Thai chết lưu – một vấn đề không ai mong muốn gặp phải khi mang thai, đây là một hiện tượng rất nguy hiểm có thể xảy ra ở mọi giai đoạn của thai kỳ, không những không giữ được thai nhi mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của các mẹ. Chính vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những dấu hiệu nhận biết thai lưu 3 tháng giữa.
Tại sao có hiện tượng thai chết lưu?
Thai lưu hay thai chết lưu được hiểu đơn giản là thai nhi bị chết ngay khi ở trong bụng mẹ. Điều này xảy ra do sau khi thụ thai thành công vì một nguyên nhân nào đó mà thai nhi không thể tiếp tục phát triển mình thường được mà dần suy yếu rồi chết đi. Việc thai nhi chết lưu tồn tại trong cơ thể người phụ nữ có thể thấy là rất nguy hiểm do khi nó không phát triển được sẽ tìm cách để đào thải, để thoái ra ngoài cơ thể.
Khi bạn kịp thời phát hiện và xử lý thai lưu nhìn chung sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, trường hợp xử lý quá muộn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Do đó các chị em cần lưu ý những biểu hiện của hiện tượng thai lưu hơn nữa.
Thai chết lưu là hiện tượng có thể xảy ra trong mọi giai đoạn của thai kỳ.
Dấu hiệu nhận biết thai chết lưu 3 tháng giữa.
Trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ mẹ bầu thường cảm thấy dễ chịu hơn vì cơ thể đã quen với việc mang thai, hiện tượng nghén cũng giảm dần, thai nhi có sự phát triển nhanh hơn, bắt đầu có những cử động có thể cảm nhận được nhưng vẫn cần lưu ý một số dấu hiệu của hiện tượng thai lưu để chủ động xử lý.
Dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4.
- Dấu hiệu thai lưu 13 tuần và dấu hiệu thai lưu 14 tuần thường có những biểu hiện tương tự nhau như các mẹ bầu sẽ bị đau bụng âm ỉ kéo dài; có thể xuất hiện máu đen ở âm đạo; vỡ nước ối, nước ối quá ít; siêu âm không nghe được tim thai, đây là những dấu hiệu rất bất thường và nguy hiểm mẹ bầu cần lưu ý.
Đau bụng âm ỉ kéo dài là một dấu hiệu của thai chết lưu
- Dấu hiệu thai lưu 15 tuần và dấu hiệu thai lưu 16 tuần sẽ dễ nhận biết hơn so với 2 tuần trước, khi đó mẹ bầu có thể thấy xuất hiện những cục máu đông với kích thước như đồng xu, đây là một dấu hiệu thai lưu rõ ràng nhất trong giai đoạn này; ngoài ra xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội và liên tục hơn; không cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi, siêu âm không thấy tim thai hoặc có nhưng thai nhi chậm phát triển; thường xuyên chuột rút.
Nhìn chung những dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 4 cũng chưa thật sự rõ ràng để các mẹ bầu dễ dàng nhận biết.
Dấu hiệu thai lưu tháng thứ 5.
- Dấu hiệu thai lưu tuần 18 và tuần 17 của thai kỳ: bạn có thể không gặp hiện tượng nào khi thai chết lưu nhưng thường sẽ có những biểu hiện báo động như đau bụng dữ dội, cảm giác bụng bị thắt chặt; chảy máu âm đạo liên tục; thai nhi không chuyển động hoặc đột nhiên cử động nhiều hay ít hơn bình thường.
Thai chết lưu gây chảy máu âm đạo bất thường.
- Dấu hiệu thai lưu tuần 19 và tuần thứ 20: đây là giai đoạn bé lớn rất nhanh và bụng mẹ to dần lên, tử cung cũng phát triển hơn nếu các chị em không cảm nhận được bụng lớn lên hãy lưu ý; đột ngột mất các biểu hiện khi mang thai như buồn nôn, chóng mặt… ; vỡ ối, chảy nước ối và có thể xuất hiện các dấu hiệu như các tuần trước của thai kỳ.Ngoài những biểu hiện trên thai máy bất thường là một dấu hiệu cần lưu ý trong tháng thứ 5 của thai kỳ.
Có thể thấy dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 đã rõ ràng hơn nên các chị em cần lưu ý để phát hiện thai lưu kịp thời.
Dấu hiệu thai lưu tháng thứ 6.
Dấu hiệu thai lưu 22 tuần và 21 tuần không có thêm những dấu hiệu khác so với tháng thứ 5 của thai kỳ nhưng nó thể hiện rõ ràng hơn như mẹ bầu cảm nhận rõ rệt việc thai nhi không chuyển động; máu âm đạo ra nhiều hơn, có màu đen, xuất hiện nhiều cục máu đông; những cơn đau lưng đau bụng dữ dội hơn. Vỡ ối hoặc nước ối quá ít thường xuất hiện trong giai đoạn này khi thai bị chết lưu, nước ối có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống của thai nhi, khi nước ối quá ít hoặc quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch của trẻ.
Dấu hiệu thai lưu 24 và tuần 23 của thai kỳ: có thể xảy ra hiện tượng tiền sản giật, tình trạng này thường thấy ở 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng vẫn có khả năng xảy ra trong giai đoạn này; tiền sản giật có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể người mẹ và thai nhi; dấu hiệu của tiền sản giật thường thấy là huyết áp cao đột ngột, tay hoặc chân hoặc các bộ phận khác bị sưng phù.
Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên các chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý thai lưu kịp thời, tránh gây ra những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ như nhiễm trùng, rối loạn đông máu… Bạn sẽ được xử lý thai chết lưu bằng các phương pháp như hút thai, nạo gắp thai…
Nguyên nhân thai chết lưu 3 tháng giữa.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai chết lưu được xác định do rất nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là từ người mẹ hoặc từ phía thai nhi.
Nguyên nhân từ thai phụ.
Yếu tố thể trạng, sức khỏe của người mẹ khi mang thai quyết định rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của thai nhi. Với các chị em có những dấu hiệu sau sẽ có nguy cơ thai chết lưu cao hơn như:
- Mẹ bầu bị mắc các bệnh mãn tính như suy gan, suy thận, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh tuyến giáp;
- Chế độ dinh dưỡng trước và trong thời kỳ mang thai không đảm bảo dinh dưỡng, lối sống và sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…;
- Các chị em mang thai ở độ tuổi ngoài 40 có nguy cơ bị thai lưu cao hơn;
- Nhiễm độc thai nghén, phụ nữ càng nhiều tuổi thì nguy cơ nhiễm độc thai nghén càng cao;
- Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì;
- Mẹ bầu gặp chấn thương, lao động nặng nhọc khi mang thai;
- Mẹ bầu bị nhiễm trùng, nhiễm vi rút truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C;
- Mẹ bầu có tử cung nhỏ, dị dạng.
Tử cung dị dạng là một nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu
Nguyên nhân từ thai nhi.
- Đây là một nguyên nhân hoàn toàn tự nhiên và gần như không thể kiểm soát được:
- Bất thường nhiễm sắc thể: những thai nhi có nhiễm sắc thể bất thường có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc do đột biến, đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thai chết lưu;
Nhiễm sắc thể bất thường có thể do di truyền hoặc đột biến
- Sự khác biệt về nhóm máu của mẹ và thai nhi;
- Xuất hiện bất thường về dây rốn như dây rốn quấn quanh cổ, tay hoặc chân của thai nhi;
- Thai nhi bị dị dạng bẩm sinh như não úng thủy, vô sọ, phù rau thai;
- Có bất thường ở bánh rau như bánh rau bị xơ hóa, bị bong, u mạch máu màng đệm;
- Đa thai: thai nhi có thể bị chết lưu trong trường hợp truyền máu cho nhau
Các biện pháp phòng tránh thai chết lưu 3 tháng giữa.
Thông thường sau khi được chẩn đoán thai chết lưu bạn sẽ được tiến hành thủ thuật nạo thai, gắp thai ra khỏi tử cung; thủ thuật này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của các chị em. Chính vì vậy bạn đọc cần có những biện pháp phòng tránh thai chết lưu ở giai đoạn 3 tháng giữa như:
Siêu âm, khám sức khỏe định kỳ cho mẹ và thai nhi để phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường của thai nhi;
Điều trị và kiểm soát các bệnh mà mẹ bầu đang mắc như bệnh thận, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và huyết áp;
Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, chế độ sinh hoạt, làm việc lành mạnh, tuyệt đối tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cần sa…;
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi
- Tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày;
- Tiêm các loại vắc xin để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, vắc xin ngừa uốn ván…;
- Duy trì trạng thái cân nặng ở mức độ vừa phải, không béo quá hoặc gầy quá;
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm độc hại, những người đang bị bệnh truyền nhiễm;
- Tránh lao động, làm việc quá sức, công việc nặng nhọc, cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn;
- Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ;
- Với trường hợp mẹ bầu đã từng bị thai chết lưu trước đó cần khám và theo dõi sức khỏe trước khi mang thai.
Một số câu hỏi thường gặp về thai chết lưu.
Sau khi xử lý thai chết lưu bao lâu có thể mang thai lại?
Với các trường hợp thai chết lưu trong những tháng đầu của thai kỳ thai nhi có thể tự biến mất thì sức khỏe sẽ được phục hồi nhanh hơn. Khi các mẹ bầu được xử lý thai lưu bằng cách gắp thai hay hút thai ra khỏi tử cung sẽ mất nhiều thời gian để sức khỏe được hồi phục hơn, thông thường sẽ mất khoảng 3 tháng.
Sau thời gian đó, khi các chị em cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và mong muốn có thai thì có thể tiếp tục mang bầu sau đó; tuy nhiên bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai như bao cao su hay xuất tinh ngoài âm đạo để đảm bảo an toàn, tránh bị nhiễm trùng; ngoài ra bạn nên khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi muốn mang thai lại.
Xử lý thai lưu có nguy hiểm không, có để lại biến chứng gì không?
Nhìn chung với thai lưu ở giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và khả năng sinh sản của các chị em, thậm chí các chị em còn có thể không biết mình đã có thai và thai lưu. Tuy nhiên khi được xử lý thai lưu bằng thủ thuật nạo thai, gắp thai… thì nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sẽ cao hơn.
Trong 1 tuần đầu sau khi tiến hành thủ thuật cơ thể bạn sẽ chưa ổn định, còn mệt mỏi, thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau bụng và ra máu âm đạo; những hiện tượng này sẽ mất dần sau đó và sức khỏe trở về bình thường sau khoảng 1 tháng. Bạn cần chăm sóc cơ thể cẩn thận hơn bởi đây là một thủ thuật xâm nhập vào cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng.
Hy vọng rằng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của các chị em về hiện tượng thai lưu trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Bạn đọc nên duy trì một thói quen sống, sinh hoạt và làm việc lành mạnh để không xảy ra hiện tượng thai chết lưu.
Xem thêm: 12 Dấu Hiệu Báo Thai Chết Lưu 3 Tháng Cuối (7,8,9) Mẹ Bầu Phải Biết