Khi mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu đã hết ốm nghén và có thể ăn được nhiều món ngon mà không cần phải kiêng kỵ gì nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên lưu ý thêm một số điều về thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 để cho con khỏe, mẹ vui. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Thai nhi tháng thứ 6 sự phát triển như thế nào?
Tháng thứ 6 là thai nhi đang ở giai đoạn cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2, sự phát triển của thai nhi cũng có những thay đổi đáng kể, kéo theo đó là tốc độ gia tăng nhanh chóng của vòng bụng mẹ. Do đó, mẹ cần chú ý phân bổ thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 sao cho hợp lý, khoa học nhé.
Phần lớn chất dinh dưỡng mà mẹ bầu ăn trong thời điểm này sẽ chuyển hoàn toàn cho cơ thể bé. Do đó, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy đói nhiều và đặc biệt muốn ăn nhiều thức ăn hơn trong giai đoạn này.
Điểm nổi bật của thai nhi 6 tháng, trong tuần 24 và 25 đó là tế bào thần kinh của bé yêu sẽ di chuyển đến từng cấp độ khác nhau của bộ não, từ đó giúp bé tạo ra các liên kết thần kinh sau khi sinh.
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 cũng có những thay đổi đáng kể
Vào giai đoạn tháng thứ 6, thai nhi đã có trọng lượng đạt đến 320gr 350gr, chiều dài cơ thể của bé đã đạt hơn 25,5cm, kích thước tương đương với hình dáng của một quả chuối lớn. Trọng lượng chuẩn của mẹ bầu đến lúc này đã tăng lên 4,5kg. Nếu mẹ đang bị thừa cân thì cũng nên lưu ý nhé.
Nhận thức và giác quan của thai nhi cũng phát triển đáng kể cùng với sự tiến bộ của xúc giác, thị giác và thính giác, biểu hiện đó là bé ngày càng tăng nhận biết được các âm thanh quen thuộc. Hơn nữa, bé cũng sẽ bắt đầu trải nghiệm việc học hỏi và ghi nhớ thông qua hình thức sơ khai, còn gọi là sự thích ứng.
Chuyển động của bé yêu trong tháng 6 đang dần trở nên mạnh, rõ rệt hơn. Bởi giai đoạn này, bé sẽ lăn, nhào lộn và đá ngược vào trong bụng mẹ. Cân nặng của thai nhi cũng sẽ tăng lên, bé trở nên mạnh mẽ hơn và bắt đầu hiếu động, phát triển kỹ năng vận động tốt hơn.
Tùy thuộc vào tốc độ phát triển và tăng trưởng về kích thước, động tác vận động của bé sẽ trở nên chậm lại vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Vì lúc này bụng mẹ đã chật hơn, bé có ít không gian để có thể di chuyển. Và thói quen ngủ của bé có thể sẽ không trùng với lịch ngủ của bạn.
Một trong những hình thức đơn giản nhất của bộ nhớ đó là bé đang học cách thích ứng, tuy còn bỡ ngỡ nhưng trong đó đã có sự điều chỉnh theo môi trường xung quanh. Bé sẽ tiếp tục phát triển thêm kỹ năng này ngay sau khi sinh.
Kỹ năng thích ứng còn giúp bé ngủ được dễ dàng hơn dù đang nằm giữa những tiếng động, chẳng hạn như tiếng quạt máy hoặc tiếng xe cộ ồn ào ngoài đường. Đến tuần thứ 24, thính giác của bé đã chính thức hoàn chỉnh. Do đó, bé đã có thể nghe được nhịp tim của mẹ rồi đấy!
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tháng thứ 6: Nên ăn những gì?
Trong giai đoạn này, thực đơn dành cho bà bầu tháng thứ 6 cần ưu tiên chú ý cả về lượng và chất cùng với nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng như:
Nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin: Các vitamin A, B, C, D,… cực kỳ quan trọng và có vai trò tương đương nhau trong bảng tổng hợp những dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe của bà bầu cũng như thai nhi trong suốt thai kỳ.
Chỉ khi đã bổ sung đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mẹ bầu mới có đủ sức để chống lại, phòng ngừa những tác nhân gây bệnh. Đồng thờ, mẹ cũng bảo vệ sự phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ của bé con ở trong bụng.
Nhóm thực phẩm có chứa nhiều đạm (protein): Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên hấp thụ 1 lượng thức ăn chứa khoảng 85gr protein/ ngày để thỏa mãn nhu cầu hoạt động của cơ thể cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất xơ: Tử cung của mẹ bầu lúc này đang trên đà phát triển nhanh, chính vì vậy, đường ruột cũng sẽ bị ép chặt. Tình trạng đó dẫn đến chứng táo bón cho mẹ bầu. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều loại thức ăn có hàm lượng chất xơ và vitamin phong phú như: rau xanh, củ quả, trái cây, các loại ngũ cốc,…
Nhóm thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, canxi và sắt: Đây là giai đoạn thai đang có sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc về hệ xương cũng như các bộ phận khác trên cơ thể. Do đó, khoáng chất như canxi và sắt là 2 chất không thể thiếu trong thực đơn dành cho bà bầu tháng thứ 6. Hơn nữa, mẹ bầu còn cần một lượng lớn canxi để có thể củng cố được vững chắc hệ xương, giúp nâng đỡ khối lượng bụng bầu đang ngày một lớn dần.
Thực đơn cho bà bầu từ tháng thứ 6 cần phải đầy đủ canxi nhé
Uống đủ nước: Ngoài ra, trong chế độ ăn uống của bà bầu tháng thứ 6 cũng cần chú ý bổ sung lượng nước uống đầy đủ cho mẹ mỗi ngày. Thai phụ cần uống ít nhất từ 2 2,5 lít nước/ ngày để giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra một cách bình thường nhất.
Thực đơn dành cho bà bầu tháng thứ 6: Cần tránh ăn gì?
Mặc dù đã được ăn uống được thoải mái hơn giai đoạn 3 tháng đầu, nhưng không vì vậy mà mẹ bầu chủ quan đến mức ăn cả những món có hại cho thai nhi. Cụ thể:
Mẹ bầu cần nói “không” với các thức uống có cồn như rượu bia và chất kích thích, caffeine hay cocain,… Bởi lẽ, nó sẽ gây ra hệ quả khôn lường cho mẹ bầu là tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, gây đau đầu,… từ đó, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé yêu trong bụng mẹ.
Đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ là những món mà mẹ bầu 6 tháng không nên ăn. Vì chúng không những dễ làm cho mẹ bầu bị mất nước mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bài tiết của mẹ bầu, lâu dần có thể dẫn đến bệnh đau dạ dày, bệnh trĩ, tiêu chảy và cả táo bón. Tình trạng táo bón nghiêm trọng có thể khiến cho bụng của mẹ bầu bị nén xuống. Khi đó, mẹ buộc phải rặn nhiều, tử cung theo đó cũng bị ép xuống, có thể gây động thai, dọa sảy thai hoặc thậm chí là sinh non.
Thực phẩm cay nóng là những món bà bầu không nên ăn
Đồ ăn nhiều đường, nước ngọt có gas: Lượng đường mẹ bầu nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm cho mẹ bị hao tổn lượng canxi gây loãng xương sau này. Hơn nữa, ăn nhiều đồ ngọt lại rất dễ khiến mẹ bị tăng cân và tiểu đường thai kỳ.
Hạn chế nêm nếm gia vị, muối, bột ngọt: Thành phần chính trong bột ngọt chính là chất Sodium glutamate sẽ có khả năng làm tiêu hao đi lượng kẽm trong cơ thể mẹ bầu. Trong khi đó, chất kẽm rất cần thiết cho sự phát triển các cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi.
Hạn chế ăn muối: Lượng muối nếu bổ sung vào cơ thể quá nhiều dễ gây tình trạng tích nước, từ đó gây phù nề, tăng huyết áp, gây áp lực lên thận, thậm chí còn gây nhiễm độc thai nghén. Do đó, mẹ bầu hãy hạn chế thêm muối vào các món ăn nhé.
Gợi ý món ngon cho thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6
Gan lợn xào thơm đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu
Gan lợn có màu vàng đỏ, khi xào cùng gia vị thơm cay, đậm đà mùi vị gừng, hành, tỏi,… rất thích hợp cho bữa phụ. Đồng thời, món gan lợn còn chứa hàm lượng sắt cao, rất phù hợp cho các thai phụ đang muốn bổ sung chất sắt.
Gan lợn xào thơm đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu
Cách làm món gan lợn xào thơm cho mẹ bầu 6 tháng như sau:
- Gan lợn đem rửa sạch rồi cắt thành các miếng nhỏ, dài 4cm, rộng 4cm, dày 0,3cm. Tiếp theo, thêm muối và bột đậu (20gr) + gừng + tỏi bóc vỏ, thái thành miếng mỏng, hành tỉa thành hoa để trang trí.
- Dùng 1 bát nước hòa bột đậu (10gr) rồi thêm rượu + nước tương + giấm + đường trắng + mì chính để làm thành nước sốt.
- Bắc chảo lên bếp, thêm vào chút dầu thực vật, đợi cho dầu sôi cho gan vào xảo. Sau đó, cho thêm dầu ớt, gừng và tỏi vào. Đảo qua hỗn hợp cho dậy mùi rồi thêm vào chút hành hoa và nước sốt. Cuối cùng cho ra đĩa, ăn nóng.
Rong biển hương cam cho thai nhi khỏe mạnh, thông minh
Vỏ cam có tác dụng khai vị, tiêu thực, kết hợp với rong biển chứa hàm lượng iốt cao, giúp tăng cường dưỡng chất cho phụ nữ mang thai, đặc biệt có thể bổ sung iốt, giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Rong biển hương cam cho thai nhi khỏe mạnh, thông minh
Cách làm món rong biển hương cam cho bà bầu 6 tháng như sau:
- Lá rong biển khô đem bỏ vào nồi luộc khoảng 25 phút, sau đó vớt ra, đem ngâm trong nước nóng khoảng 30 phút và vớt ra dùng.
- Thái rong biển, cải thảo đem cắt thành từng đoạn, cho vào đĩa, thêm nước tương + đường trắng + mì chính vào rồi trộn lên.
- Ngâm vỏ cam khô vào trong nước ấm khoảng 15 phút rồi vớt ra. Chia thành các miếng nhỏ, sau đó cho vào trong bát, trộn đều cùng với giấm. Đem nước vỏ cam đã ngâm trộn với rong biển là đã có thể ăn được.
Kết luận
Với thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 được gợi ý chi tiết ở trên đây, hy vọng các mẹ bầu sẽ cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe, sự phát triển toàn diện của thai nhi, đồng thời đảm bảo được sức khỏe tốt nhất cho bản thân. Bên cạnh việc ăn uống, mẹ bầu cần giữ cho tinh thần được thoải mái, thư giãn cùng với chế độ vận động, nghỉ ngơi điều độ để thai nhi phát triển tốt nhất nhé!
Xem thêm:
Xây Dựng Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Như Thế Nào Tốt?
Nguồn tham khảo:
- http://www.thucdonbabau.com/2017/10/thucdonchobabauthangthu6chuandinhduong.html
- https://www.marrybaby.vn/suckhoedinhduong/chedodinhduongchobabau6thang
- https://www.babycentre.co.uk/a1046500/pregnancymealplannerstrimesterbytrimester