Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Con bạn bướng bỉnh, lười học, nghịch ngợm khiến bạn luôn đau đầu? Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết có những cách để luôn cư xử tốt dù không dùng bất kỳ hình phạt nào với con. Vậy, đâu là cách dạy con ngoan theo kiểu chuyên gia?

Nỗi niềm trăn trở của bố mẹ có con “chưa ngoan”

Trẻ em luôn học hỏi, bắt chước từ chính cuộc sống hàng ngày, thậm chí trở thành “bản sao” của người lớn. Chính vì lẽ đó, cách hiệu quả nhất để dạy con ngoan là làm mẫu và đối xử với chúng bằng tình thương yêu và sự cảm thông, thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng roi vọt, các biện pháp kỷ luật. Tóm lại, bố mẹ hãy dạy con theo cách mà bạn muốn con đối xử với người khác.

Tuy nhiên, không la mắng con không có nghĩa rằng bố mẹ không được đưa ra những quy tắc hành xử cho con. Không chạy ra ngoài đường, không trèo cây, không đánh em, không tham của rơi hay lấy trộm đồ của hàng xóm,… đều là những nguyên tắc mà bố mẹ tự lập ra để dạy con. Nhưng bố mẹ cũng không cần phải phạt roi trẻ chỉ để ép chúng làm đúng theo các quy định đó.

Dạy con ngoanSử dụng roi vọt và kỷ luật không phải là cách dạy con ngoan

Vậy làm sao để trẻ không lặp lại các sai lầm cũ nếu cha mẹ không phạt chúng ở lần sai đầu? Nhiều bố mẹ còn cho rằng phải phạt các con thật nặng để dạy cho chúng một bài học. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bố mẹ sử dụng hình phạt nặng đối với trẻ sẽ tạo ra những hành động sai trái hơn.

Bởi lẽ, khi bị phạt, trẻ sẽ cảm thấy tức giận, cáu gắt hơn và trở nên e dè, phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Một loại hormone có tên là Adrenalin sẽ được sản sinh ra và nhấn chìm các con trong cảm giác muốn chiến đấu, gây sự thay vì tâm lý hòa bình, hợp tác. Trẻ sẽ sớm quên mất những hành động xấu khiến chúng bị phạt mà ngược lại, cảm giác sợ hãi, muốn che đậy ở trẻ càng tăng thêm.

Thay vì phạt trẻ để răn đe, bố mẹ hãy quan tâm, chăm sóc, yêu thương và trở thành những tấm gương tốt để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ học cách chấp nhận những quy tắc mà bố mẹ đưa ra một cách dễ dàng hơn.

Vậy, bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ sống có kỷ luật mà không cần dùng đến roi vọt? Hãy tham khảo các cách dạy con ngoan và thông minh dưới đây nhé.

Cách dạy con ngoan của người Nhật

Tạo lập mối quan hệ mẹ và con thân thiết

Ở các gia đình Nhật Bản, sự kết nối giữa mẹ và con rất bền chặt và mạnh mẽ. Trước kia, các bà mẹ Nhật luôn ngủ cùng với con và luôn địu con bên mình mỗi khi đi ra ngoài. Mối quan hệ mẹ con là thứ tình cảm sâu sắc, thiêng liêng nhất. Các bà mẹ dám chấp nhận mọi thứ và coi con cái là điều tuyệt vời, hoàn hảo nhất trong mắt họ.

Điều đó có nghĩa là trẻ em Nhật hoàn toàn có thể dựa vào tình thương yêu, sự bao bọc, chở che, khoan dung của cha mẹ. Và ngược lại, cha mẹ sẽ nhận được sự hỗ trợ của những đứa con trưởng thành khi họ đã già yếu, không còn khả năng lao động.

Dạy con ngoanHệ thống giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, trẻ em được cho là hoàn hảo nhất trước khi lên 5 tuổi và được coi ngang hàng như cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình ở tuổi 15. Triết lý này nhằm mục đích nâng cao vị trí, chức năng, nhiệm vụ một thành viên trong xã hội – nơi lợi ích cá nhân luôn được xem là điều quan trọng nhất.

Cha mẹ Nhật luôn tìm mọi cách để nuôi dạy con một cách hài hòa, tự nhiên nhất. Đồng thời, bố mẹ luôn cố gắng dạy con tự tìm thấy mục đích sống và phải tự tin, không bao giờ được đánh giá thấp giá trị của bản thân.

Cha mẹ Nhật luôn dạy con tự tìm thấy mục đích sống và tự tin

Mỗi đứa trẻ sẽ học cách sống theo các quy tắc ứng xử của xã hội và mục đích sống của riêng mình. Vì sự gắn bó giữa mẹ và con rất mạnh mẽ và bền chặt nên đứa trẻ sẽ cố gắng trong mọi việc để không làm mẹ buồn.

Quy tắc “gia đình là số một”

Như một quy luật bất thành văn, các bà mẹ Nhật có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Họ dành nhiều thời gian để ở bên con, đặc biệt không gửi trẻ đến trường mẫu giáo trước khi chúng được 3 tuổi.

Cha mẹ Nhật thường không yêu cầu ông bà trông cháu hoặc thuê người giúp trông trẻ. Nhưng trẻ vẫn được dành nhiều thời gian để ở với ông bà và những người thân trong gia đình. Mối quan hệ của trẻ với các thành viên ngày càng gắn kết, thực sự ấm áp và chu đáo.

Cha mẹ là tấm gương tốt cho con cái

Có một thử nghiệm liên quan đến cách nuôi dạy con ngoan của các bà mẹ ở Nhật Bản và châu Âu. Khi được yêu cầu dạy cho con xây dựng một kim tự tháp, các bà mẹ Nhật Bản đã tự mình xây dựng kim tự tháp và sau đó yêu cầu con họ lặp lại như vậy.

Nếu trẻ thất bại, chúng sẽ tự mình xây dựng lại kim tự tháp từ đầu. Còn các bà mẹ châu Âu thì không làm mẫu mà chỉ giải thích cách xây dựng kim tự tháp và yêu cầu con họ thử làm theo hướng dẫn.

Như vậy, các bà mẹ Nhật Bản đã tuân theo quy tắc luôn làm mẫu cho các con, còn các bà mẹ Châu Âu để cho con họ tự làm mọi thứ mà không đưa ra một ví dụ nào. Các bà mẹ Nhật Bản cũng không làm hộ trẻ mà chỉ làm mẫu trước rồi chỉ ra các bước cho trẻ thực hiện theo.

Chú ý đến cảm xúc của con

Một trong những cách dạy con ngoan cua nguoi nhat là tôn trọng cảm xúc của con cái. Họ không bắt ép hoặc phơi bày khuyết điểm khiến trẻ cảm thấy xấu hổ. Họ dạy trẻ cách thấu hiểu cảm xúc của người khác và thậm chí của cả những đồ vật vô tri. Bởi lẽ, để dạy cho một đứa trẻ thích nghi với một xã hội, bố mẹ cần dạy cho chúng biết cách nhìn nhận và tôn trọng người khác.

Các cách dạy con ngoan của mẹ Việt

Việc dạy con của người Việt và người Nhật cũng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, do khác nhau về văn hóa, lối sống và quan niệm ứng xử, cách dạy con của mẹ Việt vẫn có những điểm khác như sau.

Dạy con biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Đó cũng là một điểm mà trẻ em sẽ học được từ bố mẹ. Hãy dặn trẻ đừng hành động nóng vội hay đưa ra quyết định khi đang tức giận hay chán nản. Khi đó, hãy hít thở thật sâu, cố gắng nghĩ đến những điều tốt đẹp, đợi đến khi bản thân bình tĩnh hơn và sẽ làm chủ được tình hình.

Dạy con ngoanBố mẹ nên dạy con cách điều khiển cảm xúc của bản thân

Học cách lắng nghe và thấu hiểu

Bố mẹ phải hiểu rằng khi con yêu đang nóng giận thì chúng không thể học được bất cứ điều gì. Thay vì giảng giải, thuyết phục hay phê bình, hãy đưa con đến một nơi yên tĩnh để giúp chúng bình tĩnh lại. Hãy xem đây không phải là một hình phạt cho trẻ mà là một cơ hội để giúp bạn hiểu con hơn mà thôi.

Nếu trẻ vẫn tỏ ra cố chấp hay hoảng sợ, bố mẹ đừng cố giải thích về những lỗi lầm của con. Thay vào đó, bố mẹ hãy cố gắng tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, che chở và yêu thương. Cho đến khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi tâm sự và nói rõ để con hiểu vấn đề.

Giúp đỡ, hỗ trợ con mọi lúc mọi nơi

Khi con tập làm mọi thứ, bố mẹ sẽ phải giúp đỡ con ở những lần đầu cho đến khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ trở nên tự tin hơn và có thể tự làm. Tạo thói quen sẽ giúp trẻ tự lập và hình thành tính cách tốt. Nên nhớ rằng, việc la mắng, trách phạt không thể giúp trẻ ghi nhớ được các quy tắc ứng xử đâu.

Kết nối với con trước khi đưa yêu cầu

Trước khi bố mẹ muốn đưa ra những quy tắc, hướng dẫn hay những yêu cầu nào đó đối với con, hãy để cho trẻ có thời gian để làm quen với việc đó. Điều quan trọng là bố mẹ phải biết cách đánh thức, khơi dậy những ham muốn học hỏi từ trẻ. Cho dù trong trường hợp nào, hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai mỗi khi chúng cảm thấy tiêu cực, bất an về bản thân và không có sự kết nối với cha mẹ và những người xung quanh.

Hướng dẫn cho trẻ cách sửa sai

Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ bài học về cách nhận lỗi và sửa lỗi thật sớm để bạn có thể truyền tải những quy định, quy tắc ứng xử một cách dễ dàng nhất. Chẳng hạn như khi bố mẹ dùng khăn giấy lau sạch vệt sữa đổ ra áo của con, không phàn nàn và không khiến trẻ phải xấu hổ. Những tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ cho con những bài học bổ ích một cách nhanh nhất.

Không nên chỉ trích mà hãy hướng dẫn con cách sửa sai

Khi con hành động, cư xử sai, chúng cũng có những lý do riêng, bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ. Đồng thời, nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu bẳn vì thiếu ngủ, lo sợ hay vì một lý do nào đó không. Hãy dành thời gian để trò chuyện với con hoặc cho trẻ khóc thoải mái để giải phóng cảm xúc, tâm tư bị kìm nén. Sau khi được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, trẻ sẽ hiểu ra và dừng những hành vi sai trái đó lại.

Dạy con ngoan

Hãy nhớ rằng sự tốt bụng là một phép màu

Cha mẹ luôn phải đối xử tốt với con, đó là điều hiển nhiên, nhưng hãy làm như vậy với chính bản thân mình nữa. Bạn không thể là những người cha, người mẹ giàu tình thương nếu bạn không yêu quý, tôn trọng chính bản thân mình.

Hơn nữa, trẻ có thể sẽ hành động đúng như những gì chúng được nhìn thấy từ bố mẹ. Do vậy, bố mẹ hãy thể hiện sự yêu thương bản thân và những người khác ngay từ hôm nay nhé!

Kết luận

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, trẻ em có điều kiện được học tập, tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa, tư tưởng khác nhau. Chính vì thế, con cái cần sự định hướng, dạy dỗ, quan tâm thật kỹ lưỡng từ phía cha mẹ. Những cách dạy con ngoan trên đây là một số biện pháp tham khảo giúp cha mẹ có cái nhìn toàn diện hơn về cách dạy con của mình.

Xem thêm:

Những Cách Dạy Trẻ Học Nói Sớm Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả

Nguồn tham khảo:

  • https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/9-cach-day-con-ngoan-ma-khong-can-roi-vot-239253.html
  • https://viettimes.vn/5-cach-day-con-can-hoc-cua-nguoi-nhat-311413.html
  • https://www.wikihow.com/Teach-Children-(Age-2-to-6)

 

5/5 - (1 vote)