Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Việc đo chỉ số BPD (đường kính lưỡng đỉnh) của thai nhi sẽ giúp mẹ nắm được tình hình sức khỏe của con yêu để chuẩn bị tốt nhất cho bé chào đời. Chắc hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc không biết đường kính lưỡng đỉnh thai 32 tuần là bao nhiêu? Lời giải đáp sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Vì sao siêu âm thai ở mốc 32 tuần lại quan trọng đến vậy?

Khi thai nhi đã cán mốc 32 tuần tuổi tức là mẹ bầu đã đi được 2/3 chặng đường của thai kỳ. Lúc này, cân nặng của thai nhi trong bụng đã bằng một nửa so với trọng lượng khi bé chào đời. Bộ não và xương hộp sọ của thai nhi đang phát triển đến giai đoạn đỉnh cao.

Một tin vui cho các mẹ bầu đó là ở tuần này, bé đã đầy đủ các bộ phận, có hình dáng tương đương với 1 trẻ sơ sinh nên mẹ có thể ngắm bé thông qua hình ảnh siêu âm. Đồng thời, cũng thông qua siêu âm, các bác sĩ có thể đánh giá được những thiếu sót, dị tật của thai nhi (nếu có). Bởi lẽ, ở giai đoạn cuối thai kỳ, các dị tật thai nhi thường xảy ra ở cấu trúc não bộ, tim, mạch, nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời thì thai nhi sẽ gặp nguy hiểm về sau.

Đường kính lưỡng đỉnh 32 tuầnSiêu âm thai 32 tuần là “cột mốc” cực kỳ quan trọng

Bên cạnh đó, các chỉ số siêu âm thai 32 tuần còn là cơ sở vững chắc để bác sĩ có thể rà soát lại những dị tật bất thường xảy ra muộn chưa được phát hiện ra trong những lần khám thai trước đó. Ở tuần 32, mẹ sẽ biết được sự phát triển của thai nhi có được bình thường hay không và nếu thai bị phát triển chậm thì các bác sĩ sẽ có biện pháp để can thiệp kịp thời.

Do đó, việc siêu âm thai tuần 32 sẽ giúp mẹ phòng tránh được các nguy cơ suy thai, thai nhi bị ngạt do thiếu ối, rỉ ối hoặc khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm mà mẹ không để ý. Đồng thời, qua việc khám thai, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu dự tính được ngày dự sinh bé chính xác để chuẩn bị “vượt cạn” được chu đáo hơn.

Thai nhi 32 tuần đã phát triển như thế nào?

Khi thai được 32 tuần, trọng lượng cơ thể tăng rất nhanh, cân nặng khoảng 1,5 đến 2kg. Chiều dài thai nhi cũng đã tăng khoảng 40 – 42 cm, từ mốc 32 tuần đến tuần cuối cùng chuẩn bị chào đời bé sẽ đạt được chiều dài khoảng 50cm. Cùng với đó, não bộ thai nhi 32 tuần tuổi cũng đã phát triển toàn diện, kích thước não cũng lớn hơn.

Lúc này, xương đầu của bé đã cứng cáp hơn để sẵn sàng bảo vệ não bộ khỏi những va chạm khi chào đời. Bên cạnh đó, các chi của thai nhi bao gồm tay, chân đã gần hoàn thiện, trở nên tròn trịa và tương xứng với các phần cơ thể của bé. Hơn nữa, hệ miễn dịch của bé yêu cũng đang dần phát triển cùng với hệ xương đã cứng cáp hơn.

Ở “cột mốc” thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu có thể nhìn thấy rõ ràng con đã nằm cố định, yên ổn trong lòng tử cung rồi. Trong thời gian này “ngôi nhà” tử cung bắt đầu trở nên chật chội nên thai nhi ít có cơ hội xoay người hay nhào lộn như thời gian trước đây nữa.

Đường kính lưỡng đỉnh 32 tuầnThai 32 tuần tuổi đã nằm yên ổn trong lòng tử cung

Nếu mẹ tò mò muốn biết những chi tiết nhỏ như móng chân, tóc, lông mi, lông mày, móng tay,… của bé đã có đầy đủ chưa. Xin thưa rằng các bộ phận tưởng như khó quan sát qua siêu âm ấy đã mọc đầy đủ. Thay vì làn da nhăn nheo như “bà lão 80” thì giờ đây da dẻ con đã nhẵn bóng, mịn màng và đàn hồi hơn nhiều.

Như vậy, có thể thấy rằng thai nhi tuần 32 đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trong bụng mẹ, “gấp rút” hoàn thành những gì còn thiếu để sẵn sàng chào đời. Thời gian này mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ để bé được tròn trịa hơn. Khi siêu âm, nếu thấy các chỉ số cơ thể của bé hoàn toàn bình thường chứng tỏ bé yêu đang phát triển khỏe mạnh thì mẹ bầu có thể yên tâm nghỉ ngơi, thư giãn, bồi bổ cơ thể chuẩn bị sức khỏe thật tốt để đón con yêu chào đời nhé.

Đường kính lưỡng đỉnh thai 32 tuần tuổi là bao nhiêu?

Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh trung bình trong suốt thai kỳ của thai là 94mm, như vậy đường kính lưỡng đỉnh thai 32 tuần tuổi sẽ nằm trong giới hạn từ 75 – 87mm, riêng đối với trẻ em Việt Nam là 81mm. Các chỉ số như EFW, FL, AC và HC cũng tương tự và đây là chỉ số cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.

Lúc này, thai có chiều dài xương đùi (FL) trung bình khoảng 62mm (giới hạn chuẩn là từ 57 – 67 cm). Chu vi vòng bụng trung bình của bé vào khoảng 287 mm (giới hạn chuẩn là 256 – 322 mm). Khi siêu âm, tùy các kích thước thai các bác sĩ sẽ đối chiếu vào biểu đồ tăng trưởng, từ đó đưa ra chính xác kết quả cho mỗi thai và có lời khuyên một cách cụ thể hơn.

Nếu các chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu và chiều dài xương đùi, chu vi bụng,… lớn hay nhỏ hơn chỉ số chuẩn, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu siêu âm và làm lại các xét nghiệm một lần nữa để chẩn đoán chắc chắn. Nếu cần, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho mẹ bầu về khả năng mắc các dị tật của thai nhi và giải pháp khắc phục.

Ở giai đoạn 32 tuần tuổi, hầu hết thời gian của bé chỉ dành để ngủ. Những chuyển động mắt của bé trong khi ngủ có thể là bé đang nằm mơ đấy. Chính vì vậy, bé chỉ có thể tỉnh khoảng 5-10% thời gian trong ngày nhưng lại “mắt nhắm mắt mở” chứ không mở hẳn.

Ngoài ra, bé còn thực hành những động tác hít – thở để giúp phổi phát triển. Các giác quan khác như thính giác, xúc giác, thị giác,… của bé đã được hoàn thiện. Có một số bé đã “quay đầu”, xoay về ngôi thuận để chuẩn bị cho công cuộc chui ra khỏi bụng mẹ.

Đường kính lưỡng đỉnh 32 tuần

Mẹ bầu nên đi siêu âm thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường

Tuy nhiên, nếu khi siêu âm mà phát hiện phần đầu của thai nhi phát triển không bình thường hoặc hơi méo mó thì bác sĩ sẽ tiến hành đo chu vi vòng đầu (HC). Từ đó, có thể đánh giá toàn diện và chính xác nhất về sự phát triển của thai nhi.

Các mẹ bầu cũng đừng nên lo lắng quá nếu như đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi đầu và những chỉ số khác của con yêu không giống như các tiêu chuẩn đã cho. Bởi lẽ, nếu sự chênh lệch nằm trong mức cho phép, có thể chấp nhận được thì các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để mẹ bầu tự điều chỉnh thông qua chế độ ăn uống bổ sung hoặc nghỉ dưỡng.

Hầu hết thời gian cuối thai kỳ thai nhi sẽ dành hết cho việc ngủ và tích trữ mỡ nên các bác sĩ vẫn chưa thể đưa ra nhận định là thai nhi thừa hay thiếu cân. Thông thường, hoạt động thai máy của bé sẽ chiếm từ 5-10% thời gian mỗi ngày và kể từ tuần thai 36 thì các hoạt động của bé sẽ giảm hẳn đi để dành sức cho “cuộc chiến sinh tử” chuẩn bị chào đời.

Bên cạnh các cơ quan chức năng của thai nhi đã hoạt động tốt, phát huy được vai trò đặc trưng của mình, duy chỉ có lá phổi của bé vẫn còn tiếp tục hoàn thiện chức năng của nó cho đến khi bé chào đời. Ở thời điểm này, hệ thần kinh cảm giác của bé yêu đã phát triển rất tốt. Cơ thể bé cũng đã di chuyển vào vị trí ngôi thuận, chỉ còn chờ vài tuần nữa thôi là sẵn sàng 1 cuộc sống độc lập ở bên ngoài rồi.

Mẹ bầu cần làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Để có được các chỉ số siêu âm thai chính xác, khách quan và đánh giá chuẩn nhất sức khỏe của bé, các bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm máu và nước ối kỹ lưỡng để tầm soát những vấn đề liên quan đến dị tật thai nhi. Từ đó, thực hiện một số thủ thuật để kiểm tra những bất thường xảy ra muộn ở tim, mạch và ở cấu trúc não mà những lần trước chưa phát hiện ra.

Theo định kỳ, mẹ bầu cần tiến hành siêu âm thai để đánh giá mức độ phát triển của thai nhi có tương ứng với tuổi thai hay không. Trong trường hợp thai nhi phát triển chậm, có khả năng bị nhẹ cân, nguy cơ bị suy thai và ngạt sau đẻ, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên mẹ bầu nên sinh mổ để giữ an toàn cho cả mẹ và bé.

Thời gian này, mẹ bầu cần ăn nhiều chất đạm như: thịt, cá, trứng, tôm cua, các loại đậu,… Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn thêm rau xanh, quả chín. Có thể xay sinh tố, ép nước hoa quả hay trộn với sữa để ăn thay vì ăn nguyên trái sẽ ăn được ít hơn.

Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn nhiều cá vì có chứa omega 3, mẹ có thể nấu canh, hấp cuốn gỏi để ăn được một lượng nhiều hơn. Ngoài ra, chị em cần uống thêm 1 lít sữa tươi không đường mỗi ngày để bổ sung canxi và các khoáng chất.

Mặt khác, mẹ bầu cần hạn chế ăn mỡ vì sẽ gây đầy bụng khó tiêu, béo phì, thừa cân cho mẹ. Mẹ cũng cần hạn chế ăn mặn để tránh các chứng phù chân, cao huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ. Nếu muốn khỏe mạnh, dễ sinh hơn, mẹ bầu cần vận động nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày 15-30 phút sẽ giúp mẹ khỏe hơn, ngủ ngon hơn và bụng đỡ “ọc ạch”, ăn uống sẽ ngon miệng hơn.

Đường kính lưỡng đỉnh 32 tuầnCần tiến hành siêu âm để nhận biết tình hình sức khỏe của bé

Bổ sung canxi từ thực phẩm như tôm, cua, bơ, phomai,… và uống 1 viên đa vitamin, 1 viên canxi/ ngày là việc mẹ bầu nên làm. Không chỉ có vậy, đối với những chị em “bầu bí”, cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, nhất là trong những ngày nắng nóng như hiện nay. Lúc nào mẹ cũng cần giữ 1 tinh thần lạc quan, vui vẻ để chào đón bé chào đời.

Tóm lại, việc siêu âm để biết các chỉ số thai nhi, trong đó có đường kính lưỡng đỉnh thai 32 tuần là điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, các mẹ bầu hãy đi khám thai định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ để biết được tình trạng con yêu của mình có khỏe hay không. Qua đó, kịp thời tầm soát những vấn đề về sức khỏe thai nhi để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Bao Nhiêu Thì Phải Mổ? Và 5 Điều Lưu Ý

Nguồn tham khảo:

  • https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-32-tuan/cac-chi-so-sieu-am-thai-32-tuan-chuan-giup-me-theo-doi-su-phat-trien-cua-con-yeu-62591.html
  • https://mom.vn/tim-hieu-cac-chi-so-thai-nhi-32-tuan-tuoi-khi-sieu-am-chi-tiet-nhat/
  • https://www.verywellfamily.com/biparietal-diameter-bpd-2371600

 

5/5 - (1 vote)