Updated at: 10-05-2020 - By: admin

Các bà mẹ ở tháng thứ 5 nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào để có thể giúp cho con mình phát triển được một cách toàn diện nhất. Tất nhiên là phải xây dựng được thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 thật phù hợp. Dưới đây là những gợi ý cho các mẹ bầu, cùng tham khảo nhé!

Thai nhi trong tháng thứ 5 phát triển như thế nào?

Để xây dựng thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 một cách chính xác, khoa học nhất, mẹ bầu cần nắm rõ sự phát triển của con yêu trong giai đoạn này. Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh, có chiều dài khoảng từ 15  16cm, trọng lượng tầm khoảng 240  260gr.

Lúc này, các bộ phận của cơ thể bé yêu đã bắt đầu phát triển rõ rệt: mắt mũi, tóc, miệng, móng tay, móng chân cũng bắt đầu rõ nét hơn. Nhịp đập của tim thai nhi trong giai đoạn này cũng trở nên nhanh và mạnh hơn, khung xương và các cơ cũng từng bước phát triển,…

Não của bé lúc này đang phân định các vùng riêng biệt cho các cơ quan thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác và xúc giác. Bé con đã có thể nghe được giọng nói của cha mẹ từ trong bụng mẹ. Do đó, bố mẹ có thể nói chuyện với bé hoặc ngân nga những giai điệu du dương khi mình muốn nhé!

Thực Đơn Bà Bầu Tháng 5Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh

 Vào tháng thứ 5, cơ thể mẹ bầu cũng có rất nhiều thay đổi. Cụ thể như:

  • Tử cung to ra nhanh chóng khiến bụng dưới lộ ra rõ ràng, chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn, thể trọng đã tăng nhanh, ngực và mông nở to ra, ở ngực và bụng, mông, chân,… cũng bắt đầu xuất hiện những vết rạn da.
  • Bà bầu cũng bắt đầu cảm thấy đau lưng, 2 bên sườn kèm theo nhức mỏi khắp cơ thể do các khớp và dây chằng bị kéo giãn ra.
  • Có thể thấy bàn chân và mắt cá chân của bà bầu đã bắt đầu sưng phù lên do cơ thể đang tích nhiều nước và máu lưu thông chậm hơn bình thường.
  • Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều hơn, nhưng cũng gặp phải một số vấn đề khó chịu về hệ tiêu hóa như: ợ chua, tiêu chảy, đầy bụng, táo bón,…
  • Mẹ bầu tăng tiết dịch âm đạo và bầu ngực to ra, có thể xuất hiện sữa non. Bên cạnh đó, bà bầu bắt đầu cảm nhận được những lần thai máy.

Cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

Thai nhi ở tháng thứ 5 cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển một cách hoàn thiện nhất. Chế độ dinh dưỡng chuẩn đối với bà bầu tháng thứ 5 như sau:

Bà bầu nên ăn những gì trong tháng thứ 5?

Uống nhiều sữa và đủ nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là khi đang mang bầu. Vì vậy, bà bầu không nên để bị thiếu nước nhằm ngăn ngừa táo bón, tốt nhất nên uống ít nhất là 2 lít nước/ ngày.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên uống 2 ly sữa/ ngày để bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ xương và răng. Ngoài ra, trong sữa còn hỗ trợ cơ thể mẹ bầu bổ sung một số khoáng chất quý giá như: Omega3, Omega6, DHA, ARA,… giúp cho não bộ bé yêu phát triển được một cách toàn diện nhất.

Các thực phẩm giàu protein: Một chế độ ăn giàu protein là rất cần thiết đối với mẹ bầu, để đảm bảo đủ chất cho em bé có thể lớn lên khỏe mạnh và bình thường. Bà bầu cần biết rằng các bộ phận của cơ bắp, da và các cơ quan khác của thai nhi rất cần có đủ protein để duy trì và phát triển. Những thực phẩm giàu protein mẹ nên ăn là: thịt bò, trứng, thịt gà, thịt lợn, các loại hạt, ngũ cốc, đậu,…

Thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón là tình trạng thường xảy ra trong thai kỳ nên bà bầu cần chú ý chế độ ăn cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ cho mình, đặc biệt là bắp cải, cà rốt, các loại rau có lá xanh, cà chua, củ cải đường,…

Thực Đơn Bà Bầu Tháng 5Một chế độ ăn giàu protein là rất cần thiết đối với mẹ bầu

 Thực phẩm giàu các loại vitamin và khoáng chất: Vitamin là chất rất cần thiết đối với cơ thể con người, đặc biệt là những bà bầu mang thai tháng thứ 5. Vitamin có chức năng tăng cường sức đề kháng, giúp cho bà bầu ngăn ngừa được các bệnh cảm cúm,… Đồng thời, giúp quá trình hấp thu canxi cho cơ thể được đầy đủ để cho xương bé phát triển được chắc khỏe.

Để bổ sung đủ lượng vitamin bà bầu nên ăn nhiều các thực phẩm như rau xanh, giò heo, các loại hạt, trái cây, gan lợn, rong biển, tôm,… Trái cây tươi cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đồng thời có hương vị thơm ngon, dễ ăn nên bà bầu rất thích. Những gợi ý về trái cây cho mẹ bầu tháng thứ 5 là: táo, lê, cam, chanh, chuối, kiwi, cam, dưa hấu, dâu, nho,…

Ngũ cốc: Bà bầu đừng bỏ qua các loại ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, cơm, ngô, đậu, khoai, yến mạch,… trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình vì chúng rất giàu các vitamin E, B, sắt, magnesium,… rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của em bé cũng như tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.

Bà bầu không nên ăn những gì trong tháng thứ 5?

Việc ăn uống ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ có vẻ thoải mái hơn nhiều, nhưng mẹ bầu vẫn cần tránh xa những thực phẩm dưới đây:

Rượu bia, cà phê và các loại đồ uống có ga: Rượu chính là đồ uống cấm kỵ trong thai kỳ bởi nó có thể gây ra hội chứng nhiễm độc bào thai vô cùng nguy hiểm. Trà đặc và cà phê cũng không nên uống vì nó có chứa caffeine gây kìm hãm, rối loạn sự phát triển của em bé. Dù có “nghiền” đến mấy, bà bầu chỉ nên uống 1 ly nhỏ/ ngày nhưng nếu tuyệt đối tránh thì tốt hơn. Đồ uống có ga cũng có chứa caffeine, đường và các loại calo không lành mạnh, cho nên thay vào đó, bà bầu nên uống các loại nước ép trái cây tươi hoặc nước cam, chanh, bưởi,… rất tốt cho cơ thể đấy.

Thực phẩm giàu chất béo và các loại đường ngọt: Ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo và chất đường ngọt không lành mạnh có thể khiến cho cân nặng của bà bầu tăng nhanh chóng và gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như: béo phì, đái tháo đường, thừa cân, khó sinh,…

Thức ăn quá nhiều muối: Khi bà bầu mang thai trong tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn nhằm tránh làm hại thận, không tốt cho huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa,… như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của thai nhi.

Ngoài những thực phẩm kiêng kỵ kể trên, mẹ bầu vẫn lưu ý, không được ăn những thức ăn chưa được nấu chín, thức ăn tái sống như gỏi cá, sữa chưa tiệt trùng, cũng như những thực phẩm có chất bảo quản gây cho sức khỏe của mình như: thực phẩm đóng hộp, đóng gói, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ,…

Thực Đơn Bà Bầu Tháng 5Khi bà bầu mang thai trong tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5

 Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tháng thứ 5  Canh cua mùng tơi: 

Món ăn canh cua rau mồng tơi ngon mát ngày hè dành cho các bà bầu không chỉ vừa đơn giản dễ làm mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp bổ sung lượng canxi cho cơ thể, đồng thời giúp giải nhiệt rất tốt đối với cả bà bầu và thai nhi.

Chuẩn bị: Cua đồng 300gr + Rau mồng tơi 1 mớ + Hành khô + Gia vị

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Cua làm sạch, đem giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ kèm theo chút muối.
  • Bước 2: Nhặt và rửa sạch rau mồng tơi, có thể thái rau nhỏ, sao cho vừa ăn là được.
  • Bước 3: Lọc lấy nước cua, nêm thêm chút gia vị, đun trên lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi để khuấy nhẹ đến khi nước canh gần sôi thì mở vung ra. Đợi nước sôi đều thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi múc nước cua nóng rưới lên gạch cua cho gạch được cứng hơn và đóng thành bánh rồi tiếp theo bỏ rau vào.
  • Bước 4: Rau chín mềm, bắc xuống là có thể ăn được.

Thực Đơn Bà Bầu Tháng 5Món ăn canh cua rau mồng tơi ngon mát ngày hè rất tốt cho các bà bầu

 Thực đơn dành cho bà bầu tháng thứ 5  Gan heo cuốn lá lốt

Nguyên liệu: Gan heo 300gr + Hành tím 2 củ + Lá lốt + Nước mắm, tỏi, ớt + Hạt nêm + Dầu ăn.

Cách chế biến như sau:

  •  Bước 1: Hành tím lột vỏ, xắt thành lát mỏng. Gan heo đem tráng qua nước lạnh, xắt bằng con chì, ướp cùng với hành tím, hạt nêm trong khoảng 5 phút cho thấm. Lá lốt đem rửa sạch từng lá, dùng khăn lau khô.
  •  Bước 2: Bày lá lốt ra đĩa, đặt miếng gan lên trên rồi cuốn lại. Bắc chảo lên bếp, tráng một chút dầu  ăn, đợi nóng lên rồi cho gan cuốn lá lốt vào áp chảo cho chín xém. Khi ăn chấm với nước mắm tỏi, ớt.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5Gan heo cuốn lá lốt  Món ngon cho các bà bầu tháng thứ 5

Một gợi ý khác cho các bà bầu tháng thứ 5 có thể tham khảo thực đơn mẫu cụ thể trong 1 ngày như sau: các loại ngũ cốc 200gr, trứng gà ta khoảng 2 – 3 quả, sữa 250ml, rau 500gr, tôm 5 – 19gr, đậu 100 – 200gr, hoa quả. Dù lên thực đơn các bữa ăn như thế nào thì mẹ bầu cũng cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhé.

Kết luận

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ, là điều kiện cần và đủ để bà bầu và thai nhi khỏe mạnh. Mặt khác, dù đang ở bất kỳ tháng nào của thai kỳ, bà bầu cũng nên đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Từ đó có kế hoạch bổ sung thêm các chất cần thiết, phù hợp đối với từng giai đoạn của thai. Có như vậy, bé yêu mới phát triển được một cách hoàn thiện và khỏe mạnh nhất.

Xem thêm:

Xây Dựng Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Như Thế Nào Tốt?

Nguồn tham khảo:

  • https://www.mammykids.com/dinhduongchobabauthangthu5.html
  • https://www.huggies.com.vn/mangthai/dinhduongdanhchobabau/thucdonhangngaychobabausaochoduchat
  • https://www.hellomotherhood.com/dietplanforyourfifthmonthofpregnancy8603943.html
5/5 - (1 vote)