Thiếu máu là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị thiếu máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy, mẹ cần sớm nhận ra bệnh và có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu máu cho con để bé yêu có thể khỏe mạnh và phát triển cách tốt nhất. Ở bài viết này, Healthyblog.net xin được gửi đến mẹ thông tin về cách cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
1. Bệnh thiếu máu là bệnh gì?
Bé bị thiếu máu nghĩa là bé đang bị thiếu đi lượng các tế bào máu cần thiết so với quy định. Vì các tế bào máu (hay tế bào hồng cầu) có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu đến các mô để nuôi tế bào. Cho nên khi trẻ bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chung và sự phát triển của bé. Mặt khác, sắt là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp tế bào hồng cầu. Đó là lý do vì sao bạn hay nghe trẻ bị thiếu máu thiếu sắt đi cùng với nhau.
Qua xét nghiệm máu, trẻ sẽ được chẩn đoán là có bị thiếu máu hay không. Thông thường, trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng hay bị thiếu máu nhất. Vậy nên bé ở giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng của bé nhằm tránh để rơi vào tình trạng trẻ bị thiếu máu không mong muốn.
2. Vì sao trẻ bị thiếu máu?
Không bà mẹ nào mong muốn nhìn thấy bé yêu của mình bị thiếu máu cả. Đó chính là lý do vì sao nhiều chị em quyết tâm tìm ra nguyên nhân khiến trẻ em bị thiếu máu. Thiếu máu nghĩa là bé thiếu đi tế bào hồng cầu so với tiêu chuẩn. Hồng cầu được sản sinh từ tủy xương và có tuổi thọ trung bình 120 ngày. Bé có thể rơi vào tình trạng bị thiếu máu vì 3 lý do chính sau đây:
a. Số lượng hồng cầu sản sinh không đủ
- Chế độ dinh dưỡng của bé thiếu sắt sẽ gây khó khăn trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu đủ như lượng cần thiết.
- Hoặc trẻ sinh thiếu tháng cũng có số lượng hồng cầu ít hơn, đời sống hồng cầu ngắn hơn dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu máu rất phổ biến.
- Ngoài ra, acid folic và vitamin B12 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu. Nếu thiếu đi hai chất này cũng dễ khiến bé rơi vào tình trạng thiếu máu.
- Trẻ bị nhiễm trùng, suy dinh dưỡng,.. thì tế bào hồng cầu được tạo ra cũng ít hơn.
b. Số lượng hồng cầu chết đi quá nhiều
Vì một số nguyên nhân nào đó mà số lượng hồng cầu bị chết đi có thể quá nhiều dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ. Thông thường, hồng cầu sẽ có hình tròn và dẹt nếu được nhìn qua kính hiển vi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của một số bệnh mà hồng cầu sẽ có hình liềm. Khi đó, hồng cầu đi qua các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ dẫn đến thiếu máu.
c. Thiếu máu do mất máu
Trẻ bị thiếu máu có thể do bé bị mất nhiều máu. Chẳng hạn như bé bị đứt tay, chảy máu mũi, nôn ra máu hay vì tai nạn nào đó khiến chảy nhiều máu.
Như vậy, tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn có được biện pháp khắc phục hiệu quả.
3. Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Đây chính là câu hỏi mà tất cả các bậc phụ huynh đều quan tâm khi biết được bé yêu đang bị thiếu máu. Nếu bé chỉ bị thiếu máu ở một lượng nhẹ thì có thể nhanh chóng được hồi phục và không ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu có thể ảnh hưởng nhiều mặc, trường hợp thiếu máu nhiều mà tủy xương không kịp sản xuất hồng cầu có thể dẫn đến tử vong.
Sau đây là một số ảnh hưởng khi bé bị thiếu máu:
- Bé mệt mỏi, lờ đờ, chóng mặt, đau đầu, thậm chí là ngất xỉu. Bé chậm tăng cân, người xanh xao và dễ bị suy dinh dưỡng.
- Thiếu máu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bé vì bé thường mệt mỏi và không thích vận động hay vui chơi.
- Thiếu máu làm giảm khả năng tập trung, tư duy và nhận thức của trẻ nhỏ. Vì vậy, vấn đề học tập của trẻ sẽ bị giảm sút.
- Trẻ bị thiếu máu sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy tim hay rối loạn nhịp tim cao hơn vì khi thiếu máu, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường.
- Thiếu máu cũng ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của bé, khiến bé rơi vào tình trạng thở mệt, khó thở.
- Thiếu máu cũng làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, do đó trẻ bị thiếu máu sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
- Thiếu máu gây ảnh hưởng đến khả năng mọc tóc và móng tay của bé. Tóc bé dễ rụng, mọc chậm và ít hơn trước. Móng tay cũng yếu và dễ gãy hơn.
- Thiếu máu ở mức độ nhiều mà không được cung cấp máu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Có thể nói, trẻ em bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ của bé. Do đó, mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi bé bị thiếu máu.
4. Biểu hiện của trẻ bị thiếu máu
Vì trẻ nhỏ rất hay bị thiếu máu, trong khi đó tình trạng thiếu máu lại có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần sớm nhận ra bé đang bị thiếu máu để có thể sớm giúp con yêu khắc phục tình trạng này. Thế thì, dấu hiệu trẻ bị thiếu máu là gì?
- Khi quan sát, bạn sẽ thấy da bé nhợt nhạt, xanh xao, bé gầy và chậm tăng cân.
- Về triệu chứng: Bé mệt mỏi, dễ buồn ngủ, khó thở, chóng mặt hay thậm chí ngất xỉu.
- Trẻ khó tập trung, dễ mệt khi hoạt động vui chơi.
Khi thấy bé có những dấu hiệu như trên, mẹ nên sớm đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
5. Cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ như thế nào?
Chắc chắn, khi đã xác định bé yêu bị thiếu máu, điều mà bạn quan tâm đó là làm sao để cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ. Thật ra, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu mà cách điều trị của mỗi bé sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trẻ bị thiếu máu thường do chế độ ăn uống nên mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé là được.
Vậy thì trẻ bị thiếu máu nên ăn gì? Sau đây là những thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé ngay lúc này:
- Nhóm thực phẩm giàu sắt: Thịt, trứng, các loại đậu và rau xanh.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin B12 và Acid folic: Các sản phẩm làm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, cá, nghêu, nấm hương,…
Ngoài ra, các bé cũng có thể được uống thuốc sắt để bổ sung sắt giúp việc tạo ra các tế bào hồng cầu được nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc để bổ sung sắt cho bé, mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:
- Chỉ nên cho bé uống khi nhận được sự đồng ý của trẻ nhỏ.
- Thuốc sắt dạng lỏng như siro sẽ hấp thu tốt hơn thuốc sắt dạng viên.
- Sắt sẽ được hấp thu tốt nhất khi bé đói, vì vậy mẹ có thể cho bé uống trước bữa ăn sáng khoảng 1 giờ.
- Sắt sẽ hấp thu tốt hơn khi được dùng chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C như cam, quýnh, chanh,….
Thiếu máu vốn không quá nguy hiểm nếu như mẹ sớm nhận ra và có biện pháp khắc phục hiệu quả cho bé. Healthyblog.net mong rằng với những chia sẻ về việc trẻ bị thiếu máu trong bài viết này sẽ giúp mẹ có phương pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị phù hợp cho bé yêu của mình.