Trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8 hàng ngày luôn phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Vậy bà bầu tháng thứ 8 cần ăn những dưỡng chất gì? Không nên ăn những món gì? Các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8 mỗi ngày chỉ cần đảm bảo trung bình khoảng 2550 calo, tức là tăng 350 calo so với giai đoạn trước khi mang thai. Lượng calo này sẽ giúp cho cân nặng của mẹ bầu tăng khoảng 6 – 7 kg trong giai đoạn 3 tháng cuối.
Mẹ nên chia nhỏ ra thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày, mỗi bữa chỉ cần ăn 1 lượng vừa phải. Tuyệt đối không nên bỏ bữa hay ăn kiêng.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8 cần đảm bảo khoảng 2550 calo/ ngày
Phải uống thật nhiều nước, từ 2 2,5 lít mỗi ngày.
Ăn đa dạng các thực phẩm và đầy đủ các bữa trong ngày với khoảng cách từ 4 tiếng/ bữa ăn.
Thăm khám thai thường xuyên để tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu và cân nặng của thai nhi. Tránh ăn quá nhiều gây tăng cân hoặc bỏ ăn gây thiếu chất cho bé vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện thể chất và trí não.
Chú ý bổ sung đầy đủ các vi chất như: magie, canxi, kẽm, sắt, vitamin A, B, C, D, E,…
“Bật mí” thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8: Nên ăn gì?
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:
- Trong tháng 8 của thai kỳ, mẹ bầu cần phải ăn nhiều thực phẩm chứa chất sắt và canxi. Khi sinh con, lượng máu mẹ sẽ mất đi khá nhiều nên cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất sắt ngay từ trong thai kỳ. Ngoài ra, canxi cũng giúp cho xương và răng của bé yêu phát triển tốt.
- Những thực phẩm giàu chất sắt và canxi mẹ nên ăn hàng ngày như: Các loại rau có lá màu xanh thẫm, hoa quả sấy khô, lòng đỏ trứng, các loại quả mọng, thịt nạc, cá, các sản phẩm làm từ sữa, chuối.
Mẹ bầu nên ăn đầy đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển toàn diện
Thực phẩm giàu protein, carbohydrate và chất béo
Trong tháng 8, thai nhi cần lượng chất béo rất lớn để tích tụ thành lớp mỡ dưới da. Vì vậy mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu protein, thịt nạc, cá, thịt gà, lòng trắng trứng, đậu phụ, sữa.
- Thực phẩm giàu carbohydrates như: Khoai tây, các loại đậu, các loại ngũ cốc, khoai lang, các loại quả mọng.
- Thực phẩm giàu chất béo như: Trứng, cá, đậu phộng.
- Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Ngô, đậu đen, đậu trắng, bơ, gạo lứt, bánh mì, súp lơ, các loại rau xanh, bông cải xanh, cần tây,… Thực phẩm giàu chất xơ cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu trong giai đoạn này để ngăn ngừa chứng táo bón.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8: Không nên ăn gì?
Ngoài việc chọn lựa những món ăn tốt thì vẫn có những loại thực phẩm mà mẹ bầu cần đưa ra khỏi chế độ ăn uống của mình trong tháng thứ 8 để tránh ảnh hưởng đến thai nhi:
Các loại sữa tươi chưa tiệt trùng: Mẹ bầu phải tuyệt đối tránh tiêu thụ các loại sữa tươi chưa tiệt trùng trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Bởi lẽ, sản phẩm này không hề được xem là an toàn mà ngược lại, chúng tiềm ẩn các yếu tố có nguy cơ gây bệnh.
Xem thêm: Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Như Thế Nào Cho Phù Hợp?
Cà phê: Những sản phẩm có chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê cũng nằm trong danh sách thực phẩm cần hạn chế trong giai đoạn tháng 8 của thai kỳ. Vì nó có xu hướng khiến cho mẹ bầu dễ bị táo bón sau khi hấp thụ và còn gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch của bé yêu. Thay vào đó, mẹ bầu hãy cố gắng uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây để thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra thuận tiện hơn.
Thức ăn có nhiều dầu mỡ: Các món ăn chiên, xào, rán cũng không được các chuyên gia khuyến khích cho thai phụ mang bầu trong tháng thứ 8. Bởi vì dù cũng khá ngon miệng nhưng các món này lại có rất ít hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Thực phẩm chiên rán cũng có thể gây ra cho mẹ bầu các vấn đề về đường tiêu hóa, bao gồm chứng khó tiêu và ợ nóng. Điều này có thể tạo ra những cảm giác cực kỳ khó chịu cho mẹ bầu trong thời gian mang thai.
Tránh ăn thịt các loại cá biển ở tầng nước sâu như cá mập, cá cờ, cá kiếm: Đây đều là những loại cá mà mẹ bầu cần tránh hoặc hạn chế hết sức. Vì chúng có hàm lượng chất gây hại cao cho thai nhi mang tên methyl thủy ngân (methylmercury – MeHg). Methyl thủy ngân nếu mẹ bầu ăn phải có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh.
Cà phê cũng nằm trong danh sách thực phẩm mẹ bầu cần hạn chế
Trứng sống: Mẹ bầu nên tránh ăn trứng luộc còn lòng đào hoặc sống trong suốt thai kỳ. Vì chúng có nguy cơ ẩn chứa vi khuẩn salmonella có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Pate: Thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm gây ra bệnh listeriosis căn bệnh có các triệu chứng giống như cúm mùa, nhưng chúng có thể sảy thai, thai lưu, nên mẹ bầu cần chú ý nhé, tốt nhất là nên tránh tất cả các loại phô mai.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8
* Thực đơn số 1
Bữa sáng: 1 bát phở/ bún/ bánh canh + 1 ly nước cam
Bữa phụ 1: 1 ly sữa
Bữa trưa: Cơm + Canh cua nấu với rau đay + Thịt kho tàu + Tráng miệng với chè đậu đỏ nước cốt dừa
Bữa phụ 2: 1 hũ Yaourt
Bữa chiều: Cơm + Rau muống xào tỏi + Canh mồng tơi nấu thịt bằm + Đậu phụ dồn thịt sốt cà chua + 1 ly nước ép dưa hấu
Bữa tối: Sinh tố sapoche trộn sữa
* Thực đơn số 2
Bữa sáng: Miến/ bún/ phở gà + 1 ly sữa đậu nành
Bữa phụ 1: 1 hũ Yaourt + Nho khô
Bữa trưa: Cơm trắng + Bông cải xào nấm và cà rốt + Canh rau cải bó xôi nấu giò sống + Đậu phụ non sốt thịt bò bằm + tráng miệng dưa lê.
Bữa phụ 2: Nui nấu thịt + 1 quả táo
Bữa chiều: Cơm + Ngó sen xào tôm + Canh rong biển thịt bò + Mực chiên nước mắm + tráng miệng quýt đường.
Bữa tối: 1 ly sữa
* Thực đơn số 3
Bữa sáng: Bún/ phở/ bánh canh thịt bò bằm
Bữa phụ 1: Chuối + Đậu hũ đường
Bữa trưa: Cơm + Rau bí xào tỏi + Canh khoai mỡ thịt băm + Cá thu kho dừa + Tráng miệng măng cụt
Bữa phụ 2: Bánh mì nướng + phô mai
Bữa chiều: Su hào xào nấm đông cô + Canh chua bông so đũa với cá basa + Cá bống kho tiêu + Tráng miệng thanh long
Bữa tối: 1 ly sữa
* Thực đơn số 4
Bữa sáng: Phở/ bún bò viên + 1 ly nước chanh dây
Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc
Bữa trưa: Cơm + Cải chua xào – Canh sườn non nấu với củ cải muối – Ếch kho cà ri + 1 ly nước dừa xiêm
Bữa phụ 2: Trái cây dằm
Bữa chiều: Cơm trắng + Cần nước xào bao tử lợn + Canh chua cá diêu hồng nấu thơm cà + Thịt ba chỉ rim tôm + tráng miệng 1 ly nước cam.
Bữa tối: 1 ly sữa.
Mách mẹ một số món ngon cho bà bầu tháng thứ 8
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8: Sườn chua ngọt
Nguyên liệu gồm có: Sườn non 500gr + tỏi + chanh + mắm + đường + ớt + hạt tiêu.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Sườn non đem rửa qua rồi chặt miếng cho vừa ăn, sau đó đem luộc rồi rửa sơ qua cho ra hết chất bẩn và bọt.
- Bước 2: Cho sườn vào chảo rán, sau đó dùng các nguyên liệu: tỏi bằm nhỏ nước cốt chanh đường ớt nước mắm để pha thành một bát nước chấm vừa miệng, đầy đủ vị mặn ngọt chua cay là được.
- Bước 3: Đổ nước mắm đã pha vào đun cùng với sườn, lửa nhỏ riu riu để gia vị thấm vào sườn. Đến khi sườn ngả sang màu vàng sậm hơn, nước mắm cạn và keo lại thì rắc hạt tiêu vào và tắt bếp.
- Bước 4: Cho sườn xào chua ngọt ra đĩa, trang trí rau thơm và thưởng thức cùng với cơm nóng.
Sườn chua ngọt là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon cho bà bầu tháng 8
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8: Tảo tía cuốn cá
Nguyên liệu bao gồm: Cá sông 750gr + Tảo tía 5 miếng + Trứng gà 1 quả + Hành + gừng + muối + gia vị + tinh bột + dầu vừng lượng vừa đủ.
Cách làm như sau:
- Cá đem rửa sạch, dùng dao mổ dọc từ sống lưng, bỏ da, lọc sạch xương. Dùng dao thái nhỏ thịt cá rồi cho vào bát, thêm bột gừng + rượu + muối + gia vị + trứng gà tách lấy lòng trắng, cho vào 100ml nước lã rồi trộn đều. Sau đó, cho thêm tinh bột và dầu vừng vào bát, sau đó trộn đều thành bột cá.
- Lấy lòng đỏ trứng gà bỏ vào bát, trộn đều cùng với tinh bột, muối, dàn thành 5 miếng để làm vỏ. Trải một miếng tảo tía lên thớt, cho một miếng bột trứng lên, sau đó cho một ít bột cá vào giữa, cuối cùng cho hành và cuộn lại. Sau khi cuốn xong 5 cái, đem cho vào nồi hấp, để lửa to rồi hấp khoảng 10 phút, sau đó vớt ra, để cho nguội rồi cắt thành miếng vừa ăn là được.
Kết luận
Trên đây là một số gợi ý, chia sẻ về thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8 hy vọng sẽ giúp cho mẹ bầu có được những kinh nghiệm hữu ích. Giai đoạn mang thai tháng thứ 8 hết sức quan trọng, cho nên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu lúc này cũng hết sức cần thiết. Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cho sức khỏe của mẹ bầu được đảm bảo và thai nhi sẽ phát triển toàn diện, tránh tình trạng còi xương, thiếu chất sau khi sinh.
Nguồn tham khảo:
- https://vn.theasianparent.com/thucdonkhimangthai3thangcuoi
- https://gani.vn/thucdonhangngaychobabau3thangcuoi/
- https://www.momjunction.com/articles/8thmonthpregnancydietfoodseatavoid_0074039/#gref