Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Khi mang thai, người mẹ sẽ cần thường xuyên theo dõi tình trạng phát triển của bé. Bình thường, phương pháp siêu âm sẽ được dùng để biết thai nhi phát triển tới đâu, như thế nào, có dấu hiệu gì bất thường không. Bên cạnh đó, cân nặng của thai nhi khi còn trong bụng mẹ cũng vô cùng quan trọng vì nó cũng chính là nguyên nhân gây ra một số bệnh. Do đó, để có thể tiện quan sát, người ta đã tính ra và lập thành bảng cân nặng thai nhi.

Cân nặng thai nhi theo tuần

Đối với từng giai đoạn khác nhau trong quá trình thai kỳ, cân nặng của thai nhi sẽ được đo theo các cách khác nhau nhằm xác định chính xác cân nặng của bé. Và người ta sẽ chia làm 3 giai đoạn ứng với 3 cách đo:

  • Đo theo chiều dài đầu mông: vào thời điểm chưa được 20 tuần tuổi, thai nhi thường nằm theo dạng cuộn tròn trong bụng mẹ nên sẽ đo chiều dài từ đầu đến mông.
  • Khi đã được 20 tuần tuổi, bé không còn quá cuộn tròn như trước. Cân nặng và kích thước của bé lúc này cũng thay đổi, sẽ tăng tăng dần so với trước. Lúc này, chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến gót chân.
  • Sang tới tuần thứ 30, bé sẽ không tăng từ từ như trước mà sẽ chuyển qua phát triển nhanh. Mọi thứ về cân nặng lẫn kích thước đều tăng nhanh để chuẩn bị cho thời điểm ra đời.

Bảng Cân Nặng Thai NhiMẹ có thể tham khảo qua bảng cân nặng thai nhi để biết cân nặng của con

Điều gì ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi?

  • Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai

Khi còn trong bụng mẹ, bé sẽ lấy dinh dưỡng có từ cơ thể mẹ để phát triển. Cho nên khi mẹ bầu ăn thứ gì cũng đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy, việc có chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ được phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh hơn. Ngược lại, nếu bà bầu không thường xuyên ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể thì bé sẽ không nhận được nhiều dinh dưỡng từ mẹ và dẫn đến thiếu chất, phát triển chậm, sinh ra các bệnh khác. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý đến các ngày tam cá nguyệt thứ I vì đây được xem là ngày quan trọng để bé có thể phát triển tốt nhất.

  • Giới tính của bé

Ngoài có một chế độ dinh dưỡng để cung cấp, nuôi dưỡng cho trẻ ra thì giới tính cũng góp phần đến lượng cân nặng của một thai nhi. Thông thường cân nặng của bé trai và bé gái sẽ có sự chênh lệch nhất định. Bé trai thường sẽ nặng và cao hơn bé gái. Điều này cũng thể hiện rõ khi trẻ đã được sinh ra. Ta cũng thấy rằng đa số bé trai đều nặng ký và cao hơn bé gái.

  • Tình trạng sức khỏe của mẹ

Những phụ nữ khi đang mang thai mà có mắc các bệnh về tiểu đường và béo phì cũng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Thai nhi trong trường hợp này có thể sẽ nặng cân so với các bé có mẹ không bị bệnh này. Vì thế để trẻ phát triển tốt và khi ra đời không bị béo phì ngay từ nhỏ, mẹ nên tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

Thêm vào đó, thai nhi cũng có thể bị thiếu cân hoặc mắc phải bệnh nào đó nếu mẹ bầu bị nghén, căng thẳng, áp lực, bị cao huyết áp hay sử dụng các loại đồ ăn thức uống có chất kích thích. Cho nên, mẹ bầu phải luôn tạo cho mình sự thoải mái và không dùng các chất kích thích để không làm ảnh hưởng tới bé.

Bảng Cân Nặng Thai NhiMẹ bầu ăn đồ ngọt nhiều có thể bị béo phì và ảnh hưởng tới cân nặng của bé

  • Khoảng thời gian mà mẹ mang thai

Đây là yếu tố quan trọng và hiển nhiên vì những bé sinh đủ ngày đủ tháng luôn khỏe mạnh hơn nhiều so với bé bị đẻ non và cân nặng của bé đủ ngày sẽ không bị thiếu cân. Hơn nữa, nếu sinh non, trẻ ra đời có thể đối mặt với chứng ngạt, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, các quá trình chuyển hóa bị rối loạn (hạ đường máu, rối loạn điện giải, canxi, nước), nhiễm trùng, xuất huyết, tan máu, vàng da, viêm ruột hoại tử… Chính vì thế, việc đảm bảo bé được đủ ngày đủ tháng mới có thể ra đời là rất quan trọng.

  • Thể chất của cha và mẹ

Vì trẻ sinh ra mang yếu tố di truyền của cả cha lẫn mẹ nên nếu cha mẹ có vóc dáng cao và cân nặng đầy đủ thì trẻ ra đời cũng có thể sẽ giống như vậy. Còn nếu cha mẹ thấp và nhẹ cân thì trẻ cũng có mức cân nặng và chiều cao tương tự. Tuy nhiên, dù là yếu tố di truyền quyết định phần lớn nhưng không phải lúc nào cũng sẽ giống y ba mẹ như vậy. Vì sau khi ra đời trẻ lại có chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khác so với còn trong bụng mẹ nên trẻ cao hay thấp, nặng hay nhẹ cân cũng vì thế mà thay đổi.

Các trường hợp cân nặng của thai nhi

Bé bị nhẹ cân

Thế nào là nhẹ cân?

Việc trẻ nhẹ cân cũng có thể hiểu là bé bị suy dinh dưỡng. Trường hợp này sẽ được gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Vì bị suy dinh dưỡng nên phôi thai sẽ nhỏ hơn so với tuổi thai bình thường. Cùng với đó các cơ quan như não, xương, dan, cơ… của trẻ cũng có thể chậm phát triển. Đến khi sinh ra bé sẽ bị thiếu cân.

Lý do nào khiến bé bị nhẹ cân?

  • Do mẹ không nạp đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày khiến cho bánh nhau nhỏ hơn bình thường. Từ điều này, lượng máu tới nhau thai sẽ giảm, bé không lấy được dinh dưỡng, hormone cùng các chất cần thiết khác. Khi đó, trẻ sẽ trong tình trạng “thiếu ăn” và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Chế độ ăn uống của mẹ bầu không được thực hiện một cách khoa học. Mẹ có thể đã ăn quá nhiều nhưng không đảm bảo về mặt dinh dưỡng nên trẻ cũng không hấp thụ được chất gì và cũng sẽ bị nhẹ cân.
  • Mẹ có các biểu hiện nghén, luôn căng thẳng, áp lực, bị cao huyết áp hoặc dùng chất kích thích. Những vấn đề này cũng khiến trẻ bị tác động.

Bảng Cân Nặng Thai NhiMẹ bị thai nghén có thể khiến thai nhi bị nhẹ cân

  • Người mẹ mang thai bé khi chưa đủ tuổi. Còn quá nhỏ so với tuổi có thể mang thai (dưới 18 tuổi).
  • Khi đang có thai, mẹ vẫn làm những việc nặng nhọc và không nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Bé sinh ra quá sớm vì nguyên nhân nào đó (đẻ sớm 2 năm so với thời gian dự tính).
  • Mẹ mắc phải bệnh nào đó khi có thai cũng làm trẻ bị thiếu chất.
  • Lượng cân nặng cần thiết khi đang mang thai không đủ.

Khi bị nhẹ cân, thai nhi có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

  • Những trẻ nhẹ cân có thể bị hạ đường huyết, đa hồng cầu, ngạt thở,viêm phổi sau khi sinh ra. Những vấn đề này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bé.
  • Vì bị thiếu cân nên trẻ sẽ chậm phát triển. Đến khi sinh ra, chỉ số IQ, chỉ số phối hợp-vận động sẽ không được cao như những trẻ bình thường khác. Điều này làm cho trẻ bị kém thông minh và có phản ứng chậm hơn.
  • Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi phối hợp động tác, độ tập trung kém và có thể dễ kích động.

Vì thế, để tránh khiến cho bé bị nhẹ cân và ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của bé, mẹ cần tìm hiểu các chế độ ăn uống phù hợp giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Bé bị thừa cân

Thế nào là thừa cân?

Thừa cân là tình trạng số cân của trẻ nhiều hơn so với những trẻ bình thường. Ở một đứa trẻ có cân nặng trung bình là 3-3,2kg. Nhưng theo chuẩn quốc tế thì trẻ sẽ có 2,5-3kg, cân nặng này là phù hợp nhất. Nó thể hiện trẻ không quá nặng cũng không quá nhẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ nặng tới hơn 4kg thì đây là trường hợp trẻ bị thừa cân quá nhiều.

Lý do khiến trẻ bị thừa cân

  • Mẹ bầu bị bệnh về tiểu đường. Bệnh này có thể khiến thai nhi bị tăng insulin huyết, tạo ra lớp mỡ, làm tăng lượng tích lũy glycogen và protein. Do đó, kích thước của bé sẽ lớn hơn mức bình thường.
  • Trong quá trình ăn hằng ngày, thai phụ hay ăn các món ăn chứa nhiều đường, chất béo.
  • Cân nặng của trẻ cũng có thể ảnh hưởng từ trọng lượng người mẹ. Nếu mẹ mà mập, nhanh tăng cân thì trẻ cũng có thể sẽ nhanh to lớn hơn.
  • Do yếu tố di truyền. Cha mẹ mà cao to thì con cũng sẽ có khả năng như vậy.

Việc thừa cân có khiến trẻ gặp vấn đề gì hay không?

  • Nếu trẻ bị thừa cân và to lên, cổ tử cung của mẹ sẽ phải dãn ra để chứa đủ bé. Vì tử cung lớn ra hơn nên gây nên những chèn ép lên cơ hoành, tĩnh mạch vùng chậu làm mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó thở và bị phù chân.
  • Bên cạnh đó, khi tới thời điểm sinh nở, người mẹ sẽ gặp khó khăn hơn để đưa được bé ra ngoài. Cho nên, trong các trường hợp bé quá cân, để đưa được trẻ ra ngoài cần chuyển sang đẻ mổ.
  • Bé có thể gặp các vấn đề từ khi mới sinh ra như hạ đường huyết, hạ canxi huyết, có phản ứng chậm, bị thiểu năng trí tuệ, tiếng khóc yếu, nhãn cầu chuyển động bất thường, ngừng thở từng cơn, rùng mình, hay bị ngất, suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Dù là ở thể trạng nào thì bé cũng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm ngay từ trong bụng mẹ cho tới khi ra đời. Chính vì vậy, để đảm bảo trẻ không bị thừa cân hay thiếu cân, mẹ cần ăn uống những thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi, không nên ăn những món nhiều đường, chất béo. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Mẹ cần làm gì để thai nhi luôn được khỏe mạnh

  • Có một lịch trình ăn uống khoa học, hợp lý

Việc kiểm soát từ các khẩu phần ăn hằng ngày cũng sẽ giúp mẹ bầu vừa có được đủ dinh dưỡng cho bé vừa điều chỉnh được cân nặng cho bản thân và thai nhi.

Bảng Cân Nặng Thai NhiBé sẽ phát triển khỏe mạnh và đầy đủ cân nặng khi mẹ có một chế độ ăn uống phù hợp

  • Thường xuyên chăm sóc y tế trong quá trình mang thai

Người thân nên quan tâm, chú ý để đưa mẹ đi khám định kỳ. Khi đó, không những biết được thể trạng sức khỏe của bé mà mẹ còn xác định được cân nặng của trẻ. Từ đó, có cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.

  • Sinh hoạt và làm việc phải phù hợp cho mẹ bầu

Để trẻ và mẹ đều luôn mạnh khỏe, các mẹ cần tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, không làm việc ở trên cao, không ngâm mình dưới nước, không nên ngồi hay nằm quá nhiều, nên vận động đi lại nhẹ nhàng, đảm bảo ngày ngủ đủ 8 tiếng, buổi trưa nên ngủ khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng, giữ vệ sinh môi trường xung quanh, không khói bụi, thuốc lá.

  • Có tâm lý tốt khi mang thai

Bé sẽ luôn bị tác động nhiều khi mẹ có một tâm lý không thoải mái, hay căng thẳng. Nên khi mẹ có thể tạo cho bản thân vui vẻ, không lo lắng, suy nghĩ thì trẻ cũng sẽ nhận được các hormone hạnh phúc và phát triển toàn diện.

Kết luận

Vì cân nặng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cùng một số bệnh có thể xảy ra của thai nhi nên bảng cân nặng thai nhi rất cần thiết cho các mẹ bầu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần quan tâm, chăm sóc bản thân hơn để đảm bảo cho trẻ luôn được phát triển một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Cách Phân Biệt Thực Phẩm ‘Sạch’ Và Thực Phẩm ‘Bẩn’ Cho Bà Nội Trợ

Nguồn tham khảo

  • https://poh.vn/tat-tan-tat-ve-can-nang-thai-nhi-va-cach-tinh-can-nang-thai-nhi-cuc-chuan-me-bau-nao-cung-nen-bo-tui/
  • https://www.marrybaby.vn/thai-giao/can-nang-chuan-cua-thai-nhi-theo-tuan
  • https://www.babycentre.co.uk/a1004000/average-fetal-length-and-weight-chart
  • https://www.babycenter.com/average-fetal-length-weight-chart

 

5/5 - (1 vote)