Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Để giúp mẹ theo dõi được mọi chuyển biến phát triển của bé và những biến chứng dị tật có thể xảy ra, mẹ sẽ cần đến đường kính lưỡng đỉnh thai 35 tuần. Bên cạnh đó, chỉ số lưỡng đỉnh cũng giúp mẹ biết được cân nặng của thai nhi và khả năng sinh đẻ của mẹ bầu. Vì nó giúp cho mẹ xác định được từ trước những rủi ro nên chỉ số này rất quan trọng. Để có thể hiểu rõ hơn mẹ hãy xem qua bài viết này nhé.

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 35Xác định đường kính lưỡng đỉnh thai 35 tuần bằng siêu âm

Mẹ bầu nên đi đo đường kính vào thời gian nào?

Để có được kết quả chính xác nhất khi đo đường kính lưỡng đỉnh, mẹ bầu cần chú ý tới thời gian đi kiểm tra. Theo các bác sĩ, thời điểm thích hợp nhất để tiến hành lấy chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là khi mẹ mang thai được 13 tuần đến tuần thứ 20. Vào khoảng thời gian này, khi mẹ bầu đi siêu âm và đo các chỉ số của thai nhi, nhất là đường kính lưỡng đỉnh thì kết quả thu được sẽ đúng hơn, độ sai lệch là không đáng kể chỉ từ 10-11 ngày. Còn nếu mẹ bầu mà thực hiện đo đường kính lưỡng đỉnh vào những tuần thai khác thì có thể bị sai lệch chỉ số đến 3 tuần.

Bên cạnh đó, việc đo đường kính lưỡng đỉnh sẽ dựa vào các tiêu chuẩn thông qua máy siêu âm. Từ mặt phẳng cắt qua vách trong suốt, đồi thị và cuống đại não, mặt phẳng phải cân đối qua đường giữa cùng bản xương sọ khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi hiện tại. Nhờ đó mà mẹ biết được tình hình phát triển của bé.

Các trường hợp của đường kính lưỡng đỉnh

Mỗi bà bầu có thể trạng khác nhau, các triệu chứng mang thai khác nhau và em bé trong bụng mỗi người cũng không giống nhau nên các chỉ số thai nhi cũng sẽ xảy ra các trường hợp không giống nhau. Với chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sẽ có thể diễn ra ba trường hợp: đúng theo chuẩn an toàn, lớn hơn mức chuẩn hoặc nhỏ hơn.

Đối với trường hợp đúng chuẩn, nghĩa là thai nhi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh trong khoảng 80-100mm. Ở trong mức chuẩn này, thai nhi sẽ được chẩn đoán là phát triển hoàn toàn ổn định, không gặp phải các vấn đề nguy hiểm hay có biến chứng gì. Với trường hợp này, mẹ bầu có thể sinh bé ra bình thường, khỏe mạnh.

Trong trường hợp thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn 100mm, điều này nói lên rằng bé có thể đã phát triển phần đầu to hơn mức bình thường. Việc bé phát triển lớn hơn bình thường như vậy có thể gây ra những ảnh hưởng sau này sau khi chào đời và mẹ của bé. Và hầu hết các trường hợp bé có chỉ số lưỡng đỉnh cao, mẹ bầu sẽ phải thực hiện đẻ mổ mới có thể đưa được bé ra ngoài. Tuy rằng việc đẻ mổ có thể dẫn đến những rủi ro sau sinh nhưng tình huống này mẹ bầu sẽ không thể lựa chọn bởi nếu vẫn kiên trì chọn biện pháp sinh thường có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Trường hợp còn lại là khi bé có chỉ số lưỡng đỉnh nhỏ hơn 88mm. Ở tình trạng này, bé sẽ được phát hiện có bất thường trong phát triển phần đầu. Đầu của bé lúc này nhỏ hơn so với cơ thể, gây mất cân đối, có thể hơi bị méo mó, não bộ không được phát triển tối ưu. Đặc biệt, sau khi bé chào đời có thể bị tình trạng chậm phát triển trí não và khó khăn trong vận động tay chân, cơ thể.

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 35Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nhỏ cho biết khả năng trẻ bị tật đầu nhỏ

Đường kính lưỡng đỉnh thai ở tuần thứ 35

Tuy rằng đường kính lưỡng đỉnh tiêu chuẩn là 88-100mm nhưng đến thời điểm tuần thứ 35 của thai kỳ, chỉ số này có thể giảm xuống một chút. Tuy vậy, nó không gây ảnh hưởng nhiều nếu đường kính lưỡng đỉnh vẫn ở trong mức thai nhi phát triển bình thường. Trong tình huống này, mẹ bầu sẽ không phải lo lắng quá nhiều và vẫn có thể chờ chuyển dạ cho tới khi sinh bình thường.

Bên cạnh những bà bầu có chỉ số lưỡng đỉnh thai nhi bình thường thì vẫn còn nhiều mẹ có thể rơi vào tình trạng chỉ số thai nhi cao hoặc thấp hơn mức an toàn nói trên. Đối với thai nhi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh đo được là thấp hơn 88mm, bác sĩ sẽ cho mẹ biết có khả năng cao bé đã bị tật đầu nhỏ. Với dị tật này, trẻ thường sẽ có phần đầu nhỏ hơn so với những đứa bé cùng tuổi khác, não bộ có thể sẽ chịu những thương tổn, đầu có thể bị méo mó và khi sinh ra trẻ sẽ phải chịu sự chậm phát triển về trí óc cùng sự thiếu linh hoạt trong vận động.

Còn với tình trạng bé có đường kính lưỡng đỉnh cao hơn mức chuẩn, có thể thấy rằng trẻ đã phát triển to hơn bình thường. Với những trường hợp trẻ to một cách bất thường, để sinh được bé, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ. Vì tình trạng này sẽ gây trở ngại để bé chui ra và mẹ có thể phải chịu đau đớn nhiều hơn bình thường. Nguy hiểm nhất là nếu trẻ vẫn bị mắc kẹt bên trong không chui ra được thì có thể xảy ra tình trạng bé tắt thở và chết, còn mẹ có thể rơi vào tình huống nghiêm trọng. Vì thế, sinh mổ chính là giải pháp tối ưu ở thời điểm này.

Tuy rằng dựa theo chỉ số đường kính lưỡng đỉnh có thể xác định tình hình của thai nhi từ khi chưa chào đời nhưng nó cũng không hẳn là chính xác tuyệt đối vì những sai số vẫn có thể xảy ra. Khi đó, trẻ sinh ra có thể vẫn bình thường mà không hề bị mắc phải chứng đầu to hay đầu nhỏ gì hay dù sinh ra có đầu nhỏ bé vẫn phát triển tốt và không bị vấn đề với vận động hằng ngày.

Các chỉ số thai nhi khác mà mẹ cũng cần quan tâm

Mặc dù đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, ngày sinh đẻ cũng sắp đến nhưng mẹ bầu vẫn cần theo dõi những chỉ số thai nhi. Ngoài chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh thì những chỉ số sau cũng không thể thiếu và chúng cũng góp phần giúp cho bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán chuẩn xác:

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 35Các chỉ số thai nhi thể hiện khả năng phát triển của bé

  • Chiều dài xương đùi

Cũng như đường kính lưỡng đỉnh, việc kiểm tra chiều dài xương đùi cho thai nhi sẽ giúp bác sĩ đoán định được phần trăm trẻ sinh ra được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng sẽ đưa ra điều bất lợi khi kết quả đo quá lớn hay quá thấp. Nếu như rơi vào tình cảnh đó, bé có khả năng cao bị tật chân khoèo, hội chứng down. Tuy nói rằng dựa theo chiều dài xương đùi có thể xác định bệnh mà bé mắc phải nhưng không phải tất cả trường hợp đều đúng. Nhưng việc theo dõi sát sao sẽ giúp ích cho bà bầu hơn là không quan tâm đến.

  • Chu vi vòng bụng

Với chu vi vòng bụng đo được, mẹ có thể biết được cân nặng của bé. Hơn nữa, chỉ số này còn cho thấy tiến trình hoạt động tích trữ mỡ và tăng các mô ở thai nhi. Chỉ số này sẽ không đứng yên mà sẽ thay đổi theo thời gian cùng khả năng tăng lên của vòng bụng. Để có thể theo dõi kỹ chu vi vòng bụng của bé, mẹ cần đi khám siêu âm thường xuyên.

  • Chu vi vòng đầu

Mục đích đo chỉ số này là để mẹ có thể trí tuệ và não bộ của con có thể phát triển được đến đâu. Đến tuần thứ 20 và khi bé đã được 3 tuổi, chỉ số này sẽ tăng nhanh hơn bình thường. Nhờ có chu vi vòng đầu mẹ sẽ sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra ở trẻ, nhất là tình trạng khuyết não, dị tật đầu nhỏ.

  • Cân nặng thai nhi ước tính

Chỉ số này sẽ được lấy sau mỗi lần khám thai định kỳ ở mẹ bầu. Mức tiêu chuẩn cân nặng mà thai nhi có thể đạt được là 2,3-3,1kg. Việc xác định cân nặng sẽ cho biết thai nhi có số trọng lượng cơ thể lớn hơn hay nhỏ hơn mức chuẩn, đủ cân hay thiếu cân, ngày nào có thể chào đời. Từ đó, có cách giải quyết phù hợp để đảm bảo việc sinh nở diễn ra thuận lợi.

Mẹ bầu đẻ thường hay đẻ mổ khi có đường kính lưỡng đỉnh thế nào?

Để xác định được mẹ bầu nên thực hiện đẻ thường hay đẻ mổ sẽ dựa vào các chỉ số thai thai nhi. Trong đó, đường kính lưỡng đỉnh đóng một vai trò không nhỏ đối với vấn đề này. Nếu trong trường hợp sau khi siêu âm thai nhi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là 88-100mm hoặc thấp hơn 88mm, mẹ bầu vẫn có thể sinh em bé theo cách thông thường.

Tuy nhiên, với tình trạng đường kính lưỡng đỉnh trong phạm vi chuẩn thì không có gì đáng lo ngại với sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhưng nếu thấp hơn trẻ sẽ chịu nhiều khó khăn về sau. Hậu quả của vấn đề này chính là bé sẽ bị kém phát triển và thiếu linh hoạt trong vận động.

Vậy khi nào mẹ bắt buộc phải đẻ mổ? Đó là khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của bé sau khi mẹ siêu âm cao hơn 100mm. Lúc này, bé sẽ được cho là có phần đầu phát triển to hơn. Vì to hơn như vậy nên khi mẹ sinh bé có thể gặp nhiều khó khăn. Bé có thể tử vong và mẹ sẽ mất nhiều sức, chảy máu nhiều. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này, bác sĩ sẽ buộc mẹ phải đẻ mổ để bảo toàn sức khỏe và tính mạng cho hai mẹ con.

Các dị tật bé có thể mắc phải khi có đường kính lưỡng đỉnh nhỏ

Khi tình trạng đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi bị nhỏ đi nhiều so với mức chuẩn. Trẻ có thể rơi vào tình trạng bị dị tật hoặc các hội chứng nghiêm trọng. Và có hai trường hợp sẽ xảy ra:

  • Bé bị hội chứng đầu phẳng

Khi bị hội chứng này, cơ thể bé có thể bị tật vẹo đổ, cổ bị xoắn, đầu nghiêng về bên này trong khi cằm lại bị nghiêng sang bên kia. Từ đó dẫn đến hộp sọ không phát triển được bình thường. Lý do gây nên tình trạng này có thể xác định việc cơ thể mẹ bị thiếu nước ối hoặc có một chế độ dinh dưỡng không phù hợp trong thời gian dài.

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 35Hội chứng đầu phẳng ở thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh nhỏ

  • Bé bị dị tật đầu nhỏ

Đây là tình trạng thường gặp ở thai nhi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nhỏ. Khi bị tật đầu nhỏ, đầu của thai nhi sẽ có hình dạng nhỏ, cấu trúc não bất thường, bị các bệnh lý, trí tuệ phát triển kém, các giác quan không được nhạy bén và trở nên chậm chạp hơn.

Kết luận

Với những thông tin được phân tích và chia sẻ trên đây, các mẹ đã nắm được chi tiết các vấn đề về đường kính lưỡng đỉnh thai 35 tuần. Nhờ đó, mẹ sẽ biết được tình hình của bé để sớm có tâm lý chào đón bé ra đời.

Xem thêm:

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 32 Tuần Tuổi Ra Sao? 5 Điều Phải Làm

Nguồn tham khảo

  • https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-12-tuan/thai-nhi-co-chi-so-duong-kinh-luong-dinh-lon-kha-nang-me-sinh-mo-hon-80-63801.html
  • https://www.marrybaby.vn/40-tuan-thai/bao-thai-duong-kinh-luong-dinh-nho-va-nhung-dieu-me-can-quan-tam
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4284049/
5/5 - (1 vote)