Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh với nỗi lo lắng khi có con bị thiếu máu. Nếu không có cách chữa trị và chăm sóc hợp lý, tình trạng thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể xác lẫn tinh thần của trẻ.
1. Bệnh thiếu máu là gì?
Thiếu máu là một bệnh lý thường gặp ở trẻ với các triệu chứng như da xanh xao, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân,.. Nguyên nhân do hàm lượng hemoglobin hay khối lượng hồng cầu thấp hơn so với mức bình thường. Hemoglobin là một protein có chứa sắt nằm trong tế bào hồng cầu. Chức năng chính của hemoglobin là vận chuyển oxy tới các mô để nuôi cơ thể. Vì máu có nhiệm vụ cung cấp oxy đến khắp nơi trên cơ thể để các cơ quan duy trì hoạt động bình thường. Thế nên, khi trẻ bị thiếu máu, đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ oxy, ảnh hưởng tiêu các chức năng của cơ quan.
2. Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?
Trẻ em bị thiếu máu có nguy hiểm không? Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào việc bị nặng hay nhẹ. Nặng nhất có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Sau đây là một số ảnh hưởng của bệnh thiếu máu ở trẻ.
a. Về mặt thể chất:
Khi bị thiếu máu, bệnh có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe thể chất của bé vì:
– Trẻ bị thiếu máu thường có da xanh xao, nhợt nhạt.
– Bé biếng ăn, chậm tăng cân hay sụt cân.
– Thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng tóc khô, dễ rụng, môi khô, lưỡi láng, móng biến dạng,…
– Đau đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt,…
– Rối loạn tim mạch, nhịp tim đập trở nên nhanh hơn bình thường.
– Gây suy tim với các triệu chứng chân sưng phù, gan to, tim to, khó thở,..
– Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, trẻ dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hơn.
– Trẻ dưới 2 tuổi chậm biết đi, biết ngồi, biết đứng, chậm phát triển cân nặng và chiều cao.
b. Về mặt tinh thần:
Bệnh thiếu máu cũng gây ảnh hưởng về mặt tinh thần và hoạt động thường ngày của bé vì trẻ thiếu máu thường lừ đừ, mệt mỏi, vận động kém, hay thở gấp, nhịp tim nhanh, thở nông,.. Do đó, bé không thoải mái vui chơi nên về mặt tinh thần sẽ có ảnh hưởng nhất định.
c. Ảnh hưởng đến vấn đề học tập của bé
Trẻ bị thiếu máu sẽ bị giảm khả năng tư duy và nhận thức. Theo một số nghiên cứu, trẻ em bị thiếu máu sẽ làm mất tập trung trong việc học. Hay ngủ gật trong giờ học, học bài mau quên hoặc lâu thuộc, bị điểm thấp hơn những trẻ bình thường khác.
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Mẹ đã thấy được những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh thiếu máu trên đời sống thể chất, tinh thần, sinh hoạt hằng ngày của bé. Bệnh thiếu máu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện từ cân nặng, chiều cao cho đến tư duy của bé. Trường hợp nặng nhất đó là trẻ mất máu quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ khi bé bị thiếu máu.
3. Các dạng khác nhau của thiếu máu
Với những dấu hiệu và tác hại trên đây chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho câu hỏi bé bị thiếu máu có nguy hiểm không. Tuy nhiên, mẹ cần biết trẻ bị thiếu máu ở dạng nào để đưa ra những biện pháp chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Sau đây là những dạng thiếu máu:
- Do thiếu chất sắc: Đây là dạng thường gặp nhất. Nguyên nhân là do chế độ ăn không hợp lý dẫn đến thiếu sắt. Đặc biệt ở những trẻ biếng ăn.
- Do thiếu vitamin B12: Nguyên nhân do dạ dày và ruột yếu dẫn đến việc hấp thụ vitamin B12 kém.
- Do thiếu axit folic: Nguyên nhân như vấn đề thiếu vitamin B12. Tuy nhiên, trong trường hợp này không ảnh hưởng đến hệ thần kinh nhưng có thể gây trầm cảm. Loại thiếu máu này thường ít gặp ở trẻ em.
- Do tan huyết: Nguyên nhân do hồng cầu bị phá vỡ hoặc tổn thương do nhiễm trùng, thuốc hay di truyền.
Mẹ có thể đưa bé đi thăm khám để có thể tìm ra được nguyên nhân chính xác và có cách khắc phục phù hợp cho bé.
4. Cần làm gì để chăm sóc trẻ khi bị thiếu máu
Vì những nguy hiểm nhất định của bệnh thiếu máu đến sức khỏe của bé, do đó mẹ cần biết cách chăm sóc bé hợp lý để bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Sau đây là một số lưu ý mẹ cần nhớ để chăm sóc trẻ bị thiếu máu.
- Chọn chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng các bữa ăn, cung cấp các loại thực phẩm bao gồm các chất sau:
- Giàu sắt: như thịt bò và các loại thịt khác, đậu, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, các loại rau lá xanh đậm, và trái cây khô.
- Giàu folate: như trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.
- Giàu vitamin B12: như thịt và các sản phẩm từ sữa. Nó cũng được thêm vào một số loại ngũ cốc và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành.
- Giàu vitamin C: chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dưa hấu và quả mọng…
- Nếu trẻ kén ăn hay khó hấp thụ mẹ, có thể bổ sung sắt bằng cách cho uống thuốc sắt, thời gian và điều trị phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ
- Giữ vệ sinh môi trường, thực hành vệ sinh cá nhân.
- Phòng ngừa các loại bệnh giun sán ở trẻ em.
- Điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh về tiêu hóa. Bảo vệ đường ruột cách tốt nhất.
Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ bị thiếu máu, mẹ cũng cần tái khám thường xuyên cho trẻ để chắc chắn số lượng hồng cầu đã trở về mức bình thường.
5. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng thiếu máu là việc diễn ra tự nhiên. Vì các tế bào hồng cầu sẽ đến lúc già đi và bị phá vỡ, tuy nhiên với những đứa trẻ sơ sinh trong một tháng đầu không thể bắt đầu quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Vậy trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không là câu hỏi của các bậc phụ huynh mới sinh con, chắc chắn các bậc cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng và bồn chồn. Trên thực tế, với tình trạng này ở trẻ sơ sinh không cần can thiệp gì nếu như không thiếu máu quá nặng.
- Hầu hết những trẻ sơ sinh không có triệu chứng cụ thể. Trừ khi trẻ bị thiếu máu nặng sẽ dẫn đến những dấu hiệu như dễ buồn ngủ, da xanh xao, tim đập nhanh, thở nhanh,…
- Thường thì thiếu máu ở trẻ sơ sinh không cần phải điều trị, chỉ cần bổ sung cho thuốc sắt. Trừ khi nó gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Khi đó, cần đưa trẻ đến những trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và kịp thời chữa trị.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi trẻ em bị thiếu máu có nguy hiểm không. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu biết rõ hơn về vấn đề này và biết cách chăm sóc trẻ đúng cách.