Updated at: 10-05-2020 - By: admin

Sau khi quan hệ 1 tháng, các chị em có thể biết mình đã mang thai hay chưa thông qua những thay đổi sinh lý trong cơ thể. Những dấu hiệu mang thai tháng đầu tuy khác nhau ở mỗi người do cơ địa mỗi người khác nhau nhưng nếu để ý kĩ thì chị em có thể nhận biết mình đã mang thai hay chưa thông qua những biểu hiện cơ bản sau đây.

Những dấu hiệu nhận biết có thai tháng đầu

Chậm kinh hoặc mất kinh

Đối với một số bạn nữ, việc chậm kinh sau khi quan hệ không an toàn có thể là một dấu hiệu báo có thai. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường chỉ đúng với các bạn nữ có vòng kinh đều còn đối với những bạn nữ có vòng kinh không đều thì biểu hiện này có thể không chính xác.

Tuy hiện nay, khoa học vẫn chưa thể chứng minh một cách chính xác lí do vì sao khi mang thai chị em lại thường không có kinh nguyệt nhưng theo nghiên cứu thì đa số các chị em khi mang thai sẽ bị chậm kinh.

Có thai sau 1 thángChậm kinh hoặc mất kinh là một dấu hiệu báo có thai

Vòng 1 tăng kích thước

Vòng một của các bạn nữ sẽ liên tục gia tăng kích thước, căng tức và chuyển màu núm vú ngày càng đậm hơn trong suốt thời kỳ mang thai.

Thường từ 1-2 tuần sau khi mang thai, các chị em sẽ thấy đau tức vùng ngực, kèm theo đó là hiện tượng ngứa ran xung quanh núm vú, núm vú bắt đầu chuyển màu từ hồng sang nâu. Hiện tượng này xuất hiện là do sau khi trứng được thụ tinh khoảng 1 tuần, nồng độ các hormone trong cơ thể đều thay đổi một cách nhanh chóng, máu đổ dồn về bầu ngực làm cho núm vú chuyển màu và các tuyến sữa bắt đầu hoạt động đã kích thích vòng một tăng kích thước để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ.

Trong thời gian này, các bạn nên thay đổi áo ngực sang những loại vải mềm, rộng rãi, thoáng mát hơn để ngực có thể được phát triển một cách tự nhiên và thoải mái.

Có thai sau 1 thángVòng một tăng kích thước và đau khi mang thai

Tiểu tiện liên tục

Khi mang thai, các bạn nữ sẽ cảm thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thực tế, đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất, xảy ra trong khoảng 2 tháng sau khi mang thai.

Nguyên nhân dẫn đến đi tiểu nhiều là do sau khi bạn mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến máu chảy qua thận nhanh hơn, làm bàng quang nhanh đầy hơn và buồn tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên đến 50% so với trước khi có thai.

Điều này dẫn đến rất nhiều chất lỏng dư thừa được xử lý thông qua thận và cuối cùng dẫn đến bàng quang. Bạn cũng có thể cảm thấy các cơ của vùng chậu và thành tử cung giãn nở, điều đó kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn trước. Đặc biệt, bạn có thể cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm.

Chuột rút

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng rất phổ biến và gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tháng. Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.

Chuột rút ở thời điểm này là biểu hiện của hiện tượng trứng thụ tinh làm tổ. Cảm giác của nó khá giống với những lúc bạn đang có kinh nguyệt. Ngoài ra, sự phát triển của tử cung để thích nghi với sự có mặt của thai nhi cũng có thể gây ra chuột rút.

Có thai sau 1 thángBà bầu bị chuột rút là hiện tượng rất phổ biến và gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai.

Mệt mỏi và chóng mặt

Các chị em sẽ thấy mệt mỏi vào giai đoạn đầu của thai kì do cơ thể đang chuẩn bị các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trong vòng một tháng đầu tiên sau khi quan hệ không an toàn mà bạn thấy xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, uể oải khác thường thì rất có thể bạn đã mang thai.

Chóng mặt cũng là một biểu hiện để nhận biết có thai sau 1 tháng. Nguyên nhân dẫn tới chóng mặt là do máu đang dồn về ngực, âm hộ, âm đạo,… để chuẩn bị những điều cần thiết cho việc sinh em bé nên dẫn đến thiếu máu lên não và gây ra hiện tượng chóng mặt.

Nếu chỉ bị chóng mặt nhẹ thì các chị em cũng không nên quá lo lắng nhưng nếu hiện tượng này ngày một gia tăng hoặc dẫn đến hiện tượng ngất xỉu thì rất có thể bạn đang thiếu máu trong thời kì mang thai và bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được chuẩn đoán và điều trị.

Nhạy cảm với mùi

Nhạy cảm với mùi khi sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ nhất sau khi mang thai. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự gia tăng của các hormone progesterone trong cơ thể dẫn đến việc các bạn sẽ nhạy cảm với các loại mùi. Ngay cả khi đó là những mùi trước kia bạn rất thích nhưng giờ đây khi gửi phải nó bạn sẽ thấy đây là một cực hình. Nếu bạn đang bị ốm nghén thì hiện tượng nhạy cảm với mùi này càng gia tăng. Khi ngửi thấy một mùi bạn cho rằng nó khó chịu thì bạn lập tức sẽ lên cơn buồn nôn.

Ốm nghén

Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, ngay cả khi chưa ăn gì. Theo thống kê, có tới 85% phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai. Ốm nghén là tình trạng gây ra do sự gia tăng đột ngột của hormone gonadotropin, được phóng thích ồ ạt từ nhau thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Những cơn buồn nôn có thể bắt đầu sớm nhất vào tháng đầu của thai kỳ, hoặc trễ nhất là vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 thai kỳ. Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt, thai phụ sức khỏe yếu ốm nghén có thể kéo dài trong suốt thai kỳ cho đến sau bé cưng đã chào đời. Tin vui là phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 14-20.

Có thai sau 1 thángỐm nghén là một dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bạn đã mang thai

Thèm ăn

Thèm ăn là một dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 1 tháng. Ở giai đoạn này, các bạn sẽ có cảm giác thèm ăn rất nhiều thứ chứ không phải một thứ cụ thể. Dù các bạn vừa đã ăn no nhưng lập tức ngay sau đó đã cảm thấy thèm ăn, cảm giác như các bạn đang bị chướng bụng. Nguyên nhân là do các hormone progesterone trong thai kỳ làm cho bạn cảm thấy đói. Tuy nhiên, cảm giác này cũng rất dễ nhầm lẫn với những thay đổi xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Nhiệt độ cơ thể tăng

Nhiệt độ cơ thể các bạn nữ sẽ tăng nhẹ trong suốt thời kỳ mang thai là do tác động của hormone progesterone tác động lên cơ thể người mẹ nên nhiệt độ cơ thể sẽ thường tăng nhẹ (khoản 37,5 độ C).  Dấu hiệu này thường không được các chị em để ý tới hoặc dễ gây nhầm lẫn với biểu hiện ốm sốt thông thường nhưng đây lại là dấu hiệu cho biết các chị em đã mang thai phổ biến nhất.

Có thai sau 1 thángNhiệt độ cơ thể tăng là một dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tháng

Máu báo

Máu báo có thai là một hiện tượng bình thường khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung. Khi bám vào đây, nó sẽ gây chảy một ít máu do đó các bạn nữ có thể thấy một ít máu có màu hồng hoặc đỏ tươi (không phải màu đỏ thẫm như máu kinh) dưới đáy quần lót. Lượng máu này không nhiều, chỉ vài giọt và thường chỉ xuất hiện từ tuần thứ 2 sau khi quan hệ không an toàn.

Hiện tượng ra máu báo không phải chị em nào khi mang thai cũng gặp phải. Nhưng đây cũng là một trong các dấu hiệu có thai sau 1 tháng.

Âm đạo và âm hộ chuyển màu

Một trong những dấu hiệu có thai sau 1 tháng quan hệ đó là hiện tượng màu sắc âm hộ và âm đạo thay đổi. Bình thường, âm hộ và âm đạo của các bạn sẽ có màu hồng nhưng khi mang thai nó sẽ chuyển dần thành màu đỏ sẫm nâu. Thai càng phát triển, âm hộ và âm đạo càng chuyển màu đậm hơn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp đến các mô ở khu vực này.

Táo bón

Theo nghiên cứu, có tới 40% các mẹ sẽ bị táo bón khi mang bầu. Người ta còn gọi táo bón khi mang bầu là táo bón thai kì. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng táo bón khi mang thai là di sự thay đổi của hormone đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm các bạn nữ dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai.

Khi bị táo bón, bạn sẽ có các triệu trứng sau đây: Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần; khi đi tiêu cảm giác bị tắc nghẽn ở vùng hậu môn (do khối phân cứng); phân cứng và khô; cảm giác đi tiêu không trọn vẹn; cảm thấy áp lực, căng thẳng khi đi tiêu,…

Tâm trạng thay đổi

Ở mỗi chị em có sự thay đổi tâm lý khác nhau do ảnh hưởng bởi môi trường sống, thể trạng quyết định. Tuy nhiên, nhưng sự chi phối lớn nhất, tác động lên tâm lý của các chị em khi mang thai đó là sự thay đổi của nội tiết tố. Sự thay đổi này diễn biến theo từng giai đoạn của thai kỳ, vì thế tâm trạng của mẹ bầu cũng có sự thay đổi theo.

Khi mới biết tin vui người mẹ luôn trong trạng thái hồi hộp, lo lắng đan xen niềm háo hức. Điều này xảy ra là do xuất phát từ sự tò mò của người mẹ về đứa con đang hình thành trong bụng mình. Đến khi bước vào giai đoạn tam nguyện cá đầu tiên, tâm trạng lại càng có sự thay đổi nhiều hơn, kèm theo sự thay đổi của cơ thể, lúc nào mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi rã rời. Do đó, thời gian này ai cũng cho rằng mẹ bầu rất khó chịu, vì thường nảy sinh cáu gắt, bực dọc vô cớ.

Những lưu ý cho các bạn nữ khi mang thai tháng đầu tiên

  • Thông thường khi mang thai, chu kì kinh nguyệt của các bạn nữ sẽ dừng lại cho tới khi sinh xong. Nhưng một số ít bạn nữ vẫn có kinh nguyệt tiếp tục trong suốt quá trình mang thai của họ.
  • Nếu bạn có hiện tượng xuất huyết nhiều, huyết màu đỏ tươi ( không giống đỏ thẫm khi hành kinh) và kèm theo đó là biểu hiện chuột rút đau đớn mà bắt đầu ở một bên và sau đó tăng lên, điều này có thể là một dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ kiểm tra và cho kết quả điều trị tốt nhất.
  • Có nhiều phụ nữ mang thai nhưng không hề có dấu hiệu thụ thai thành công nào của cho đến khi thai được nhiều tháng. Vì vậy, sau khi quan hệ không an toàn các bạn cũng nên lưu ý điều này.
  • Sử dụng que thử thai là một biện pháp rất tiện lợi với độ chính xác cao sẽ giúp bạn biết được mình có thai hay không trong vòng 710 ngày sau khi quan hệ không an toàn.

Trên đây là những dấu hiệu phổ biến để nhận biết có thai tháng đầu cho các bạn nữ. Nếu không thấy bất kỳ biểu hiện nào như trên kể từ sau 1 tháng quan hệ không an toàn thì các bạn cũng không nên chủ quan vì có rất nhiều phụ nữ không có những dấu hiệu trên nhưng vẫn đang mang thai. Do đó, các bạn nên kiểm tra bằng que thử thai trong vòng 7-10 ngày sau khi quan hệ không an toàn để có phán đoán sơ bộ về việc mình có mang thai hay không.

Xem thêm:

Dấu Hiệu Có Thai 2 Tuần, Bạn Nên Làm Gì Để Đảm Bảo Sức Khỏe ?

5/5 - (4 votes)