Bị tắc tia sữa thật sự là nỗi ám ảnh đối với tất cả các chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, tình trạng tắc tia sữa lại là vấn đề phổ biến mà bất cứ chị em nào sau sinh cũng có thể gặp phải. Làm sao để thông tắc tia sữa chính là vấn đề quan trọng mà các mẹ bỉm sữa cần quan tâm tìm hiểu ngay khi vừa chào đón thiên thần nhỏ của mình.
Ngay trong bài viết này, những thắc về dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý khi mẹ bị tắc tia sữa sẽ được Healthyblog.net giải đáp giúp bạn.
1. Bị tắc tia sữa là gì?
Để biết được mình có đang bị tắc tia sữa hay không, các chị em trước hết cần hiểu rõ tình trạng tắc tia sữa là gì trước đã.
Tắc tia sữa là tình trạng mà sữa mẹ bị giữ lại bên trong ống dẫn sữa và không thể thoát ra ngoài được. Có thể nói, đây là vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng khi tia sữa bị tắc có thể gây nhiều ảnh hưởng nên tất cả các bà mẹ đều cảm thấy lo lắng khi bị tắc tia sữa.
2. Những ảnh hưởng khi mẹ bị tắc tia sữa
Vấn đề tắc tia sữa trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với các bà mẹ vì khi tia sữa không thông được có thể gây nhiều ảnh hưởng như:
- Tình trạng tắc tia sữa vón cục sẽ xảy ra sau 1 ngày nếu tia sữa không được thông. Lâu dần, sữa mẹ sẽ tiếp tục tiết ra nhiều hơn khiến các cục sữa ngày càng lớn hơn và chèn ép các tia sữa còn lại. Từ đó gây nên tình trạng căng tức ngực và đau đớn cho các chị em.
- Tắc tia sữa gây cản trở đến quá trình cho bé bú bằng sữa mẹ vì mẹ cảm thấy đau đớn mỗi khi cho bé bú. Sữa bị tắc không thông được cũng tiết ra ít hơn và khiến bé yêu cảm thấy khó chịu.
- Bị tắc tia sữa cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như nguy cơ mẹ bị nhiễm trùng, sốt hay bị áp xe vú.
- Nếu các chị em gặp phải vấn đề tắc tia sữa nhưng không giải quyết sớm có thể dẫn đến tình trạng mất sữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuyện nuôi con bằng sữa mẹ.
3. Dấu hiệu nhận biết mẹ bị tắc tia sữa
Chính vì tình trạng tắc tia sữa có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực, do đó mà các chị em cần sớm nhận ra mình đang bị tắc tia sữa để có thể kịp thời xử lý. Dưới đây là một số dấu hiệu bị tắc tia sữa mà các chị em có thể dựa vào đó để xem thử mình có đang gặp phải vấn đề tắc tia sữa không nhé.
- Dấu hiệu nhận biết đầu tiên đó chính là khi chạm vào ngực, bạn sẽ nhận có ít nhất một điểm cứng.
- Ngực mẹ đau nhức, căng cứng và to hơn bình thường cũng là một triệu chứng của tắc tia sữa.
- Mẹ nhận thấy sữa tiết ra rất ít khi cho bé bú hoặc khi vắt sữa.
- Bề mặt vú ửng đỏ cũng được xem là một dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị tắc tia sữa.
Khi mẹ bị tắc tia sữa, bạn có thể bị sốt nhẹ kèm theo các dấu hiệu kể trên. Khi đó, các chị em cần nhanh chóng thông tắc tia sữa để tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.
4. Nguyên nhân bị tắc tia sữa
Ắt hẳn nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng bị tắc tia sữa là điều mà các chị rất muốn biết. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc các mẹ bỉm sữa phải đau lòng khi tia sữa không thông được.
- Sau khi sinh, các chị em rất dễ gặp phải trường hợp tắc tia sữa vô cùng khó chịu. Nguyên nhân là do ống dẫn sữa còn hẹp và mẹ chưa biết cách để day đều bầu vú khi cho bé bú. Đó là lý do vì sao tình trạng mẹ bị tắc tia sữa thường xảy ra với các chị em khi lần đầu làm mẹ hơn.
- Vấn đề tắc tia sữa mẹ thường gọi tên các chị em có nguồn sữa dồi dào hơn. Bởi vì mẹ có quá nhiều sữa mẹ bé không thể uống hết, nếu mẹ không hút phần sữa còn lại thì có thể gây nên ứ đọng dẫn đến tắc tia sữa.
- Mẹ không thường xuyên cho bé bú hay bé bắt ti mẹ không đúng cách cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
- Sau khi cho bé bú, nếu bạn không có thói quen lau sạch bầu vú, sữa còn tồn đọng lại có thể gây ảnh hưởng đến dòng chảy và khiến mẹ tắc tia sữa.
- Nếu các chị em thường xuyên mặc áo ngực hay quần áo chật khiến ngực bị áp lực cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa phổ biến.
- Mẹ căng thẳng, lo lắng cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề tắc tia sữa mẹ. Vì stress gây ảnh hưởng đến sự sản sinh hormone oxytocin và đây chính là chất giúp giải phóng sữa mẹ hiệu quả.
5. Cách xử lý khi bạn bị tắc tia sữa
Bạn đã biết đến nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh. Thế thì bị tắc tia sữa phải làm sao chính là câu hỏi mà tất cả các mẹ bỉm sữa đang quan tâm đến. Ngay bây giờ, Healthyblog.net xin được chia sẻ đến bạn bí quyết thông tắc tia sữa cực đơn giản nhưng hiệu quả đến bất ngờ.
- Cách 1: Vắt sữa chính là cách điều trị tắc tia sữa đầu tiên mà các chị em cần nghĩ đến. Nhiều người nghĩ rằng khi ngực đang đau nhức thì không nên chạm đến. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì việc cho bé bú hay vắt sữa chính là cách chữa bị tắc tia sữa cực kỳ hiệu quả. Mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy đều được.
- Cách 2: Ngoài vắt sữa, các chị em có thể dùng tay ép lên thành ngực nhằm làm tan đi những cục sữa đã đọng lại. Bạn nên ép tay lên thành ngực và day từ từ ra theo chiều kim đồng hồ. Mẹ thực hiện công việc này nhiều lần trong khả năng chịu đựng cơn đau của mình. Đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn tức là các cục sữa đã tan ra và tia sữa cũng đã được thông rồi.
- Cách 3: Chườm nóng cũng là một trong những đáp án cho câu hỏi: “làm gì khi bị tắc tia sữa”. Việc chườm nóng không chỉ giúp mẹ giảm đau nhức mà còn giúp các vón sữa đã đông thành hòn có thể nhanh chóng tan ra để thông tuyến sữa.
- Cách 4: Nếu bạn yêu thích các phương pháp chữa trị của dân gian thì có thể dùng lá đinh lăng tươi, rửa sạch và giã nhuyễn rồi đắp lên bầu ngực. Nếu kết hợp thêm một ít lá diếp cá thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn.
- Cách 5: Thêm một cách chữa bị tắc tia sữa dân gian khác được nhiều chị em áp dụng thành công đó chính là đắp lá bắp cải. Cách thực hiện như sau: Các chị em lấy khoảng 3 lá bắp cải, rửa sạch rồi trụng nước sôi. Sau đó vớt ra để bớt nóng và đắp lên bầu ngực. Khi lá đã nguội thì thay bằng lá khác.
- Cách 6: Bạn cũng có thể thử thông tắc tia sữa bằng cách hơ lá mít. Cách thực hiện: Hơ nóng lá mít, đắp lên bầu ngực rồi từ từ day ra ngoài theo chiều kim đồng hồ. Khi thấy sữa chảy ra, mẹ nên cho bé bú ngay. Sau 2 – 3 ngày thì mẹ có thể thấy được kết quả của việc thông tắc sữa bằng lá mít.
- Cách 7: Các chị em cũng có thể bọc xôi nóng vào khăn mềm, sau đó xoa hai bên bầu ngực cũng giúp chữa trị tắc tia sữa rất hiệu quả.
- Trường hợp mẹ đã bị tắc tia sữa nặng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện hay các trung tâm y tế để được thăm khám.
6. Làm thế nào để không bị tắc tia sữa?
Thay vì chờ đến lúc tia sữa không thông rồi tìm cách chữa trị thì các chị em nên đặt ra câu hỏi “làm thế nào để không bị tắc tia sữa“ trước hết. Bởi vì việc phòng tránh luôn tốt hơn là chữa trị.
Sau đây là một vài cách để bạn tránh trường hợp mẹ bị tắc tia sữa.
- Cho bé bú mẹ thường xuyên và đúng cách. Khi bé bú không hết lượng sữa, mẹ nên tiến hành vắt sữa ra ngoài rồi bảo quản. Việc sử dụng máy hút sữa có thể giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa rất hiệu quả.
- Thường xuyên massage bầu ngực vừa có tác dụng kích sữa vừa giúp các chị em hạn chế tình trạng tắc tia sữa đáng lo ngại.
- Uống nước lá đinh lăng là cách gọi sữa về nhiều hơn được nhiều chị em sau sinh tin dùng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại nước này cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa và điều trị tình trạng bị tắc tia sữa ở các mẹ bỉm sữa.
- Ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách giúp mẹ có thể giải phóng sữa hiệu quả hơn.
Tin rằng qua bài viết này, các chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ đã hiểu hơn về vấn bị tắc tia sữa đề ở mẹ. Và bạn cũng không cần phải quá lo lắng, căng thẳng khi thấy mình chẳng may tắc tia sữa nhé.