Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh kiết lỵ. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng nhiều đến việc hồi phục sức khỏe ở trẻ. Thế thì trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì? Đây là câu hỏi quan trọng mà các chị em cần biết để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất trong giai đoạn sức khỏe cơ thể yếu này. Hãy cùng Healthblog.net đi tìm câu trả lời mẹ nhé.
1. Nguyên tắc chế biến món ăn cho bé bị kiết lỵ
Trước khi tìm hiểu các loại thực phẩm mà bé nên ăn trong quá trình bị bệnh kiết lỵ, mẹ cần nắm được nguyên tắc chế biến món ăn cho bé trong giai đoạn đặc biệt này. Sau đây là một số điều mẹ cần lưu ý:
- Thứ 1, bé cần ăn chín uống sôi, đây chính là nguyên tắc đầu tiên mẹ cần ghi nhớ khi chế biến món ăn cho bé. Tuyệt đối không cho bé ăn các món ăn tái, còn máu có thể khiến bệnh tình của bé thêm trầm trọng.
- Thứ 2, cần đảm bảo các thực phẩm chế biến cho bé là sạch sẽ, tươi sống và đạt an toàn vệ sinh thực phẩm vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu.
- Thứ 3, ở giai đoạn này, bé chỉ nên ăn các món ăn loãng như súp, cháo, canh để tránh gây áp lực cho đường ruột trong quá trình hoạt động.
- Thứ 4, các món ăn cho bé bị kiết lỵ nên nấu nhạt, hạn chế ăn mặn trong giai đoạn này.
- Thứ 5, khi chế biến món ăn cho bé, mẹ nên hạn chế hoặc không dùng dầu mỡ để bé có thể tiêu hóa tốt hơn.
Ghi nhớ 5 nguyên tắc quan trọng để có thể mang đến những món ăn không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe của bé trong giai đoạn bị bệnh kiết lỵ mẹ nhé.
2. Các loại thực phẩm mẹ cần bổ sung cho bé
Đây là lúc mẹ tìm được đáp án cho câu hỏi: bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gì? Nếu bé yêu đang bị bệnh kiết lỵ, mẹ hãy bổ sung nhóm thực phẩm sau đây cho con nhé.
a. Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa
Lời khuyên từ các bác sĩ dành cho bệnh nhân bị kiết lỵ là nên bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa và hạn chế tình trạng đi lỏng. Mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu như gạo tẻ, gạo nếp, đại mạnh làm nhóm thực phẩm chính cho bé. Ngoài ra, hạt sen, đậu xanh, đậu non,… cũng là những thực phẩm vừa bổ dưỡng lại dễ tiêu hóa, giúp giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
Sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé trong thời điểm này nên mẹ cũng cân nhắc bổ sung cho bé yêu nhé.
b. Nhóm thực phẩm giúp giảm tiêu chảy
Ngoài ra, trái cây cũng là đáp án cho câu hỏi: trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì? Mẹ có thể làm nước ép hoặc sinh tố để bé uống vừa giúp cung cấp nước, tránh tình trạng mất nước do đại tiện nhiều lần. Mặt khác, các loại trái cây giàu kali và chất xơ hòa tan sẽ giúp giảm vấn đề tiêu chảy hiệu quả mà mẹ nên tăng cường đó là chuối, táo.
c. Nhóm thực phẩm giúp diệt khuẩn tốt
Lá chè, ngó sen, ổi, táo, nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi… là những thực phẩm có thể giúp diệt khuẩn tốt. Như bạn đã biết, kiết lỵ là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột nên việc giúp diệt khuẩn sẽ giúp bé yêu chóng hồi phục hơn.
Tin rằng việc mang đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tránh khỏi tình trạng kiệt sức cho bé yêu. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng như trên cũng sẽ giúp bé chóng hồi phục, bệnh nhanh chóng rời đi hiệu quả.
3. Trẻ bị kiết lỵ nên tránh ăn gì?
Bên cạnh câu hỏi: bệnh kiết lỵ ở trẻ nên ăn gì? thì mẹ cũng cần biết: trẻ bị kiết lỵ nên kiêng ăn gì? Vì nếu ăn phải những thực phẩm không phù hợp trong giai đoạn này có thể khiến bé yêu bệnh càng thêm nặng.
a. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Ở giai đoạn này, bé không nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như lá hẹ, cần tây, rau cần,… vì các thực phẩm giàu chất xơ làm bệnh thêm nặng, mức độ đi ngoài của bé thêm nặng hơn nên cần tránh.
b. Chất kích thích
Mẹ đang cho bé bú không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,.. Và nếu bé đang bị bệnh kiết lỵ thì mẹ càng nên tránh xa nhóm này. Ngay cả nước có gas cũng không tốt cho bé, đặc biệt là trong quá trình trị kiết lỵ nên mẹ cần kiêng vì sức khỏe con yêu.
c. Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Các loại thực phẩm cay, nóng và nhiều dầu mỡ cũng nằm trong danh sách của trẻ bị kiết lỵ không nên ăn gì? Như đã đề cập ở phần nguyên tắc dinh dưỡng cho bé ở phần 1, bé bị kiết lỵ cần hạn chế dầu mỡ. Các thực phẩm cay, nóng dễ gây rối loạn tiêu hóa nên cũng không tốt cho đường ruột của bé trong giai đoạn nhạy cảm này.
d. Thực phẩm đóng hộp
Các thực phẩm đóng hộp như cá hộp, chả hộp, thịt hộp,.. thường chứa chất bảo quản và có thể gây kích ứng cho cơ thể bé vì đường ruột bé đang trong giai đoạn không khỏe.
e. Nhóm thực phẩm giàu protein
Nhóm thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng,… cũng cần hạn chế khi bé bị kiết lỵ. Bởi cớ các thực phẩm này có thể khiến vết thương chậm lành nên không tốt cho quá trình điều trị.
Loại ngay các thực phẩm nêu trên ra khỏi thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của bé để việc điều trị bệnh kiết lỵ của bé không bị cản trở mẹ nhé.
Mẹ đã biết: Bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gì để chóng khỏi? Thế thì, mẹ hãy bắt tay vào việc lên ngay một thực đơn hoàn hảo để giúp bé yêu có đủ chất dinh dưỡng để chống chọi lại bệnh tật và nhanh chóng khỏe mạnh mẹ nhé.