Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Việc sinh con là một điều thiêng liêng đối với các chị em phụ nữ và khi bé yêu ra đời có sức khỏe tốt cũng như sự sinh trưởng phát triển bình thường thì niềm vui sẽ càng trọn vẹn hơn. Tuy nhiên có rất nhiều trẻ em không may mắn khi mắc các dị tật bẩm sinh như sứt môi hở hàm ếch, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ trong đó có yếu tố di truyền.

Có rất nhiều cặp đôi khá lo ngại về việc liệu dị tật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ có do di truyền không, tỷ lệ di truyền có cao không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.

Hở hàm ếch nguy hiểm khôngSứt môi hở hàm ếch là một dị tật xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

Sứt môi hở hàm ếch là gì?

Sứt môi hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh gặp ở trẻ nhỏ. Dị tật hở hàm ếch xuất hiện do các mô cấu thành nên vòm họng của trẻ không đóng khít lại với nhau một cách bình thường ở trong các giai đoạn của thai kỳ, phần môi phát sinh sự phân chia tế bào bất thường. Sứt môi hở hàm ếch xảy ra với nhiều mức độ từ hở hàm ếch nhẹ đến nặng mà sự ảnh hưởng có nó lên trẻ sẽ khác nhau.

Dựa vào mức độ dị tật này được chia làm 3 loại gồm hở hàm ếch không bị sứt môi và hở hàm ếch bị sứt môi, sứt môi mà không hở hàm ếch. Sứt môi là dị tật thường xuất hiện kèm theo hở hàm ếch, khi đó môi sẽ có khe nứt ở một bên hay cả hai bên đường giữa của môi trên; hở hàm ếch là khe hở giữa khoang miệng với khoang mũi do các mô không đóng như bình thường; có nhiều trường hợp nghiêm trọng trẻ bị hở cả bộ phận ở trước và sau của vòm họng. Trong giai đoạn của thai kỳ, từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 là thời gian môi trên và mặt của thai nhi phát triển.

Dị tật của trẻ thường được phát hiện hầu hết ở tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc ngay khi trẻ sinh ra, nhưng cũng có nhiều trường hợp khe ở nằm ẩn ở trong lớp lót của vòm miệng nên không thể phát hiện được ngay mà nhiều năm sau mới biết. Sứt môi hở hàm ếch ảnh hưởng đến những vấn đề khác của trẻ như ăn, nói, nghe, răng lợi, tai và các vấn đề về tâm lý xã hội.

Chắc chắn rằng khi biết bé yêu mắc dị tật này bố mẹ sẽ rất choáng váng và lo lắng với những câu hỏi liên tiếp đặt ra như dị tật này có chữa được không, liệu sinh bé tiếp theo có bị ảnh hưởng không, sứt môi hở hàm ếch có di truyền không? Nguyên nhân của dị tật sứt môi hở hàm ếch sẽ được chia sẻ dưới đây.

Sứt môi hở hàm ếch được chia làm 3 trường hợp theo mức độ nghiêm trọng của dị tật.

Nguyên nhân của dị tật sứt môi hở hàm ếch.

Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh xuất hiện ở trẻ, điều này có thể phát hiện được trong quá trình siêu âm của thai kỳ. Theo nghiên cứu của các bác sỹ chuyên khoa có hai nguyên nhân chính dẫn đến dị tật sứt môi hở hàm ếch của trẻ là do yếu tố di truyền và do các tác động từ bên ngoài đến mẹ bầu trong quá trình mang thai.

Sứt môi hở hàm ếch do yếu tố di truyền.

Di truyền là nguyên nhân được cho là chiếm đa số trong những trường hợp trẻ bị sứt môi hở hàm ếch. Di truyền có thể từ bố, mẹ, ông bà hoặc của những người thân thích khác trong gia đình hai bên có người tiền sử mắc dị tật này. Trong nhiễm sắc thể của trẻ mắc dị tật xuất hiện gen lạ, gen không tốt, điều đó dẫn đến dị tật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ.

Xác suất trẻ mắc dị tật càng cao khi gia đình hai bên có người thân thích có tiền sử mắc dị tật này. Theo nghiên cứu của các bác sỹ chuyên khoa với các cặp vợ chồng bình thường đã có một bé bị dị tật sứt môi hở hàm ếch thì xác suất bị ở người con tiếp theo là từ 3 đến 5%; với các cặp vợ chồng mắc dị tật này (vợ hoặc chồng) nhưng chưa có con mắc thì xác suất bị ở bé tiếp theo là 5%; với trường hợp vợ (hoặc chồng) và một bé đã mắc dị tật thì xác suất bé tiếp theo mắc dị tật càng cao hơn.

Có thể thấy nếu bố, mẹ hoặc gia đình hai bên có nhiều người bị mắc dị tật sứt môi hở hàm ếch thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc dị tật này càng cao hơn, đây là câu trả lời cho các thắc mắc hở hàm ếch, sứt môi có di truyền không của các cặp đôi. Trong trường hợp gia đình có người mắc dị tật này các cặp vợ chồng cần làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra xác suất trẻ mắc dị tật sứt môi hở hàm ếch để kịp thời xử lý.

Hở hàm ếch nguy hiểm khôngNhững gia đình có người bị sứt môi hở hàm ếch làm tăng nguy cơ con sinh ra bị dị tật này.

Sứt môi hở hàm ếch do tác động của các yếu tố bên ngoài.

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng do di truyền thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài, một trong số nguyên nhân có thể dẫn đến dị tật này như sau:

  • Mẹ bầu sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sỹ trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến thai nhi như sử dụng thuốc cảm cúm.
  • Mẹ bầu hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong giai đoạn đầu của thai kỳ, từ tuần thứ 6 đến tuần 8. Một nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu uống nhiều hơn 4 ly rượu trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh con bị dị tật hở hàm ếch sứt môi.
  • Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, hóa chất khi mang thai.
  • Mẹ bầu bị stress, căng thẳng, mệt mỏi, trấn động, khủng hoảng tâm lý, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học.
  • Các cặp vợ chồng sinh con khi nhiều tuổi, từ 40 tuổi trở lên.
  • Mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén, chất độc màu da cam, nhiễm tia X khi chụp X quang.

Hở hàm ếch nguy hiểm khôngMẹ bầu sử dụng trên 4 ly rượu làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi.

Chính vì vậy trong thời kỳ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến thai nhi.

Phương pháp điều trị dị tật sứt môi hở hàm ếch.

Hở hàm ếch thường xuất hiện ở trẻ kèm theo dị tật sứt môi và thường gây ra nhiều ảnh hưởng đến những vấn đề khác của cơ thể. Thông thường trẻ mắc dị tật này chỉ bị ảnh hưởng ở phần mô mềm nhưng có trường hợp bị ảnh hưởng đến cả phần mũi, phần xương.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà biểu hiện của dị tật sẽ khác nhau, có khi chỉ là một đường nhỏ ở môi trên thậm chí ảnh hưởng đến gò má và vòm miệng và mũi của trẻ. Hở hàm ếch sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày của trẻ như không thể đưa thức ăn vào miệng, khó uống nước, phát âm không rõ, thậm chí mắc các bệnh như viêm tai, dễ bị cảm cúm. Chính vì vậy việc tìm ra phương pháp điều trị cho trẻ mắc dị tật này hoàn toàn cần thiết. Ngày nay có khá nhiều cách có thể điều trị dị tật này tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của nó.

  •  Một phương pháp tạm thời được áp dụng đối với trẻ sơ sinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé đó là đưa sữa vào mặt sau của cổ họng bằng một ống đặc biệt.
  •  Phương pháp được áp dụng để giải quyết triệt để dị tật này là phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật môi thường được áp dụng cho trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, phương pháp phẫu thuật vòm thường được áp dụng cho trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi hoặc đến trước khi trẻ biết nói.

Với những trẻ em được chỉ định phẫu thuật để xử lý dị tật thì tiến hành càng sớm sẽ càng tốt cho trẻ hơn. Ngoài ra trẻ bị sứt môi hở hàm ếch cần được bác sỹ theo dõi thường xuyên các vấn đề về tai để tránh các bệnh nhiễm trùng, kiểm tra thính giác thường xuyên và kiểm tra răng với những trẻ răng bị dị dạng hoặc mất răng.

Phương pháp phòng tránh dị tật bẩm sinh sứt môi hở hàm ếch ở trẻ.

Trên thực tế không có một phương pháp cụ thể và rõ ràng nào có thể phòng tránh được dị tật sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ bởi những việc các cặp bố mẹ làm khi mang bầu đôi khi không ảnh hưởng gì đến việc liệu bé yêu sinh ra có bị sứt môi hở hàm ếch hay không. Các cặp vợ chồng chỉ có cách hạn chế khả năng mắc dị tật này của thai nhi bằng một số phương pháp sau:

  • Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý, chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
  • Mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, chất có cồn như rượu bia, thuốc lá.
  • Mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, hóa chất, nhiễm phóng xạ đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Không sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định và lời khuyên của bác sỹ.
  • Không nên sinh con khi vợ hoặc chồng trên 40 tuổi, đặc biệt là vợ vì tỷ lệ mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén cùng những dị tật khác sẽ cao hơn bình thường, tỷ lệ thuận với số tuổi của mẹ bầu.
  • Thường xuyên khám thai, siêu âm định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, kịp thời phát hiện những bất thường ở thai nhi và xử lý.

Hở hàm ếch nguy hiểm khôngKhám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện và xử lý dị tật ở thai nhi.

  • Mẹ bầu cần tiêm chủng thuốc ngừa rubella trong độ tuổi sinh sản.
  • Mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ axit folic trong thời gian mang bầu, đây là loại axit có khả năng làm giảm nguy cơ mắc dị tật vùng mặt, hàm. Một số loại thực phẩm chứa nhiều axit folic như các loại rau củ có màu xanh thẫm, có loại quả như cam, quýt, gạo, đậu…
  • Trong trường hợp trẻ được chẩn đoán trong quá trình siêu âm hoặc sinh ra phát hiện bị sứt môi hở hàm ếch, mẹ bầu cần thực hiện theo chỉ định, tư vấn của bác sỹ về cách giải quyết tiếp theo, mẹ bầu cũng nên chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng khi cần thực hiện phẫu thuật cho trẻ bị dị tật này.

Hy vọng rằng với những chia sẻ ở bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về việc trẻ mắc dị tật sứt môi hở hàm ếch và lý giải được liệu sứt môi nhẹ có di truyền không hay gia đình có mẹ bị sứt môi có di truyền không, hở hàm ếch có di truyền không cũng như những phương pháp để điều trị và hạn chế dị tật này.

Xem thêm:

Phẫu Thuật Hở Hàm Ếch Ở Đâu? Và Những Lưu Ý Mẹ Phải Biết

Nguồn:

https://vicare.vn/bai-viet/ho-ham-ech-co-di-truyen-khong-han-che-nguy-co-bang-cac-cach-sau/

Dị tật sứt môi và hở hàm ếch

5/5 - (1 vote)