Updated at: 26-04-2020 - By: admin

NHỮNG CÁCH ĐỂ BIẾT KHI NÀO EM BÉ ĐÓI BỤNG?

Trong lúc mẹ tập làm quen với con của mình, mẹ sẽ học được rằng đứa bé làm gì để cho mẹ biết cháu đang đói bụng. Mỗi bé hơi khác nhau một chút. Đây là một số điều mà bé có thể làm:

  • Cử động môi như thể bé đang mút.
  • Đặt tay của bé lên miệng hoặc mặt.
  • Mút nắm tay hoặc các ngón tay của bé.
  • Quay đầu qua lại trong lúc há miệng.
  • Tìm cách trườn về phía vú của mẹ.

Luôn luôn cố gắng cho con bú sữa mẹ khi thấy các dấu hiệu báo trước này. Nếu mẹ bỏ lỡ các dấu hiệu báo trước và con đang khóc, mẹ cần dỗ con nín trước khi có thể bú mẹ.

NHỮNG CÁCH ĐỂ ÔM BÉ TRONG LÚC CHO BÉ BÚ SỮA:

Tư thế nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi thì tốt để giúp một bé mới sinh bú sữa mẹ nhưng có thể dùng tư thế này bất cứ lúc nào mẹ và con thích. Cũng có những tư thế khác mẹ có thể dùng. Sau đây sẽ làm nhưng cách đơn giản và phổ biến nhất:

  • Bụng áp sát bụng: Khi bụng của con áp sát vào bụng mẹ, bé có thể ngậm vào núm vú của mẹ một cách dễ dàng hơn. Khi mẹ ẵm con của mình để mũi của bé ngang với núm vú của mình, bé có thể ngả đầu ra trong lúc ngậm vào núm vú. Với cách này bé sẽ ngậm được phần lớn bầu vú của mẹ và núm vú của mẹ trong miệng bé.
  • Ngậm vào núm vú: Khi đứa bé ngậm núm vú đúng cách, cằm của bé sẽ ép vào ngực mẹ, đầu của bé sẽ nghiêng ra phía sau, và mũi của bé sẽ cách xa ngực mẹ. Mẹ muốn bé ngậm núm vú của mẹ và một phần bầu vú của mẹ trong miệng của cháu.
  • Dùng  gối: Những chiếc gối có thể hỗ trợ mẹ có một tư thế thoải mái, hoặc bảo vệ vết sẹo của mẹ nếu mẹ sinh mổ ở bụng. Mẹ không cần chiếc gối đặc biệt để cho con bú, nhưng một số bà mẹ thích có chúng.
  • Tư thế tay của mẹ: Nếu tay mẹ đỡ phía sau đầu của bé, bé có thể ngả đầu vào tay mẹ và không ngậm chặt núm vú. Để dễ dàng giúp mẹ ngậm chặt núm vú hơn nếu tay của mẹ đặt phía sau vai bé và đỡ lấy cổ của bé.
  • Chờ cho đến khi bé há miệng to: Hãy chắc chắn là cằm của con đang chạm vào vú của mẹ. Chú ý khi con há to miệng tìm núm vú, hãy nhẹ nhàng ép vai con để bé sát vào người mẹ hơn. Bằng cách này núm vú và khu vực chung quanh núm vú sẽ nằm sâu trong miệng của bé hơn.
  • Đỡ lấy bầu vú của mẹ: Mẹ có thể cần phải dùng tay để đỡ bầu vú của mình. Mẹ sẽ cần phải đưa các ngón tay và ngón cái xa khỏi bầu vú để chúng không cản trở miệng của con.

CÁC TƯ THẾ CHO CON BÚ CƠ BẢN:

1. Nằm xuống:

  • Khi mẹ mệt mỏi (và tất cả các bà mẹ mới sinh con đều mệt mỏi!) thì điều giúp mẹ là có thể nằm cho con bú.
  • Nằm nghiêng một bên, với một cái gối đặt dưới đầu mẹ. Một số bà mẹ cũng thích đặt chiếc gối ở sau lưng hoặc một chiếc gối ở giữa hai đầu gối nữa.
  • Để cho chiếc gối đỡ lấy sức nặng của đầu mẹ.
  • Đặt con nằm một bên và quay mặt về phía mẹ.
  • Kéo bé đến gần để cho mũi của bé ngang tầm với núm vú của mẹ và cằm của bé ép vào ngực mẹ. Khi bé ngả đầu ra sau và há miệng to, đưa bé vào gần hơn để giúp bé ngậm vào núm vú.tuthebu1

2. Ôm con kiểu ôm bóng bầu dục (khi cho con bú từ vú bên trái):

  • Đặt một cái gối sau lưng mẹ.
  • Ôm con bên cạnh mẹ với tư thế thân người của bé nằm giữa cùi chỏ trái của mẹ và hông của mẹ, sao cho đôi chân và bàn chân của bé hướng vào lưng mẹ.
  • Tay trái của mẹ sẽ ở phía sau hai vai và cổ của bé.
  • Mẹ có thể dùng bàn tay phải của mình để đỡ bầu vú.tuthebu2

3. Tư thế nằm vắt ngang qua (cross-cradle) (khi cho con bú từ vú bên trái)

  • Dùng cánh tay phải để giữ con.
  • Đặt bàn tay phải của mẹ sau hai vai và cổ của bé.
  • Mẹ có thể dùng bàn tay trái của mình để nâng lấy bầu vú.
  • Tư thế nằm nôi (khi cho con bú từ vú bên trái)
  • Giữ con trong cánh tay trái của mẹ, với đầu của bé gần cùi chỏ của mình. Bàn tay mẹ đỡ lấy mông của bé.
  • Mẹ có thể dùng bàn tay phải để đỡ lấy bầu vú của mình nếu cần, hoặc dùng bàn tay phải để giúp nâng đỡ sức nặng của con.tuthebu3

4. Cho con bú theo tư thế ngả lưng về sau (cho bú sinh học)

  • Với tư thế này, mẹ nằm ngả lưng thoải mái về sau, lưng mẹ có thể dựa vào ghế, gối tựa hay vách với một góc 45 độ.
  • Sau đó, đặt bé nằm lên bụng và tì vào ngực mẹ để bú. Tư thế ngả lưng về sau mẹ sẽ không cần quá nhiều sức để giữ bé mà ngược lại tạo sự thoải mái cho cả bé và mẹ.tuthebu4

5. Cho con bú theo tư thế giữ Koala

Mô phỏng theo tư thế của những chú gấu Koala khi cho con bú, mẹ sẽ dùng đầu gối làm điểm tựa để giữ bé khi cho bé ngồi lên và mẹ ngồi thẳng đứng vừa tầm cho con chạm vào bầu sữa mẹ để bú.tuthebu5

BÉ GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NGẬM VÚ:

  • Các em bé nào đã khóc nhiều có thể khó để cho bú hơn. Một em bé đang khóc thì cái lưỡi nằm phía trên của vòm miệng khiến cho bé khó ngậm được vú. Các mẹ có thể thử:
  • Để ý xem các dấu hiệu ban đầu cho biết con đã sẵn sàng để bú sữa mẹ (ví dụ như đưa tay lên miệng) và cho bé bú sữa mẹ trước khi bé bắt đầu khóc.
  • Bồng bé thẳng lên cho bụng con áp sát vào ngực mẹ, vỗ nhẹ vào lưng con và nói chuyện với con cho đến khi con đã nín. Sau đó thử cho bú vú mẹ lại lần nữa.
  • Chuyển sang một tư thế cho bú khác.
  • Xem đứa bé có sẽ tự mình ngậm lấy vú mẹ hay không trong tư thế nằm ngửa.
  • Để cho bé mút ngón tay sạch của mẹ trong một phút để giúp bé nín. Sau đó thử cho bú vú mẹ lại lần nữa.
  • Nặn ra chút ít sữa trên đầu núm vú của mẹ cho bé ngửi và bé sẽ nếm sữa ngay lập tức.
  • Cho bé uống bằng tách hoặc bằng muỗng chút ít sữa nặn ra từ vú và sau đó thử cho bú ở vú.

MẸ PHẢI LÀM GÌ KHI VÚ BỊ CĂNG ĐẦY:

Từ hai đến bốn ngày sau khi con của bạn chào đời, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu tạo ra nhiều sữa. Vú của mẹ có thể cảm thấy cứng và đau. Vú của mẹ có thể bị căng đầy khiến con bé khó ngậm được núm vú. Điều này sẽ giúp ích, nếu mẹ:

  • Cho con bú thường xuyên mỗi khi con muốn bú.
  • Cho bú ở cả hai bên vú mỗi lần cho con bú.
  • Chắc chắn là bé ngậm được núm vú đúng cách. Điều này sẽ giúp đứa bé bú được nhiều sữa hơn.

Nếu bé vẫn không thể ngậm vào núm vú được, mẹ có thể thử nặn ra một chút sữa. Con của bạn có thể bú sữa này từ một chiếc muỗng hoặc tách. Sau đó thử cho bé bú vú mẹ lần nữa, trước khi vú của mẹ trở nên quá căng cứng. Nếu vú mẹ bị căng đầy khiến con bé không thể ngậm được núm vú, mẹ có thể thử:

  • Nặn ra một chút sữa trước khi cho con bú. Điều này làm cho khu vực chung quanh núm vú mềm hơn.
  • Đặt một túi nước đá (bọc trong một tấm vải) hoặc một cái khăn lạnh lên vú của mẹ giữa những lần cho bú.
  • Đặt một cái khăn ấm lên vú mẹ trước khi cho bú để giúp sữa chảy ra dễ dàng.
  • Liên lạc với chuyên viên cho bú sữa mẹ nếu bạn tiếp tục gặp khó khăn trong việc cho con ngậm vào núm vú của mình.
  • Có thể phải mất một hoặc hai ngày hoặc cho tới một tuần để hoàn toàn chấm dứt cảm giác vú bị quá căng. Điều này bình thường. Bạn vẫn sẽ còn đầy đủ sữa cho con của mình khi mẹ cảm thấy mềm hơn.bebu1

LÀM THẾ NÀO ĐỂ MẸ BIẾT NẾU CON BÚ ĐỦ SỮA HAY KHÔNG?

Hầu hết các bé sẽ sụt cân trong một vài ngày đầu tiên, nhưng sau đó chúng phải bắt đầu lên cân lại. Người hộ sinh của mẹ, trung tâm y tế cộng đồng của mẹ, đơn vị y tế công cộng tại địa phương của bạn hoặc bác sĩ sẽ cân đứa con của bạn kiểm tra. Tại nhà, mẹ có thể quan sát các điều sau đây:

  • Bé đang bú ít nhất tám lần trong 24 tiếng đồng hồ. Bé bú thường xuyên hơn cũng không sao. Bụng của bé nhỏ nên bé cần phải bú nhiều lần.
  • Bé thay đổi từ mút nhanh lúc mới bắt đầu bú sang mút chậm. Mẹ có thể nghe hoặc thấy bé nuốt sữa. Bé có thể đổi sang mút nhanh trở lại sau đó trong khi bú. Điều này không sao.
  • Sau khi con của bạn đã được bốn ngày, bé có ít nhất từ ba đến bốn tấm tã dính phân mỗi 24 tiếng. Phân có màu vàng và giống như súp đặc. Sau sáu hoặc tám tuần, bé có thể đi tiêu ít lại. Điều này bình thường.
  • Ngực của bạn có thể cảm thấy mềm hơn sau khi con của quý vị bú.
  • Đây là bảng thời gian biểu cho bé bú hàng ngày, bạn có thể tham khảo:bebu2

Xem thêm:

Hai Cách Dạy Con Ngoan Cực Hiệu Quả Mà Nhiều Cha Mẹ Việt Bỏ Qua

Trẻ Hay Mút Tay, Làm Thế Nào Để “Cai” Mút Tay Cho Bé?

5/5 - (4 votes)