Updated at: 29-03-2020 - By: admin

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thai là hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ sau khi sử dụng các biện pháp phá thai như: uống thuốc phá thai, hút thai, nạo thai,…Sau khi phá thai, cơ thể bạn gái cần có thời gian để hồi phục và phát triển lại.

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau khi phá thai

Lượng máu kinh bất thường

Trung bình, lượng máu kinh của một bạn nữ bình thường là 50ml. Nếu thấp hơn quá (dưới 20ml) hoặc nhiều hơn quá (trên 80ml) thì đây là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này. Chú ý lượng máu kinh ra để có thể kiểm soát tình trạng kinh nguyệt được tốt hơn.

Màu sắc máu kinh chuyển sang màu đậm và thẫm hơn

Bình thường, máu kinh nguyệt kinh có màu đỏ tươi nhưng trong nhiều trường hợp, nhất là sau sau khi phá thai máu kinh thường ra có nhiều bất thường hơn, có thể chuyển sang màu đỏ thẫm, đen, thậm đóng cục nhỏ lạu, Kèm theo đó có thể là có cả những mùi hôi khó chịu hơn bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thaiMáu kinh thường có màu đen bất thường sau khi hút phá thai

Thời gian hành kinh thay đổi

Ở cơ thể của người phụ nữ bình thường, thời gian hành kinh sẽ kéo dài từ 3-5 ngày. Còn nếu ngoài thời gian này, rất có thể bạn đang trong tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Sau khi phá thai, số ngày hành kinh có thể dưới 3 ngày hoặc trên 7 ngày – đây chính là một biểu hiện của triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Nếu kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trên 1 tuần không ngớt thì đó chính là biểu hiện của bệnh rong kinh. Nhiều bạn nữ còn gặp phải hiện tượng vô kinh, nghĩa là sau khi phá thai trên 8 tuần mà không thấy kinh nguyệt không xuất hiện.

Chu kỳ kinh không ổn định

Chu kỳ kinh không ổn định nghĩa là những tháng sau khi phá thai, kinh nguyệt không ra theo chu kỳ cố định mà có tháng đến sớm (trước 20 ngày), có tháng đến muộn (sau 35 ngày), 1 tháng có kinh 2 lần hoặc vài tháng mới có kinh một lần. Chu kỳ giữa những lần ra kinh có sự chênh lệch bất thường cũng là một hiện tượng không ổn định cần phải theo dõi.

Đau bụng dữ dội

Đau bụng dữ dội là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt bất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau khi phá thai mà các bạn nữ thấy hiện tượng này xảy ra thì rất có thể trong lúc thực hiện thủ thuật phá thai đã làm tổn thương nghiêm trọng tới cơ quan sinh sản của bạn. Biểu hiện thường thấy là các cơn đau bụng sẽ quặn lên từng cơn hoặc đau khi lấy tay ấn vào vùng bụng dưới.

Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sau phá thai

Thông thường, sau khi phá thai từ 4-8 tuần thì kinh nguyệt sẽ trở lại. Vì đây là khoản thời gian cần thiết để nội tiết tố hoạt động lại và niêm mạc tử cung được tái tạo khi đó trứng sẽ chín và rụng. Sau khi trứng rụng mà không được thụ tinh bởi tinh trùng thì trứng sẽ tự đào thải ra ngoài. Có rất nhiều lý do gây ra rối loạn kinh nguyệt sau khi phá thai, tuy nhiên thường gặp nhất là do một số nguyên nhân sau:

Rối loạn nội tiết tố

Việc phá thai bằng thuốc hoặc nạo hút thai có thể làm cho hệ thống nội tiết tố bị phá vỡ từ đó khiến hormone trong cơ thể bị mất cân bằng gây ra tình trạng chậm kinh, mất kinh, rong kinh, rau nhiều khí hư màu nâu đen…Thường thì tình trạng này chỉ diễn ra trong vòng 1-2 tháng đầu sau khi phá thai do buồng trứng cần thời gian để hồi phục lại.

Dính tử cung

Khi phá thai thì buồng tử cung của các chị em bị ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố bên ngoài nên rất dễ tổn thương. Nếu sử dụng biện pháp hút thai hoặc nạo thi thì các dụng cụ y tế sẽ hút toàn bộ phôi thai và niêm mạc dính vào phôi thai ra ngoài. Vì vậy, niêm mạc tử cung lúc đó sẽ bị ảnh hưởng nặng, lớp niêm mạc đó chưa kịp hồi phục lại sẽ khiến thành tử cung bị dính lại. Trường hợp thai đã bám chặt vào buồng tử cung thì các bác sĩ sẽ phải nạo thai nên nếu không thận trọng thì thành tử cung sẽ bị mỏng và rất dễ dẫn đến dính tử cung.

Biến chứng của việc nạo hút thai

Nạo hút thai không an toàn tại cơ sở không uy tín là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến biến chứng sau khi phá thai. Các tổn thương sau khi phá thai nếu không được phát hiện kịp thời, để lâu sẽ gây ra hiện tượng tắc một phần vòi trứng hoặc tắc toàn bộ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe sinh sản sau này của các bạn nữ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thaiTỉ lệ hút phá thai ngày một nhiều dẫn đến tỉ lệ vô sinh lớn hơn

Buồng trứng bị suy giảm chức năng

Sau khi phá thai, buồng trứng có thể sẽ bị tổn thương, suy giảm chức năng và xuất huyết từ đó gây ra hiện tượng ra máu đen, vón cục. Đây là một dấu hiệu không tốt cho sức khỏe sinh sản của các bạn nữ. Buồng trứng khi bị suy giảm chức năng sẽ làm giảm khả năng thụ thai.

Vùng kín bị viêm nhiễm

Do sức ảnh hưởng từ các thủ thuận phá thai nên sức khỏe các bạn nữ sau khi phá thai thường yếu, cùng với đó là những tổn thương bên trong cơ quan sinh sản nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm nhiễm vùng kín nếu không vệ sinh thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới rối loạn kinh nguyệt của các bạn nữ.

Mang thai

Mang thai ngay sau khi phá thai cũng là một nguyên nhân của việc rối loạn kinh nguyệt do không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn. Các bạn nữ nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi phá thai để cơ quan sinh dục có thể hồi phục lại và nên dùng bao cao su khi quan hệ để tránh dính thai lần nữa.

Tâm lý không ổn định

Mỗi người sẽ có những hoàn cảnh khác nhau mà dẫn đến việc phá thai. Sau phá thai, tâm sinh lý của các bạn nữ thường thay đổi do nội tiết tố, hormone trong cơ thể rối loạn chưa ổn định nên rất dễ bị căng thẳng, stress, lo lắng thường xuyên,… sẽ dẫn đến chậm kinh hơn bình thường. Tâm lí không ổn định cũng dễ dàng khiến cơ thể của bạn gái suy nhược, uể oải, thể trạng kém dẫn đến sức khỏe giảm sút.

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thaiBiểu hiện của căng thẳng, stress sau khi phá thai

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt sau phá thai

 Khám phụ khoa định kỳ

Nếu không có biểu hiện bất thường sau khi phá thai thì các chị em phụ nữ nên tái khám sau 2 tuần để kiểm tra xem đã đẩy được hết dịch, nhau thai ra ngoài hay chưa. Nếu chưa đẩy được hết ra thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị giúp chị em đẩy được hết dịch ra ngoài. Vì nếu trong cơ thể vẫn còn sót lại dịch hoặc nhau thai thì sẽ dẫn tới rối loạn kinh nguyệt kéo dài, viêm nhiễm tử cung và kéo theo đó là những biến chứng khó lường như: khả năng sảy thai ở lần thụ thai tiếp theo cao, khó mang thai, vô sinh, thậm trí còn có thể dẫn đến ung thư.

Ngoài việc tái khám sau khi phá thai, các chị em cũng cần đi khám phụ khoa định kì 3-6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời.

Vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách và khoa học

Sau khi phá thai, các chị em phụ nữ sẽ thấy ra máu giống kinh trong một vài ngày hoặc máu màu nâu đen. Hiện tượng này rất bình thường do cơ thể đang đẩy nốt những sản dịch còn sót lại trong tử cung ra ngoài, làm sạch tử cung. Do đó, trong những ngày này vùng kín của chị em rất dễ bị viêm nhiễm nếu không vệ sinh đúng cách. Vì vậy, chị em cần vệ sinh vùng kín ngày 1- 2 lần bằng dung dịch vệ sinh phù hợp hoặc nước lá trầu không đun sôi cùng với một ít muối.

Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn

Các chị em phụ nữ nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để tránh có thai trở lại trong lúc cơ quan sinh sản chưa ổn định và cung tránh mang thi ngoài ý muốn lần nữa. Mang thai cũng là một nguyên nhân dẫn tới không có kinh nguyệt ở những tháng tiếp theo sau phá thai. Việc phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý và tình trạng sức khỏe của chị em.

Hiện nay có nhiều biện pháp tránh thai an toàn như: sử dụng bao cao su, đặt vòng, cấy que tránh thai, thắt ống dẫn tinh,… Tránh sử dụng thuốc tránh thai một cách bừa bãi, vô tội vạ vì nó sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thaiSử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là biện pháp tránh thai an toàn

Ăn uống đầy đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý

Sau khi phá thai, cơ thể chị em phụ nữ rất mệt mỏi do đã mất đi một lượng máu cơ bản. Vì vậy, chị em nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, sắt,… để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Chị em có thể tăng cường ăn những thực phẩm sau để giúp điều hòa kinh nguyệt như: gừng, nghệ, rau cần tây, quả chà là, nho, nha đam, sữa chua,… Đây là những thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt rất hiệu quả. Hoặc chị em cũng có thể uống thêm thực phẩm chức năng bổ sung các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, chị em nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày để lưu thông khí huyết.Tránh làm việc nặng trong 2 tuần sau khi phá thai. Ngủ đủ giấc, tránh lo âu, nghĩ ngợi nhiều, buồn chán, thức khuya để cơ thể lấy lại năng lượng đã mất sau khi phá thai.

Rối loạn kinh nguyệt sau phá thaiChế độ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý

Những lưu ý khi phá thai

  • Cần lựa chọn cơ sở chuyên khoa uy tín để thực hiện thủ thuật phá thai vì nếu thực hiện phá thai ở những cơ sở không uy tín sẽ rất dễ bị các biến chứng sau này dẫn tới vô sinh.
  • Không được tự ý mua thuốc phá thai để uống, phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ siêu âm, chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hợp lí.
  • Sau khi phá thai nếu thấy những biểu hiện bất thường như: rau máu nhiều ( 1 giờ phải thay 2 băng vệ sinh), đau bụng dữ dội,… thì phải lập tức tới cơ sở chuyên khoa để khám lại.
  • Sau khi phá thai tuy không thấy những biểu hiện bất thường nhưng sau 2 tháng vẫn chưa thấy có kinh trở lại thì chị em vẫn nên đi tái khám để tìm ra nguyên nhân.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi phá thai tuy là hiện tượng thường thấy nhưng các bạn nữ cũng nên chú ý khi thấy các biểu hiện bất thường như đã nêu ở trên. Các bạn cần đi tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay sau khi thấy các biểu hiện bất thường như vậy để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Xem thêm:

Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Khi Đặt Vòng Tránh Thai, Bạn Nên Làm Gì?

Những Điều Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt Tuổi Dậy Thì

Rate this post