thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như:
- Trẻ bị chậm phát triển: Mẹ bầu thiếu máu sẽ khiến thai nhi bị chậm phát triển hơn bình thường. Một số trường hợp mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến con bị suy thai.
- Tăng nguy cơ bị suy hô hấp cho trẻ: Vì nguy cơ sinh non của mẹ bầu có bánh nhau bám thấp cao hơn. Do đó mà nguy cơ sinh non cũng cao hơn bình thường. Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ cao bị suy hô hấp.
- Ngôi thai bất thường: Khi rau bám thấp có thể khiến cho thai nhi khó xoay đầu hơi dẫn đến tình trạng ngôi thai bất thường.
Nhau bám thấp có nguy hiểm không? Bạn đã biết được những nguy cơ mình có thể phải đối diện. Do đó nếu phát hiện bạn đang có dấu hiệu bị nhau thai bám thấp thì cần sớm đến bệnh viện kiểm tra để kịp thời điều trị.
4. Nhau bám thấp phải làm sao?
Điều trị tình trạng nhau bám thấp như thế nào? Chắc chắn các chị em rất quan tâm đến vấn đề này vì ai cũng muốn việc sinh nở được diễn ra một cách thuận lợi và bình an cho cả mẹ và bé. Tùy thuộc mức độ bị chảy máu của mẹ mà các chuyên gia bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau khi bạn bị nhau bám thấp.
a. Thứ 1: Nghỉ ngơi
Nếu bạn chỉ bị xuất huyết âm đạo nhẹ thì có thể được chỉ định dưỡng thai ở tại nhà. Khi đó, thai phụ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động và tránh làm việc nặng để không kích thích khiến máu chảy nhiều hơn tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ.
b. Thứ 2: Kiêng quan hệ tình dục
Nhau bám thấp sẽ dễ bị xuất huyết hơn khi chị em quan hệ tình dục. Thế nên để đảm bảo an toàn cho bạn và bé, các chị em cũng nên kiêng chuyện chăn gối trong khoảng thời gian này.
c. Thứ 3: Khám thai định kỳ
Việc khám thai định kỳ rất cần thiết cho các chị em trong quá trình mang thai vì đây là cách kiểm tra sức khỏe thai nhi và nhận biết những bất thường có thể xảy ra. Chị em nào bị nhau thai bám thấp thì càng cần phải thường xuyên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe và kịp thời xử lý nếu tình trạng có xấu đi.
d. Thứ 4: Truyền máu khi cần thiết
Nếu bạn bị nhau bám thấp dẫn đến xuất huyết nhiều, bạn có thể được chỉ định truyền máu và tiêm một số loại thuốc để ngăn ngừa sinh sớm. Ở trường hợp này, thông thường các chị em sẽ được chỉ định nhập viện để theo dõi sức khỏe thường xuyên.
e. Thứ 5: Mổ bắt thai
Nếu các chị em bị xuất huyết nhiều không thể kiểm soát được hoặc khi tuổi thai đã lớn, bạn có thể được chỉ định mổ bắt thai.
Tùy từng mức độ nguy hiểm mà các chuyên gia bác sĩ sẽ có lời khuyên khác nhau cho thai phụ. Vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu bánh nhau bám thấp, bạn cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra nhé.
5. FAQ – Các thắc mắc liên quan
Có những thắc mắc thường gặp về tình trạng nhau thai bám thấp, sau đây là các câu hỏi và lời giải đáp.
a. Làm sao để biết bạn có đang bị nhau bám thấp chính xác?
Chảy máu âm đạo là dấu hiệu phổ biến nhất khi bạn bị nhau bám thấp. Tuy nhiên, không phải trường hợp chảy máu âm đạo nào cũng là do nhau bám hơi thấp. Thế thì bạn phải làm xét nghiệm gì để biết chắc mình có đang bị rau bám thấp không?
Thông thường, tình trạng rau bám thấp có thể dễ dàng nhận biết qua một trong ba xét nghiệm sau đây:
- Siêu âm bụng
- Chụp cộng hưởng từ
- Siêu âm ngả âm đạo
Đa số các tình trạng bị nhau bám thấp sẽ bắt đầu có triệu chứng từ tuần thứ 20 của thai kỳ nên các chị em cần lưu ý.
b. Tình trạng nhau bám thấp có thể tự hết không?
Khi được chẩn đoán bị nhau bám thấp, các chị em cũng không cần quá bi quan vì lo sợ con không khỏe hay không thể phát triển bình thường. Tình trạng nhau thai bám thấp có thể tự hết khi tuổi thai lớn hơn hay tử cung phát triển về phía đáy giúp kéo bánh nhau lên. Do đó, bạn cần thường xuyên thăm khám thai để biết rằng mình có đang còn bị nhau thai bám thấp hay không.
c. Nhau bám thấp có nên uống nước dừa?
Một thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này đó chính là liệu nhau bám thấp có nên uống nước dừa? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể uống nước dừa vì uống nước dừa rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, bạn không nên uống nước dừa khi:
- Bạn được chẩn đoán dư ối
- Bạn bị hạ đường huyết
- Bạn mang thai 3 tháng đầu
- Bạn đang bị ốm
Nếu bạn vẫn lo lắng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị của mình về việc uống nước dừa. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào cho thấy việc uống nước dừa ở phụ nữ mang thai bị nhau bám thấp là nguy hiểm cả.
d. Nhau bám thấp nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai vô cùng quan trọng vì bạn không chỉ ăn cho mình mà còn ăn cho con của mình. Nếu bạn bị rau nhau bám thấp thì lại càng phải lưu ý chế độ dinh dưỡng hơn. Thế thì rau bám thấp nên ăn gì? Sau đây là một số món mẹ bầu nên thêm vào thực đơn như:
- Các thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa thiếu máu như thịt bò, thịt cừu, thịt heo.
- Các trái cây có vị chua như quýt, bưởi, cam, dâu, nho,… sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn.
- Các loại rau xanh như rau chân vịt, súp lơ xanh, cải bó xôi,..
- Các loại đậu như đậu xanh, đậu hà lan,…
Ngoài các loại thực nên ăn, bạn cùng cần chú ý kiêng một số thực phẩm sau đây: Thực phẩm cay, thực phẩm đông lạnh, thức ăn chế biến sẵn, nước có gas và các loại chất kích thích,…
Vì sức khỏe của con yêu, mẹ hãy lưu ý những thứ nên ăn và nên kiêng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là khi bị nhau bám thấp.
e. Nhau bám thấp có sinh thường được không?
Nhau bám thấp có sinh thường được không cũng là một câu hỏi cần được quan tâm. Thật ra, các chị em bị rau nhau bám thấp vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, bạn cần sẵn sàng tâm lý về nguy cơ bị xuất huyết khi sinh như đã nói ở bên trên. Nhiều trường hợp mẹ bầu bị xuất huyết nhiều sẽ được chỉ định mổ bắt thai để đảm bảo an toàn hoặc mổ bắt thai sớm hơn. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Healthyblog.net đã giải đáp thắc mắc cùng cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề nhau bám thấp. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi thực sự hữu ích để bạn có thể dưỡng thai một cách tốt nhất và có kỳ vượt cạn thành công nhé.