Updated at: 07-09-2020 - By: admin

Cá lóc vốn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, cá lóc lại có mùi tanh nên khiến không ít các bà mẹ phân vân vì không biết có nên nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm hay không? Nếu bạn đang phân vân thì đừng ngần ngại dành ra ít phút để đọc bài viết sau đây nói về món cháo cá lóc cho bé yêu nhé.

5 Món Cháo Lóc Cho Bé Ăn Dặm, Đảm Bảo Bé Ăn Ngon Chóng Lớn 1

1. Giá trị dinh dưỡng của cá lóc đối với trẻ nhỏ:

Bạn ngần ngại việc cho con yêu ăn dặm với món cháo cá lóc có lẽ vì bạn chưa biết hết những lợi ích của thịt cá lóc đối với sự phát triển của bé. Hãy cùng Healthyblog.net tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của cá lóc đối với trẻ nhỏ bạn nhé.

100gr cá lóc sẽ cung cấp cho bé 100 calo mỗi ngày. Trong thịt cá lóc có chứa rất nhiều các khoáng chất như canxi, sắt kali, phốt pho. Thịt cá lóc cũng rất dồi dào các loại vitamin như vitamin A, C, B1, B2, PP,… Vì vậy, trẻ nhỏ ăn thịt cá lóc sẽ giúp xương và răng chắc khỏe, tim mạch tốt, tăng cường hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn.

Đông Y còn cho rằng việc nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm sẽ giúp phòng chống nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, giúp bé yêu tăng cân hiệu quả. Do đó, mẹ đừng ngại thêm món cháo cá lóc vào menu ăn dặm của bé nhé. Chỉ cần bạn nắm được bí quyết khử mùi tanh của thịt cá lóc thì có thể mang lại một món cháo vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng cho bé yêu rồi.

5 Món Cháo Lóc Cho Bé Ăn Dặm, Đảm Bảo Bé Ăn Ngon Chóng Lớn 2

2. Cho bé ăn cháo cá lóc như thế nào thì đúng?

a. Bé mấy tháng ăn được cá lóc?

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia và Bộ Y Tế Thế giới thì các bé sẽ được nuôi tốt nhất bằng sữa mẹ hoàn toàn. Sau 6 tháng, bé mới bắt đầu cần đến nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Đây cũng là giai đoạn các bé làm quen với việc ăn dặm mỗi ngày. Tuy nhiên, lúc này bé chỉ nên ăn 1 lần 1 ngày với lượng thức ăn nhỏ. Trước khi tiếp xúc với đạm động vật thì bé sẽ được làm quen với thức ăn vị ngọt từ thực vật (rau củ quả) trước. Sau đó là các loại thịt phổ thông, lành tính như thịt heo, thịt gà.

Bé được 7 tháng có thể làm quen với các loại thịt có vị tanh. Nghĩa là mẹ đã có thể thêm món cháo cá lóc cho bé ở thời điểm này. Tuy nhiên, nhiều chị em muốn cho bé làm quen với loại thịt cá này trễ hơn vì cá lóc có vị tanh thì có thể bắt đầu vào tháng thứ 8 của bé.

b. Lưu ý khi cho bé ăn cháo cá lóc mẹ cần biết

Khi nấu cháo cá lóc để bé yêu ăn dặm, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Quá trình sơ chế cá, mẹ cần nắm được công thức để khử mùi tanh của cá để bé có thể dễ ăn và ăn ngon miệng hơn.
  • Khi nấu cháo cá lóc, mẹ cần cẩn thận loại bỏ tất cả xương cá để bé không bị hóc xương trong khi ăn.
  • Khi bé mới tập làm quen với cháo cá lóc, mẹ chỉ nên cho bé thử một lượng cá thật nhỏ để xem thử phản ứng của bé như thế nào. Nếu bé có biểu hiện dị ứng cá lóc thì mẹ nên ngưng cho bé ăn món này cho đến khi nhận được sự cho phép của bác sĩ. Thật ra, cá lóc rất lành tính nên ít xảy ra trường hợp dị ứng cá lóc. Tuy nhiên trường hợp này vẫn có khả năng xảy ra nên mẹ cần cẩn trọng.
  • Bé 7-8 tháng tuổi ăn cháo cá lóc thì mẹ nên xay nghiễn hoặc băm nhuyễn cá. Nhưng khi bé đã trên một tuổi thì mẹ có thể thái nhỏ để bé thưởng thức vì thịt cá mềm nên rất dễ ăn. Bé được 1,5 tuổi thì mẹ có thể chế biến cá lóc với nhiều món ăn khác nhau như bún cá, bánh canh cá, thậm chí là ăn cơm với cá (khi bé đã ăn được cơm) chứ không nhất thiết chỉ là cháo cá lóc.
  • Khi chọn cá lóc, mẹ nên chọn cá lóc đồng có cân nặng từ 700gr đến 1kg vì các loại cá này sẽ rất chắc thịt nên sẽ thơm ngon hơn khi nấu.
  • Chỉ nên nấu cháo đủ ăn cho bé trong một bữa hoặc một ngày, tránh nấu cháo để qua ngày hoặc hâm lại quá nhiều lần sẽ làm mất chất.
  • Mẹ không nêm thêm bất kỳ gia vị nào vào món cháo khi nấu cho bé dưới 9 tháng ăn, sau 9 tháng có thể nêm thêm vài giọt nước mắm và sau 1 tuổi mẹ mới bắt đầu cho bé làm quen với một chút gia vị.5 Món Cháo Lóc Cho Bé Ăn Dặm, Đảm Bảo Bé Ăn Ngon Chóng Lớn 3

3. Healthyblog.net chia sẻ 5 công thức nấu cháo cá lóc cho mẹ

a. Sơ chế thịt cá lóc như thế nào để khử mùi tanh?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách nấu cháo cá lóc cho bé, mẹ cần học cách sơ chế cá sao cho khử đi mùi tanh đặc trưng của loại cá này.

Đầu tiên, mẹ dùng muối xát lên da cá và dùng dao để loại bỏ vảy cá. Cách này sẽ giúp mẹ làm sạch nhớt cá và giảm đi phần nào mùi tanh của cá.

Sau khi rửa sạch nhớt cá với nước lạnh, mẹ loại bỏ tất cả ruột cá. Sau đó rửa với nước chanh pha loãng để giảm bớt mùi tanh của cá.

Rửa cá với nước lọc thêm nhiều lần để làm sạch máu, nhớt cá sẽ giúp cá khử mùi tanh hiệu quả.

Cuối cùng, bạn ngâm cá trong nước muối loãng hoặc nước vo gạo trong khoảng 20 phút.

Khi luộc hoặc hấp cá, bạn cho thêm hành củ và vài lát gừng sẽ giúp giảm thiểu mùi tanh của cá cực kỳ hiệu quả.

Không thêm nước lạnh vào nước nấu cá, thêm nước ấm hoặc nước nóng cũng là cách để giảm mùi tanh của cá lóc.

b. Gợi ý 5 món cháo cá lóc thơm ngon cho bé ăn dặm:

Sau đây, Healthyblog.net sẽ chia sẻ mẹ công thức nấu cháo cá lóc cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm. Mẹ nên thay đổi lượng nguyên liệu, độ mịn, độ đặc loãng của món cháo sao cho phù hợp với tháng tuổi của bé nhà mình nhé.

b.1. Cháo cá lóc đậu xanh rau ngót:

Nguyên liệu:

  • 15gr phi lê thịt cá lóc
  • 20gr gạo (khoảng 4 thìa cafe)
  • 1 thìa cafe dầu ăn trẻ em
  • 10gr đậu xanh bỏ vỏ
  • 10gr rau ngót
  • 1 bát nước
  • 1 lát gừng
  • 1 củ hành tím nhỏ

Cách thực hiện:

  • Cá sau khi đã sơ chế sạch, mẹ cho vào nước dùng chung với gừng và hành tím đập dập để luộc chín.
  • Cá chín thì vớt ra, bỏ xương rồi tán nhuyễn.
  • Đậu xanh ngâm qua đêm, rửa sạch.
  • Vo gạo sạch rồi cho vào nước luộc cá nấu cùng với đậu xanh. Mẹ nhớ vớt bỏ gừng và hành tím ra.
  • Thêm ½ chén nước ấm và nấu cho đến khi cháo chín nhừ.
  • Rau ngót bỏ cọng, lấy lá rồi rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy khả năng ăn của bé.
  • Cháo chín thì rây qua rây lọc để được phần cháo mịn hơn.
  • Cho cháo, cá lóc và rau ngót vào nồi, khuấy đều.
  • Đun cho đến khi cháo sôi được 1 – 2 phút thì tắt bếp.
  • Thêm dầu ăn vào là hoàn tất.

b.2. Cháo cá lóc khoai sọ

Nguyên liệu:

  • 15gr phi lê thịt cá lóc
  • 20gr gạo (khoảng 4 thìa cafe)
  • 1 thìa cafe dầu ăn trẻ em
  • 20gr khoai sọ
  • 1.5 bát nước
  • 1 lát gừng
  • 1 củ hành tím nhỏ

Cách thực hiện:

  • Cá sau khi đã sơ chế sạch, mẹ cho vào 1 chén nước dùng chung với gừng và hành tím đập dập để luộc chín.
  • Cá chín thì vớt ra, bỏ xương rồi tán nhuyễn.
  • Vo gạo sạch rồi cho vào nước luộc cá nấu. Mẹ nhớ vớt bỏ gừng và hành tím ra. Thêm ½ chén nước ấm và nấu cho đến khi cháo chín nhừ.
  • Khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa thật sạch, hấp chín rồi tán nhuyễn.
  • Cho cá lóc và khoai sọ vào nồi, khuấy đều.
  • Đun cho đến khi cháo sôi được 1 – 2 phút thì tắt bếp.
  • Thêm dầu ăn vào là hoàn tất.
  • Mẹ nên rây cháo qua rây lọc nếu bé chưa ăn tốt.

b.3. Cháo cá lóc nấm rơm

Nguyên liệu:

  • 15gr phi lê thịt cá lóc
  • 20gr gạo (khoảng 4 thìa cafe)
  • 1 thìa cafe dầu ô liu
  • 20gr nấm rơm
  • 1.5 bát nước
  • 1 lát gừng
  • 1 củ hành tím nhỏ

Cách thực hiện:

  • Cá sau khi đã sơ chế sạch, mẹ cho vào 1 chén nước dùng chung với gừng và hành tím đập dập để luộc chín.
  • Cá chín thì vớt ra, bỏ xương rồi tán nhuyễn.
  • Nấm rơm bỏ gốc, ngâm nước muối loãng 10 phút rồi rửa sạch. Sau đó cắt hạt lựu nhỏ.
  • Vớt bỏ phần gừng và hành tìm rồi cho gạo đã vo sạch và nấm rơm vào nồi nước luộc cá. Thêm ½ chén nước ấm và nấu cho đến khi cháo chín nhừ.
  • Xay cháo và nấm rơm để được phần cháo mịn.
  • Cho cá lóc và cháo nấm vào nồi, khuấy đều.
  • Đun cho đến khi cháo sôi được 1 – 2 phút thì tắt bếp.
  • Thêm dầu ăn vào là hoàn tất.

b.4. Cháo cá lóc cải xoong

Nguyên liệu:

  • 15gr phi lê thịt cá lóc
  • 20gr gạo (khoảng 4 thìa cafe)
  • 1 thìa cafe dầu ô liu
  • 15gr cải xoong
  • 1.5 bát nước
  • 1 lát gừng
  • 1 củ hành tím nhỏ

Cách thực hiện:

  • Cá sau khi đã sơ chế sạch, mẹ cho vào 1 chén nước dùng chung với gừng và hành tím đập dập để luộc chín.
  • Cá chín thì vớt ra, bỏ xương rồi tán nhuyễn.
  • Cải xoong rửa sạch, xay nhuyễn.
  • Vớt bỏ phần gừng và hành tìm rồi cho gạo đã vo sạch và nấm rơm vào nồi nước luộc cá. Thêm ½ chén nước ấm và nấu cho đến khi cháo chín nhừ.
  • Rây cháo qua rây lọc để được phần cháo mịn.
  • Cho cá lóc, cháo vào nồi, khuấy đều.
  • Đun cho đến khi cháo sôi được 1 phút thì cho cải xoong vào, khuấy đều.
  • Cháo sôi lên lại thì tắt bếp.
  • Thêm dầu ăn vào là hoàn tất.

b.5. Cháo cá lóc bí đỏ

Nguyên liệu:

  • 15gr phi lê thịt cá lóc
  • 20gr gạo (khoảng 4 thìa cafe)
  • 1 thìa cafe dầu ô liu
  • 20gr bí đỏ
  • 1.5 bát nước
  • 1 lát gừng
  • 1 củ hành tím nhỏ

Cách thực hiện:

  • Cá sau khi đã sơ chế sạch, mẹ cho vào 1 chén nước dùng chung với gừng và hành tím đập dập để luộc chín.
  • Cá chín thì vớt ra, bỏ xương.
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi tán nhuyễn.
  • Vớt bỏ phần gừng và hành tìm rồi cho gạo đã vo sạch và nấm rơm vào nồi nước luộc cá. Thêm ½ chén nước ấm và nấu cho đến khi cháo chín nhừ.
  • Xay cháo, thịt cá và bí vào máy, xay nhuyễn.
  • Khuấy đều phần cháo cá lóc bí đỏ, bắt lên bếp đun cho đến khi sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Thêm dầu ăn vào là hoàn tất.

Cách nấu cháo cá lóc cho bé vô cùng đơn giản. Healthyblog.net tin rằng mẹ hoàn toàn có thể thực hiện thành công ngay từ lần thử đầu tiên. Ngoài các công thức nêu trên, mẹ cũng có thể kết hợp cá lóc với rau dền, rau mồng tơi, khoai lang, cà rốt,… để được những món cháo thơm ngon và dinh dưỡng cho bé nhé.

 

Rate this post