Updated at: 06-09-2020 - By: admin

Sau 6 tháng tuổi, đây là giai đoạn bé yêu bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ và cần nạp nhiều dưỡng chất hơn cho các hoạt động. Vì vậy, việc chú trọng xây dựng từng bữa ăn dặm của bé sao cho đầy đủ chất dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng. Trong số đó, mực là loại hải sản giàu dưỡng chất mà mẹ không nên bỏ qua. Healthyblog.net xin được gửi đến mẹ công thức nấu cháo mực cho bé ăn dặm ngoan chóng lớn.

Bí Quyết Nấu 5 Món Cháo Mực Thơm Ngon Giúp Bé Ăn Ngoan Chóng Lớn 1

1. Trẻ nhỏ ăn mực có tốt không?

Vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa thật hoàn thiện nên việc cân nhắc xem nên cho bé ăn thứ gì và chưa nên cho bé ăn thứ gì là điều cực kỳ quan trọng. Trong số các loại thủy hải sản, mực là một ứng cử viên sáng giá vì là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất cần cho sự phát triển của bé. Trong mực có chứa canxi, phốt pho, selen, đồng, chất đạm, natri, chất béo bão hòa cùng nhiều loại vitamin khác.

  • Canxi trong mực sẽ giúp hệ xương và răng của bé chắc khỏe. Có thể nói, canxi là một yếu tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển.
  • Mực cung cấp protein nên giúp ích cho sự hình thành, phát triển của làn da, mái tóc và giúp bé yêu có móng tay, móng chân khỏe mạnh hơn.
  • Trong mực cũng có chứa nhiều magie – đây là loại khoáng chất có thể giúp dây thần kinh thư giãn nếu được nạp một cách hợp lý.
  • Ăn mực cũng giúp hệ tiêu hóa bé yêu khỏe mạnh hơn. Dưỡng chất trong mực cũng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu thường thấy ở trẻ nhỏ.

Không chỉ với người lớn mà trẻ nhỏ ăn mực đều rất tốt. Đó là lý do vì sao mẹ nên thêm món cháo mực cho bé ăn dặm vào thực đơn.

Bí Quyết Nấu 5 Món Cháo Mực Thơm Ngon Giúp Bé Ăn Ngoan Chóng Lớn 2

2. Bé mấy tháng có thể ăn mực được?

Hiểu rằng mực cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bé mấy tháng ăn được mực là câu hỏi quan trọng mà mẹ không nên bỏ qua. Thật ra, bé bước vào tháng thứ 6 đã bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Nhưng lúc này, bé chỉ mới làm quen với các loại rau củ quả trước. Sau đó bé có thể làm quen với các loại thịt phổ biến, lành tính như thịt heo, thịt gà, thịt bò.

Bước vào tháng thứ 7, bé bắt đầu có thể làm quen với các loại thực phẩm có vị tanh như cá đồng, trứng gà. Vì các loại hải sản như tôm, mực, cá hồi dễ gây dị ứng nên mẹ không nên cho bé ăn từ quá sớm. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc món cháo mực cho bé nên được bắt đầu xuất hiện vào thực đơn ăn dặm của bé kể từ tháng thứ 8 hoặc trễ hơn là tháng thứ 9 – 10 để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé yêu.

3. Những lưu ý mẹ cần nhớ khi nấu cháo mực cho con

Để nấu cháo mực cho bé ăn dặm tốt nhất, mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây:
Mực cần được sơ chế cách kỹ lưỡng, đặc biệt là khử mùi tanh để bé có thể thưởng thức mực cách thơm ngon hơn.
Mẹ nên lựa chọn mực tươi sống, được mua tại những địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé yêu vì hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt.
Bé mới làm quen với mực chỉ nên ăn khoảng 10gr mực để theo dõi phản ứng và xem thử bé có bị dị ứng với mực hay không.
Trẻ dưới 12 tháng chỉ nên ăn khoảng 20gr – 30gr mực/lần và 1 tuần chỉ nên ăn 1-2 lần mực mà thôi.
Nếu cho bé ăn cháo mực hợp lý, đủ lượng, đúng cách thì cháo mực sẽ phát huy công dụng để giúp bé yêu của bạn khỏe mạnh hơn.

Bí Quyết Nấu 5 Món Cháo Mực Thơm Ngon Giúp Bé Ăn Ngoan Chóng Lớn 3

4. Gợi ý cách nấu 5 món cháo mực thơm ngon cho bé ăn dặm

Sau đây là 5 cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm ngoan chóng lớn mà Healthyblog.net xin được gửi đến mẹ:

a. Cháo mực bí đỏ đậu xanh

Nguyên liệu:

  • 20gr mực đã sơ chế
  • 15gr bí đỏ
  • 10gr đậu xanh đã bỏ vỏ
  • Dầu ăn trẻ em
  • 20gr gạo
  • 200ml nước dùng
  • Hành lá

Cách thực hiện:

  • Gạo vo sạch, đem nấu cùng 200ml nước dùng
  • Đậu xanh rửa sạch, hấp chín rồi tán nhuyễn (mẹ nên ngâm đậu xanh trước 1 tiếng trước khi hấp để đậu nhanh chín)
  • Bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, hấp chín rồi tán nhuyễn
  • Mực sau khi đã sơ chế sạch thì băm nhuyễn (nếu bé ăn chưa quen thì mẹ nên xay nhuyễn nhé).
  • Cho một thìa cafe dầu ăn vào chảo phi thơm cùng đầu hành lá băm nhuyễn. Sau đó cho mực vào, đảo đều một phút rồi tắt bếp.
  • Cháo chín nhừ thì cho đậu xanh, bí đỏ và mực vào khuấy đều.
  • Nấu thêm 2 phút thì tắt bếp.
  • Thêm hành lá cắt nhuyễn vào là hoàn tất.

b. Cháo mực súp lơ

Nguyên liệu:

  • 20gr mực đã sơ chế
  • 20gr gạo
  • 200 ml nước hầm rau củ
  • 20gr súp lơ xanh
  • hành lá
  • Dầu ô liu

Cách thực hiện:

  • Súp lơ rửa sạch, thái nhỏ rồi đem thái nhuyễn.
  • Mực sau khi đã sơ chế thì băm nhuyễn. Cho 1 thìa cafe dầu ăn vào chảo, phi thơm với ít đầu hành lá cắt nhỏ, sau đó cho mực và súp lơ vào xào khoảng phút thì tắt bếp.
  • Gạo vo sạch rồi ninh nhừ với nước hầm rau củ
  • Cháo chín thì cho mực và súp lơ vào, khuấy đều
  • Nấu thêm 2 phút nữa thì tắt bếp
  • Thêm hành lá cắt nhuyễn vào là có thể cho bé thưởng thức

c. Cháo mực cà rốt

Nguyên liệu:

  • 20gr mực đã sơ chế
  • 20gr gạo
  • 200 ml nước hầm xương
  • 20gr cà rốt
  • hành lá
  • Dầu ô liu

Cách thực hiện:

  • Mực sơ chế sạch rồi băm nhuyễn.
  • Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhuyễn
  • Phi thơm mực, cà rốt cùng với 1 thìa cafe dầu ăn
  • Gạo rửa sạch, nấu chín cùng với nước hầm xương
  • Cháo đã chín nhừ thì cho mực cà rốt vào, khuấy đều
  • Nấu cháo thêm 2 phút thì tắt bếp
  • Nêm hành lá cắt nhuyễn vào là hoàn tất món ăn.

d. Cháo mực cà chua

Nguyên liệu:

  • 20gr mực đã sơ chế
  • 20gr gạo
  • 200 ml nước hầm gà
  • 20gr súp cà chua
  • Hành lá
  • Dầu ô liu

Cách thực hiện:

  • Mực sơ chế sạch rồi thái thật nhỏ
  • Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái nhuyễn
  • Bắt chảo lên bếp, phi thơm đầu hành lá băm nhuyễn với 1 thìa cafe dầu ăn. Sau đó cho cà chua
  • vào xào khoảng 1 phút. Cho mực vào xào chung thêm 1 phút nữa thì tắt bếp.
  • Gạo vo sạch rồi nấu cùng nước hầm gà cho đến khi chín nhừ
  • Cho hỗn hợp mực và cà chua vào nồi cháo, khuấy đều
  • Nấu cho đến khi cháo sôi lên thì tắt bếp
  • Nêm hành lá cắt nhuyễn nữa là có thể cho bé ăn cháo

e. Cháo mực rau ngót

Nguyên liệu:

  • 20gr mực đã sơ chế
  • 20gr gạo
  • 200 ml nước hầm rau củ
  • 20gr rau ngót
  • Hành lá
  • Dầu ô liu

Cách thực hiện:

  • Mực sơ chế sạch thì thái nhuyễn.
  • Phi thơm đầu hành lá với một ít dầu, sau đó cho mực vào xào khoảng một phút.
  • Rau ngót bỏ cọng, chỉ lấy lá. Sau khi rửa sạch thì mẹ đem đi thái sợi thật nhỏ.
  • Gạo vo sạch, ninh nhừ cùng nước hầm rau củ
  • Cháo chín thì cho mực vào, khuấy đều
  • Sau đó cho rau ngót vào, khuấy đều lần nữa
  • Cháo sôi lên thì tắt bếp

Như vậy là Healthyblog.net đã chia sẻ với mẹ 5 công thức nấu cháo mực cho bé rồi. Mẹ có thể dựa trên công thức trên để chế biến cháo mực với các loại nguyên liệu khác giúp thay đổi khẩu vị cho bé nhé.

5. Những câu hỏi liên quan khi nấu cháo mực cho bé

Mẹ học bí quyết nấu món cháo mực cho bé cũng thường có một số thắc mắc liên quan sau đây, Healthyblog.net sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc ấy:

a. Sơ chế mực như thế nào để khử mùi tanh của mực?

Sơ chế mực như thế nào rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến hương vị món cháo. Nếu mực không được làm sạch cũng không tốt cho bé. Mực không được khử mùi tanh sẽ khiến bé khó ăn.
Cách sơ chế mực:

  • Lột bỏ lớp mang mực bên ngoài
  • Dùng dao rạch bụng để bỏ phần nội tạng mực
  • Rửa mực với nước lạnh
  • Dùng rượu trắng và chút muối để làm sạch và khử mùi tanh của mực
  • Sau đó rửa mực bằng nước lạnh một lần nữa
  • Đối với các bé đã trên 1 tuổi có thể ăn cháo nêm gia vị thì mẹ nên ướp mực với chút nước mắm trước khi tiến hành nấu cháo nhé.

b. Mực nấu với các loại rau củ nào giúp khử mùi tanh tốt?

Lựa chọn nguyên liệu để nấu cùng mực cũng rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Mực sẽ rất hợp khi kết hợp với bí đỏ, cà rốt, súp lơ, hành tây, đậu xanh,…

c. Những lưu ý khác khi nấu cháo mực cho bé:

Khi nấu cháo mực cho bé 8 – 9 tháng, lúc này bé đã quen với việc ăn dặm nên mẹ chỉ cần thái thật nhỏ (tùy khả năng ăn của bé là được). Tuy nhiên, với các bé lớn hơn thì mẹ cũng điều chỉnh kích cỡ thái mực sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của bé nhé.

Bé dưới một tuổi chưa nên làm quen với các loại gia vị, do đó việc dùng nước hầm xương, hầm gà hay nước hầm rau củ là đã đủ vị ngọt cho món cháo. Tuy nhiên, sau khi bé đã được hơn một tuổi thì mẹ có thể tập cho bé làm quen với các loại gia vị từng chút một nhé.

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi có thể ăn từ 30gr đến 40gr mực mỗi lần ăn, bé trên 3 tuổi có thể ăn đến 50gr mực mỗi lần ăn và một tuần chỉ nên ăn từ 1 đến 2 lần là đủ. Tùy theo lứa tuổi và khả năng ăn của bé mà ngoài món cháo, mẹ có thể nấu súp, bún, nui hay mì mực cho bé thưởng thức nhé.

Chúc mẹ thành công với các món cháo mực cho bé ăn dặm ngon chóng lớn mà Healthyblog.net đã chia sẻ bên trên nhé.

 

Rate this post