Bạn vừa hạ sinh một cô công chúa hay một chàng hoàng tử bé bỏng, đứa trẻ nhà bạn vẫn đang còn bú sữa mẹ, và bạn lại nhận thấy cơ thể trở nên khác thường? Điều này khiến bạn phân vân liệu đây có phải là dấu hiệu có bầu khi đang cho con bú hay không khi bạn chưa biết những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú, nên bạn rất phân vân và lo lắng. Vậy còn chờ gì nữa, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những biểu hiện mang thai khi đang cho con bú trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
Hiện tượng có thai trong thời kì cho con bú
Thông thường, có thai khi đang cho con bú là một điều rất khó xảy ra, tuy nhiên điều này vẫn không phải là không thể. Nhiều người sử dụng thời kỳ đang cho con bú như một phương pháp tránh thai, tuy rằng không phải tuyệt đối nhưng cũng vô cùng hiệu quả.
Lý do là bởi vì nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được rằng, những phụ nữ cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại thường khá lâu – tức là sau khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng hoặc 1 năm, trong khi đó những phụ nữ không cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sớm hơn rất nhiều, khoảng từ 6 – 10 tuần. Việc tính ngày rụng trứng để thụ thai không còn là phương pháp xa lạ, và nhiều người áp dụng ngược lại phương pháp này để tránh việc mang thai hay còn gọi là dính bầu.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đang cho con bú có thể thay đổi
Như vậy, nếu trong khoảng thời gian không có kinh nguyệt đồng nghĩa với việc không bị rụng trứng thì việc có thai là không thể xảy ra. Nhưng sau khoảng thời gian đã đề cập ở trên, việc trứng rụng lại trước khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện và chị em phụ nữ quan hệ vào thời điểm vàng đấy thì khả năng thụ thai là rất cao.
Đây là lý do dù chưa thấy dấu hiệu có kinh khi đang cho con bú nhưng chị em đã nhận thấy các dấu hiệu có thai sớm khi đang cho con bú hay còn gọi là dấu hiệu dính bầu khi đang cho con bú. Các dấu hiệu này thường là các dấu hiệu dễ dàng nhận biết, tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dễ dàng bị lầm tưởng là các dấu hiệu thông thường và những người phụ nữ đang cho con bú sẽ bỏ qua.
Vậy những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú đó là gì? Ở phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập rõ ràng tới nội dung chính nhận được nhiều sự quan tâm này.
Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
Có nhiều dấu hiệu mang bầu khi đang cho con bú mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bằng việc quan sát. Tuy nhiên, những dấu hiệu phổ biến và chính xác nhất đó chính là:
Chất lượng sữa thay đổi dẫn đến việc bé không thích uống sữa mẹ
Khi quá trình thụ thai diễn ra, tức là quá trình tinh trùng gặp trứng, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi làm cho nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua. Đứa trẻ của bạn sẽ ngay lập tức nhận ra sự thay đổi thất thường này và không muốn bú sữa mẹ nữa thậm chí là quấy khóc và ngừng bú.
Rất nhiều bà mẹ thường sẽ nghĩ đến các nguyên nhân khác dẫn đến việc bé ngừng bú, nhưng nếu gặp phải tình trạng này, hãy suy nghĩ ngay đến khả năng bạn đang thụ thai và đây là một trong những biểu hiện mang thai sớm khi đang cho con bú nhé.
Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến chất lượng sữa của mẹ bị thay đổi
Ngoài ra, việc lượng sữa được sản xuất ra ít dần và không đủ để cung cấp cho bé cũng là một dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. Thông thường đến tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 của thai kỳ mới, cơ thể sẽ sản xuất ra ít sữa hơn đặc biệt là chất dinh dưỡng trong sữa cũng ít hơn vì lúc này các cơ quan khác trong người đang tập trung thực hiện một chức năng khác.
Trẻ em luôn nhạy cảm với nguồn thức ăn duy nhất lúc này là sữa mẹ, cho nên hãy luôn để ý đến cảm nhận của trẻ và tìm ra giải pháp tức thời để tránh việc trẻ bị thiếu sữa và chất dinh dưỡng trong quá trình hình thành và phát triển cơ thể.
Bầu ngực và núm vú đau dữ dội
Đây là dấu hiệu dễ bị bỏ qua nhất vì nhiều bà mẹ trẻ nhầm tưởng bầu ngực và núm vú đau là do đang trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, cũng giống như biểu hiện có thai thông thường của một người khi không phải đang cho con bú, hiện tượng này cũng xuất hiện trên người phụ nữ đang cho con bú thậm chí là với mức độ đau hơn. Như vậy, nếu bầu ngực và núm vú đau đến nỗi bạn chỉ muốn dứt ngừng cho bé bú ngay thì rất có thể đây chính là dấu hiện có thai khi đang cho con bú rồi đấy.
Bầu ngực của mẹ bỉm sữa đau nhức thường xuyên là một dấu hiệu của việc có thai
Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
Dĩ nhiên khi đang cho con bú thì người mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, vì phải làm nhiều công việc và trong đó quan trọng nhất là chăm sóc đứa con bé bỏng mới chào đời của mình.
Tuy nhiên, khi mang thai trong thời kỳ này, cảm giác mệt mỏi sẽ lên đến cùng cực bởi vì lúc này cơ thể đã xuất hiện thêm một sinh linh mới cần phải chia sẻ dinh dưỡng để chăm sóc. Vì vậy, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ quá độ thì thay vì gồng mình chịu đựng bạn nên đi tìm ngay nguyên nhân và để có hướng khắc phục nhé.
Buồn nôn, ốm nghén
Buồn nôn, ốm nghén là hiện tượng mà bất kỳ chị em phụ nữ nào khi đang mang thai đều có. Dù có đang trong quá trình cho con bú hay không, ốm nghén cũng sẽ xuất hiện và khiến người phụ nữ mệt mỏi.
Biểu hiện của ốm nghén có thể bao gồm các triệu chứng như nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, đầy hơi,… Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để xác định việc đang có thai hay không nên chị em không nên chủ quan với hiện tượng này.
Buồn nôn, ốm nghén là biểu hiện nhận biết có thai chính xác nhất cho các chị em
Có nên cho trẻ bú tiếp hay không?
Sau khi đã xác nhận được mình đang mang thai trong thời kỳ cho con bú, một vấn đề khác được chị em phụ nữ quan tâm đó là liệu có nên cho trẻ ngừng bú không? Và nếu cho trẻ bú sữa mẹ tiếp thì sẽ gây những ảnh hưởng gì?
Thực tế, có rất nhiều bà mẹ lo ngại rằng cho con bú tiếp trong thời kỳ đang mang thai thì sẽ gây những tác động tiêu cực tới trẻ như làm cho trẻ đau bụng, không phát triển vì sữa không đủ chất hay không đủ sữa cung cấp cho bé. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh là họ không cần cho bé cai sữa. Cơ thể người mẹ vẫn có thể tiết sữa cho bé khi đang mang thai em bé tiếp theo, thậm chí là sau khi sinh đứa trẻ ấy.
Với điều kiện là người mẹ phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và có chế độ ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lý thì việc cho trẻ tiếp tục bú sẽ không hề gây ảnh hưởng nào tới sức khỏe của mẹ, của bé hay của thai nhi. Việc cung cấp nước cũng là một điều kiện rất quan trọng nên rất cần được các bà mẹ lưu ý.
Cho trẻ bú sữa non của em bé trong bụng mẹ
Sữa non của người phụ nữ sẽ tiết ra khi họ mang thai đến tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Đây là một loại sữa rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho những đứa trẻ sơ sinh, tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng thích uống.
Bởi vì lượng sữa và mùi vị sữa tiết ra sẽ có sự thay đổi nhất định cho nên lúc này có hai trường hợp có thể xảy ra bao gồm: một là bé sẽ tiếp tục bú sữa non vừa được tiết ra từ cơ thể mẹ, hai là bé sẽ ngừng bú và tự giác bỏ bú. Nếu trẻ vẫn muốn bú sữa mẹ thì cứ yên tâm cho trẻ tiếp tục bú bởi vì lượng sữa này sẽ không bị cạn kiệt, nó sẽ liên tục sản sinh ra cho đến khi đứa trẻ thứ hai được chào đời và không có lý do gì chúng ta không để trẻ tận hưởng nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này cả.
Bạn có thể cho bé yêu bú sữa non trong tháng thứ 4 thứ 5 của thai kỳ
Cho bú song song
Nhiều trường hợp khi sinh đứa trẻ tiếp theo ra thì đứa trước đó vẫn còn dưới một năm tuổi, tức là vẫn cần tiếp tục được bú sữa mẹ. Lúc này bạn không nên phân vân mà hãy tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ để duy trì cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bé vì điều này thực sự rất cần thiết.
Tuy nhiên, vì việc cho bú song song cũng sẽ dẫn đến việc cơ thể người phụ nữ bị mệt mỏi quá độ hay không đủ sữa để cung cấp cho cả hai đứa trẻ cho nên bạn cũng có thể ngừng việc này bằng cách cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như giảm số lượng lần bú của trẻ lại để bé làm quen với việc không bú sữa mẹ. Hãy tự đánh giá cơ thể mình để có thể biết lúc nào nên làm và lúc nào ngừng việc cho trẻ bú song song để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Những khó khăn thường gặp khi xuất hiện tình trạng có thai khi đang cho con bú
Mang thai khi đang cho con bú không phải là một hiện tượng phổ biến, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể xảy ra đối với chị em phụ nữ và sẽ gây ra những khó khăn nhất định.
Như đã phân tích ở phần dấu hiệu của việc có thai khi cho con bú thì một trong các dấu hiệu đó là cơ thể người phụ nữ sẽ mệt mỏi, thiếu chất và điều này cũng dẫn đến việc họ luôn cảm thấy đói, mau đói vì cần nạp nhiều năng lượng hơn. Việc thay đổi các hormone trong cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và đứa trẻ, gây khó khăn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ. Tuy nhiên nó cũng không gây ảnh hưởng gì lớn cho những người phụ nữ bình thường mà chỉ cần lưu ý đối với những phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm, hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai, hay từng bị chảy máu. Những người này cần phải cân nhắc đến vấn đề có nên cho trẻ bú tiếp hay không nếu không sẽ để lại những hậu quả khó lường.
Qua bài viết trên, khi đã biết về những dấu hiệu có thai khi cho con bú thì chị em phụ nữ không nên quá lo lắng mà cần tập trung tinh thần để dưỡng thai cũng như chăm sóc đứa trẻ cho thật tốt. Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực để đem lại cho bản thân và cả những đứa trẻ bé bỏng đáng yêu nhà bạn những điều tốt đẹp nhất nhé.
Xem thêm:
5 Dấu Hiệu Nhận Biết Có Thai Sau 1 Tuần Chính Xác Nhất
Tài liệu tham khảo
https://yeutre.vn/bai-viet/4-dau-hieu-co-thai-khi-cho-con-bu-chi-em-de-nhan-biet-nhat.22874/
https://baomoi.com/nhung-dau-hieu-mang-thai-khi-dang-cho-con-bu-ro-rang-nhat-cac-me-dung-bo-lo/c/24895052.epi
http://vienduongthai.vn/mang-thai-lam-me/nhung-trieu-chung-mang-thai-khi-cho-con-bu-ban-nen-biet.html