Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Việc tính chính xác ngày dự sinh có ý nghĩa rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho các chị em phụ nữ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình “vượt cạn” của mình. Trong đó, cách tính ngày dự sinh theo ngày quan hệ là một trong những phương pháp rất phổ biến, được nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau áp dụng.

Làm thế nào để biết chính xác tuổi phôi thai?

Xác định tuổi phôi thai là cách để tính chính xác ngày dự sinh cho mẹ bầu. Tuổi của một thai nhi được tính từ thời điểm bắt đầu thụ thai đến khi chào đời. Tuy nhiên, việc xác định chính xác tuổi phôi thai lại không phải là điều dễ dàng, nhất là trong trường hợp thụ thai tự nhiên, vì không phải ai cũng nhớ rõ ngày quan hệ.

Cách tính ngày dự sinh khi biết ngày quan hệ luôn được xem là cách tính tuổi thai được nhiều cặp bố mẹ nghĩ đến đầu tiên ngay khi biết có thai. Theo các chuyên gia y tế, tuổi phôi thai phải được tính chính xác từ thời điểm tinh trùng bắt đầu di chuyển vào gặp trứng để thụ thai chứ không phải là thời điểm quan hệ tình dục.

Về lý thuyết, trứng sau khi rụng từ buồng trứng chỉ sống được khoảng 12-24 giờ trong tử cung người mẹ. Trong khi đó, thời gian sống của tinh trùng cũng chỉ được từ 3-5 ngày trong tử cung, chính vì vậy, thời điểm thụ thai có thể lệch từ 3-5 ngày sau ngày quan hệ tình dục có kết quả. Cho nên, dự sinh bằng cách này tương đối chính xác.

Cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày quan hệNgày dự sinh rất quan trọng đối với cả mẹ và bé

Cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày quan hệ

Để thực hiện cách tính ngày dự sinh khi biết ngày quan hệ cho kết quả tốt nhất, chị em phải nhớ được một cách chính xác ngày quan hệ để dẫn đến có thai. Tuy nhiên, đối với những chị em gần chồng thường xuyên thì tương đối khó.

Sau thời điểm người mẹ bắt đầu rụng trứng, tinh trùng chỉ có 1 khoảng thời gian ngắn là 24 giờ để gặp trứng và “chui” vào, tạo thành hợp tử trong tử cung. Theo đó, ngày quan hệ tình dục được tính là ngày thụ thai đầu tiên.

Cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày quan hệNgày quan hệ tình dục được tính là ngày thụ thai đầu tiên

Theo cách tính ngày dự sinh này, thai nhi sẽ ở trong bụng mẹ ít nhất là 38 tuần (tương đương với 266 ngày). Khi đó, các mẹ chỉ cần lấy ngày quan hệ cộng thêm 266 ngày nữa là ra ngày dự sinh cho mình.

Tuy nhiên, đối với các chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hay quá dài hoặc không nhớ được ngày quan hệ dẫn đến có thai thì không thể áp dụng cách tính ngày dự sinh theo ngày quan hệ. Lúc này, các mẹ cần thử các cách tính ngày dự sinh khác dưới đây nhé.

Tính tuổi thai nhi dựa vào ngày thai máy đầu tiên

Theo cách tính này, với những mẹ sinh con lần đầu thì ngày dự sinh sẽ được tính bằng cách lấy ngày đầu tiên thai máy cộng thêm 22 tuần nữa. Đối với những mẹ mang thai con thứ 2 trở đi, tuổi thai sẽ được tính khác đi, tức là từ ngày thai máy đầu tiên cộng thêm 24 tuần nữa.

Cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày quan hệTính tuổi thai dựa vào ngày thai máy đầu tiên

Cách tính tuổi thai dựa theo kết quả siêu âm thai nhi

Thực ra, ngay ở tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, các mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của bé yêu rồi. Bắt đầu từ tuần thứ 20 (tháng thứ 4) trở đi, các mẹ đã có thể tính được tuổi thai nhi nhờ vào phương pháp siêu âm để đo đường kính lưỡng đỉnh.

Cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày quan hệCác mẹ có thể tính được tuổi thai nhi bằng phương pháp siêu âm

Theo đó, từ tuần 20-24 của thai kỳ cũng là thời điểm mà các mẹ nên đi siêu âm để có được các số đo chính xác, khoa học nhất của bé yêu. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về kết quả tính ngày dự sinh, các mẹ có thể tiến hành đo lại khi thai nhi ở tuần 26-30 của thai kỳ. Nhờ vào phương pháp siêu âm 3D, 4D, các bác sĩ cũng sẽ tính được ngày dự sinh chính xác nhất cho các mẹ.

Như vậy, ngoài cách tính ngày dự sinh khi biết ngày quan hệ như trên, các mẹ còn có thể dễ dàng tính được tuổi thai theo ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, ngày thai máy đầu tiên hoặc dựa vào phương pháp siêu âm với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại.

Trước khi sinh, mẹ cần chuẩn bị những gì?

Khi cách thời gian dự sinh khoảng một tuần thì mẹ bầu có thể sẽ sinh bất kỳ lúc nào. Cho nên trong khoảng 2 tuần hoặc 1 tháng trước ngày dự sinh, các mẹ cần phải chuẩn bị mọi thứ cho cuộc vượt cạn được thành công. Các mẹ có thể viết ra giấy những thứ cần thiết để khỏi quên.

Về phía em bé cần chuẩn bị:

  •  Khoảng 3 – 5 chiếc áo sơ sinh vải coton thoáng mát, 3 – 5 chiếc tã vải sơ sinh, miếng lót sơ sinh khoảng một bì, gối mềm, khăn sữa, khăn tắm cho bé và một số vật dụng khác như tất tay, tất chân, mũ, nón sơ sinh,… mỗi thứ một vài cái nhưng cần đầy đủ.
  •  Một chai dầu khuynh diệp nhỏ và tăm bông vệ sinh cho bé, các loại khăn giấy, khăn ướt kháng khuẩn dùng để lau chùi cho bé khi cần thiết, bình ủ sữa và một bộ quần áo đẹp cho bé khi đi xuất viện về nhà.

Bố mẹ cần lưu ý không được mang thiếu nhưng cũng không mang thừa đồ cho bé vì sẽ rất cồng kềnh, lỉnh kỉnh khi mang về.

Những thứ các mẹ bầu cần chuẩn bị:

  • Các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư nhân dân để khi cần làm giấy chứng sinh và thủ tục nhập viện, xuất viện cho kịp thời, không cần phải về nhà lấy rất mất thời gian.
  •  Một bộ quần áo sạch, đẹp để chuẩn bị xuất viện, còn trong khi nằm viện thì mẹ sẽ mặc đồ của bệnh viện, không cần chuẩn bị nhiều quần áo đâu nhé.
  •  Những vật dụng cần thiết nhất đó là 2 đôi tất chân ấm, 1 băng vệ sinh cho sản phụ, 1 cuộn giấy vệ sinh, khăn ướt, khăn mặt, bàn chải mềm, kem đánh răng, áo ngực cho bé bú, miếng lót để thấm sữa, 10 chiếc quần lót dùng 1 lần, 2 chiếc áo mưa tiện lợi để lót khi nằm lên bàn đẻ.

Những việc mẹ nhất định phải làm trước khi lên bàn đẻ:

  •  Cắt tỉa hay cạo lông vùng kín thật sạch sẽ: Cho dù tử cung có mở to để em bé có thể chui ra, nhưng trên thực tế có nhiều mẹ phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường. Do đó, phía dưới của mẹ có nhiều lông quá rậm rạp cũng có thể làm vết thương bị nhiễm trùng, tốt nhất các mẹ nên “dọn dẹp” cho sạch sẽ.

Đối với mẹ bầu bụng to “vượt mặt” thì làm sao đây? Các mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thân hoặc sử dụng kéo để tỉa sơ cho bớt rậm rạp là được. Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, các mẹ có thể nhờ sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa xem có nên cắt tỉa hay không nhé.Thai ngoài tử cung

  •  Thụt rửa hậu môn thật kỹ, đi đại tiện trước khi lên bàn đẻ: Do 2 “cửa” ở quá gần nhau nên đôi khi phải cố sức rặn đẻ, nhiều mẹ bầu không nhịn được mà đại tiện ngay trên bàn sinh là điều không hiếm gặp. Việc này khiến cho các mẹ và cả đội ngũ y bác sỹ nhiều phen phải “đỏ mặt” xấu hổ, không những thế còn gây mất vệ sinh và cản trở công việc chính là rặn đẻ nữa nhé các mẹ.

Chính vì vậy, chị em “bầu bí” có thể nhờ người nhà đi mua dụng cụ và tự mình tiến hành thụt rửa cho sach hậu môn ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ. Các mẹ không cần phải quá lo lắng, vội vã vì phải mất ít nhất 5 tiếng từ lúc có dấu hiệu chuyển dạ thì em bé mới “đòi ra” cơ mà.

Riêng những chị em có tiền sử bị vỡ ối sớm, ngôi thai ngược, các bệnh tim mạch,… thì không nên tự ý thụt rửa tại nhà mà nên hỏi ý kiến để nhận được sự trợ giúp từ phía y bác sĩ nhé.

  • Tắm gội sạch sẽ bằng nước ấm, sấy khô tóc: Để tránh những khó chịu sau sinh, các mẹ nên tắm gội ngay khi có các dấu hiệu chuyển dạ. Bởi lẽ, công cuộc vượt cạn “mướt mồ hôi” sẽ làm cho mẹ cảm thấy nhớp nháp, ngứa ngáy khó chịu. Hơn nữa, sau khi sinh các mẹ lại phải kiêng tắm gội ít nhất là 3 ngày, bất kể thời tiết thế nào. Chính vì vậy, việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi sinh là điều cần thiết các mẹ bầu nên làm.

Cần phải làm gì khi đã qua ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ?

Ngày dự sinh được các bác sĩ dự đoán khi thai nhi được khoảng 38 – 40 tuần tuổi dựa vào kỳ kinh cuối trước khi có bầu của mẹ. Tuy nhiên, cũng rất khó để dự đoán được chính xác, vì ngày dự sinh chỉ mang tính phỏng đoán, tương đối chứ không nhất định là ngày đó bé sẽ chào đời. Bởi vì ở những mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, rất khó tính toán chính xác được.

Theo thống kê, có khoảng 80% em bé không chào đời ngay đúng ngày dự sinh mà thường là sớm hơn, đặc biệt là đối với những trường hợp con so. Đồng thời, vẫn có những em bé ở lâu hơn 40 tuần trong bụng mẹ mà dân gian hay gọi là “chửa trâu”.

Nếu chậm hơn một tuần so ngày dự sinh mà em bé vẫn chưa chào đời, tức từ 41 tuần đến 41 tuần 6 ngày, còn gọi là thai quá ngày. Khi đó, các mẹ không được mất bình tĩnh, lo lắng quá nhưng cũng không nên chủ quan, “bình chân như vại”. Việc quan trọng nhất mẹ cần làm lúc này là vẫn là khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Ngoài thời gian thăm khám theo lịch, bố mẹ nên theo dõi, cảm nhận cử động của bé trong bụng. Đặc biệt, cần đi khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ, ra huyết, ra nước ở âm đạo mà không phải là nước ối. Nếu em bé cử động quá ít hay quá nhiều so với bình thường thì cũng cần kiểm tra ngay đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.

Ông bà ta có câu: “Người chửa, cửa mả”, chính vì lẽ đó, việc em bé chào đời chậm hơn so với ngày dự sinh rất có thể tiềm ẩn những nguy hiểm. Trong một số trường hợp nếu thai quá ngày mà không có các dấu hiệu chuyển dạ, các bác sĩ có thể giúp bà mẹ chủ động chuyển dạ, tiêm thuốc kích đẻ hay thậm chí chỉ định mổ lấy thai nếu thấy cần thiết.

Cũng chính vì vậy, ngày dự sinh trở nên vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Trong các phương pháp tính ngày dự sinh, cách tính ngày dự sinh theo ngày quan hệ là một cách phổ biến, được nhiều mẹ áp dụng. Kết hợp nhiều cách tính ngày dự sinh cộng với cảm nhận của cơ thể sẽ đem đến kết quả chính xác nhất để các mẹ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đón con yêu chào đời.

Nguồn tham khảo: afamily.vn, eva.vn

 

5/5 - (1 vote)