Thiếu máu là tình trạng phổ biến mà đa số các trẻ nhỏ đều mắc phải. Thiếu máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ của bé yêu. Một trong những cách điều trị cho trẻ bị thiếu máu đó chính là điều trị qua chế độ ăn uống. Vì vậy, bạn cần biết được những loại thực phẩm cần thêm vào thực đơn hằng ngày để giúp bé yêu sớm thoát khỏi tình trạng bị thiếu máu này.
1. Tìm hiểu về bệnh thiếu máu ở trẻ em
Trước khi đi vào tìm hiểu trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì, Healthybog.net xin được giải đáp một số câu hỏi của các chị em liên quan đến vấn đề này. Qua đó, các chị em có thể hiểu hơn lý do vì sao bé yêu của mình lại bị mất bệnh này.
a. Trẻ bị thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng mà lượng huyết sắc tố bị suy giảm trong một đơn vị thể tích máu. Hay hiểu cách khác: thiếu máu là khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể ít hơn so với mức quy định thông thường.
b. Như thế nào thì bị xem là thiếu máu?
Mẹ thắc mắc vì không biết bé như thế nào thì bị xem là thiếu máu? Tổ Chức Y Tế Giới cho biết, trẻ bị xem là thiếu máu khi:
- Trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi có lượng Hb dưới 100g/l
- Trẻ từ 7 đến 14 tuổi có lượng Hb dưới 120g/l
Trong đó: Hb là huyết sắc tố.
Như vậy, qua kết quả xét nghiệm máu, các chuyên gia bác sĩ sẽ đưa ra nhận định chính xác rằng bé yêu của bạn có đang bị thiếu máu hay không.
b. Triệu chứng của bệnh thiếu máu là gì?
Để có thể sớm nhận ra trường hợp thiếu máu ở trẻ, mẹ có thể quan sát và nhận ra những biểu hiện sau đây của bé:
- Bé thường xuyên mệt mỏi, ít ăn và chậm tăng cân.
- Bé cảm thấy chóng mặt, da xanh xao, nhợt nhạt, lừ đừ.
- Bé ít vận động, khó tập trung, trí nhớ kém.
- Bé đau đầu, ù tai, thở gấp.
- Bé thường xuyên bị khô môi.
- Bé dễ bị rụng tóc.
Khi nhận thấy các dấu hiệu nêu trên thì rất có thể bé đã bị thiếu máu, mẹ cần sớm đưa bé đi kiểm tra sức khỏe.
c. Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu máu là gì?
Trẻ bị thiếu máu, nguyên nhân là do đâu? Nếu bạn đang thắc mắc câu hỏi trên thì có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc bé bị thiếu máu như:
- Số lượng hồng cầu được tạo ra không đủ
- Số lượng hồng cầu bị chết đi quá nhiều
- Bé bị mất máu nhiều do chấn thương
Thông thường, một số trường hợp sau đây sẽ dễ khiến bé rơi vào trường hợp thiếu máu như ba nguyên nhân nêu trên:
- Trẻ sinh non
- Trẻ bị mất máu do chấn thương, chảy máu cam, đứt tay,…
- Trẻ bị thiếu máu do chế độ dinh dưỡng thiếu đi những chất cần thiết cho việc tạo tế bào hồng cầu
- Trẻ mắc các bệnh về cơ quan tạo máu như: suy tủy bẩm sinh, bất sản tủy, thâm nhiễm tủy,… Hay các bệnh về rối loạn đông máu cũng khiến bé bị thiếu máu.
d. Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều bà mẹ quan tâm. Tuy thiếu máu không phải căn bệnh hiểm nghèo nhưng tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé như:
- Bé ít ăn, sụt cân, chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng.
- Bé khó tập trung, chậm tiếp tục nên học hành giảm sút.
- Bé mệt mỏi, lừ đừ, chóng mặt nên trong cơ thể sẽ khó chịu, không thích vận động và vui chơi.
- Trường hợp thiếu máu nặng có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, mẹ tuyệt đối không nên xem thường khi trẻ bị thiếu máu nhé.
e. Điều trị bệnh thiếu máu như thế nào?
Về hướng điều trị bệnh thiếu máu cho bé, thông thường trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ bị thiếu máu dinh dưỡng. Vì vậy, cách điều trị cho các bé thường là cách điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý, tăng cường các thực phẩm giàu sắt cho bé.
Với những chia sẻ nêu trên, hẳn rằng bạn đã hiểu được nguyên nhân vì sao nhiều chị em lại quan tâm đến vấn đề: trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì đến vậy.
2. Trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì?
Sau đây là top 8 các loại thực phẩm mẹ cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày của bé. Trường hợp bé vẫn chưa ăn và đang bú mẹ thì mẹ cần tăng cường ăn những thực phẩm sau đây để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thiếu máu.
a. Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ thường chứa rất nhiều chất sắt. Trong khi đó, sắt là loại khoáng chất quan trọng nhất giúp tủy sản sinh các tế bào hồng cầu. Do đó, trẻ bị thiếu máu nên ăn gì thì thịt đỏ chính là gợi ý số 1.
b. Hải sản
Hải sản cũng là một trong những nhóm thực phẩm giàu chất sắt. Tăng cường nhóm tôm, cua chính là cách mẹ giúp bé yêu cải thiện tình trạng thiếu máu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng và chỉ nên cho bé ăn vào tháng thứ 7, thứ 8. Do đó, mẹ có thể tăng cường các thực phẩm này trong giai đoạn cho con bú cũng giúp ích cho bé.
c. Gan, tim
Gan, tim động vật cũng chứa nhiều chất sắt mà bé cần. Vì vậy, để làm phong phú thực đơn ăn dặm của bé, mẹ hoàn toàn có thể cân nhắc thêm những thực phẩm này vào để bé đỡ ngán nhé.
d. Trứng
Trứng gà cũng là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ từ mắt khỏe cho đến não bộ. Trong 1 quả trứng luộc có chứa đến 1mg sắt. Trứng cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nên mẹ có thể sớm cho bé ăn trứng để bổ sung sắt. Lưu ý là trẻ dưới 1 tuổi chỉ ăn lòng đỏ trứng gà thôi mẹ nhé.
e. Các loại rau quả giàu vitamin C
Trẻ em bị thiếu máu cũng nên bổ sung các loại rau quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, chanh, dâu, nho,… Bởi cớ, sắt sẽ được hấp thu tốt hơn khi kết hợp với các loại thực phẩm giàu vitamin C. Thế nên bổ sung vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt, giảm thiểu tình trạng thiếu máu.
f. Các loại đậu hạt
Hầu hết các loại đậu hạt đều rất giàu chất sắt, mà trẻ bị thiếu máu lại rất cần sắt ngay lúc này. Vì vậy, mẹ bổ sung các loại đậu hạt như hạt điều, đậu xanh,… sẽ giúp bé cải thiện thiếu máu. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cho con ăn các thực phẩm này cách hợp lý, tránh ăn quá nhiều có thể khiến bé đầy bụng và dễ bị ngạt thở.
g. Ngũ cốc
Như đã đề cập ở trên, các loại đậu hạt rất giàu chất sắt. Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể sử dụng các loại đậu để nấu cháo cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, việc cho bé ăn các loại hạt còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng các loại ngũ cốc để làm thức ăn dặm cho bé. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cho con yêu, mẹ cần chọn loại ngũ cốc tốt, địa chỉ cung cấp uy tín nhé.
h. Cá
Trong thịt cá cũng chứa rất nhiều chất sắt cùng nhiều protein và omega 3. Trong khi đó, omega3 sẽ giúp bé có được một trái tim khỏe mạnh và một trí não thông minh hơn. Ăn cá đúng cách mang đến rất nhiều lợi ích nên mẹ đừng ngần ngại bổ sung cá cho bé yêu nhé.
Bên trên là top 8 thực phẩm cho câu hỏi: trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì? Tình trạng thiếu máu không khó cải thiện, thế nên việc cân bằng chế độ ăn uống hợp lý chắc chắn sẽ giúp bé yêu nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thiếu máu.
3. Những lưu ý dành cho mẹ
Điều trị bệnh thiếu máu cho bé, mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt và vitamin C, mẹ cũng có thể cho bé uống thêm thuốc sắt để đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý bác sĩ trước khi quyết định cho con uống sắt nhé.
Việc cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bé cần được thực hiện một cách khoa học. Nghĩa là mẹ cho bé ăn đúng tuổi, đủ lượng cần dùng theo tùy độ tuổi và cân nặng của bé. Vì dù các thực phẩm giàu sắt là tốt cho sức khỏe của bé nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến việc thiếu hụt các dưỡng chất khác.
Sau thời gian điều trị tại nhà, nếu mẹ nhận thấy bé xuất hiện nhiều dấu hiệu bệnh thiếu máu nghiêm trọng hơn thì cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra mẹ nhé.
Healthyblog.net đã chia sẻ với mẹ những thực phẩm tốt cho trẻ bị thiếu máu. Chúng tôi tin rằng khi được chăm sóc đúng cách, bổ sung sắt hợp lý thì bé yêu của bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thiếu máu. Và khi đó, bé có thể phát triển một cách khỏe mạnh, bình thường như mong muốn của mẹ.