Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Thời điểm mẹ lâm bồn sẽ nhanh đến khi mẹ đã mang thai được tới tuần 39. Khi đó, mẹ bầu sẽ được làm một số kiểm tra thai nhi trước sinh, trong đó có đường kính lưỡng đỉnh thai 39 tuần. Từ chỉ số thu được bác sĩ sẽ giúp mẹ xác định tình trạng thai nhi và khả năng đẻ mổ hoặc đẻ thường trong giai đoạn sắp đến.

Tuy nhiên, nói về đường kính lưỡng đỉnh có thể còn nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ. Cho nên, các vấn đề liên quan đến lưỡng đỉnh đều được chỉ ra trong bài viết này. Mẹ nên đọc qua để giúp bản thân biết nó quan trọng đến thế nào với sự phát triển của trẻ.

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 39Xác định đường kính lưỡng đỉnh khi mẹ mang thai ở tuần 39

Đo đường kính lưỡng đỉnh thai có ý nghĩa thế nào với mẹ bầu?

Việc đo đường kính lưỡng thai sẽ giúp mẹ bầu rất nhiều trong quá trình phát triển của thai kỳ. Nhờ có đường kính lưỡng đỉnh, mẹ có thể biết trẻ có dấu hiệu gì bất thường không hay xác định được các số đo cân nặng cùng tuổi thai hiện tại của bé. Ngoài ra, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh còn ảnh hưởng đến phương pháp sinh sản của mẹ. Nếu đường kính lưỡng đỉnh trong khoảng 88-100mm thì mẹ bầu có thể sinh thường nhưng khi vượt quá mức này mẹ có thể sẽ phải sinh mổ mới có thể giúp cho mẹ và bé đều an toàn.

Làm sao để đo được đường kính lưỡng đỉnh?

Để đo được đường kính lưỡng đỉnh, các bác sĩ sẽ dùng tới máy siêu âm mà vẫn thường dùng trong việc khám thai cho mẹ bầu. Tuy nhiên, với mục đích là đo lưỡng đỉnh nên sẽ có những tiêu chuẩn và cách đo riêng biệt. Trong cách đo này, bác sĩ sẽ cần dựa theo tiêu chuẩn về mặt phẳng cắt qua vách trong suốt, đồi thị và cuống đại não, mặt phẳng phải cân đối qua đường giữa cùng sự thể hiện rõ và đều của bản xương sọ.

Đến khi tiến hành đo đường kính lưỡng đỉnh, mẹ bầu sẽ được tính đường kính lưỡng đỉnh qua đồi thị và đường kính này sẽ được lấy từ mặt ngoài bản xương trên đến mặt trong bản xương dưới. Bên cạnh đó, các công tác đo chu vi bụng, chiều dài xương đùi và khoảng sang sau gáy cũng sẽ được thực hiện. Dựa theo tất cả kết quả đo đạc này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán của thai nhi thật chính xác.

Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 39Đo chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thông qua phương pháp siêu âm

Thời điểm thích hợp nhất để đo đường kính lưỡng đỉnh

Tuy rằng đường kính lưỡng đỉnh này có thể giúp mẹ biết trước tình hình thai nhi nhưng thời gian để thực hiện việc đo đạc cũng phải nằm trong khoảng nhất định. Việc lấy chỉ số đường kính lưỡng đỉnh này không thể làm quá sớm mà cũng không thể làm quá muộn vì kết quả cho ra vào những thời điểm này sẽ sai lệch rất nhiều (có thể lên đến 3 tuần).

Chính vì thế, mẹ bầu cần biết thời gian cụ thể, chính xác để đi đo. Và thời điểm phù hợp nhất để đo đường kính lưỡng đỉnh là khi trẻ đã được 13 đến 20 tuần tuổi. Khi tiến hành vào lúc này, các chỉ số đưa ra sẽ đúng hơn và độ sai lệch cũng không quá đáng kể (chỉ từ 10-11 ngày).

Đường kính lưỡng đỉnh thai 39 tuần

Cũng như những thời điểm khác trong quá trình mang thai, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh bình thường của một đứa bé luôn là 80-100mm, trung bình là 94mm. Tuy nhiên chỉ số này có thể sẽ giảm xuống khi mẹ bầu đã tới tuần thứ 39 và nó có thể giữ nguyên ở mức như thế cho đến khi mẹ lâm bồn.

Nhiều mẹ bầu có thể sẽ thấy lo lắng khi có sự thay đổi này. Nhưng thực tế, việc chỉ số giảm xuống khi gần tới ngày sinh là hoàn toàn bình thường. Nó vẫn thể hiện rằng trẻ không gặp vấn đề gì và bé đang sẵn sàng được chào đời.

Có điều chỉ số này không phải ai cũng giống nhau. Vẫn có những trường hợp khác xảy ra như chỉ số đường kính lưỡng đỉnh quá cao hay quá thấp so với mức tiêu chuẩn thông thường. Nếu như mẹ bầu nằm trong trường hợp có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi nhỏ hơn mức 88-100mm thì điều này có nghĩa rằng trẻ có vấn đề với việc phát triển ở phần đầu.

Đầu của trẻ lúc này có thể sẽ chút méo mó, não bộ có thể bị thương tổn. Đến khi được sinh ra, bé có thể sẽ mắc chứng chậm phát triển và gặp khó khăn trong vận động. Hơn nữa, tình trạng này cũng không có cách gì để chữa bởi thời gian để trẻ chào đời chỉ còn rất ngắn.

Đường kính lưỡng đỉnhSau khi chào đời, bé sẽ được đo lại vòng đầu để xem bé có bị đầu to hay đầu nhỏ như lúc trước chẩn đoán không

Tuy điều này sẽ gây không ít trở ngại trong suốt thời gian bé lớn lên nhưng vẫn có những hiện tượng may mắn xảy ra. Những hiện tượng này là trẻ được sinh ra có phần đầu bình thường không như những chẩn đoán trước đó hay khi bé sinh ra có tật đầu nhỏ nhưng não bộ không hề bị ảnh hưởng mà vẫn phát triển rất tốt. Nên mẹ bầu không cần quá lo sợ mà ảnh hưởng đến thai nhi.

Còn với trường hợp mẹ sau khi siêu âm có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cao hơn 94mm thì thai nhi sẽ được chẩn đoán là có phần đầu phát triển to hơn bình thường. Khi mẹ bầu gặp tình huống này, bác sĩ thường sẽ chỉ định cho mẹ bầu sinh mổ. Vì khi bé phát triển to như vậy mẹ sẽ khó rặn đẻ hơn mà còn có thể gây nguy hiểm cho hai mẹ con. Cho nên, phương pháp sinh mổ rất cần thiết để áp dụng cho tình trạng này.

Bé có đường kính lưỡng đỉnh cao có đẻ thường được không?

Sau khi đo được đường kính lưỡng đỉnh thai, kết quả xảy ra có thể sẽ cao cũng có thể sẽ thấp hoặc nằm trong mức ổn định. Với trường hợp chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cao đã khiến không ít mẹ đặt câu hỏi liệu khi chỉ số ở mức cao như vậy có sinh thường được hay không.

Để giải đáp thắc mắc này, mẹ bầu cần biết chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi mà cao thì phản ánh điều gì. Và ở hiện tượng này, mức lưỡng đỉnh cao đã thể hiện rằng phần đầu của bé đã có chút khác thường. Điểm khác lạ ở đây chính là bé phát triển to hơn, không giống như những đứa trẻ bình thường khác. Cũng chính điều này sẽ làm cho việc sinh nở của mẹ khó khăn hơn. Chính vì thế, để bảo toàn được cho cả mẹ và bé, phương pháp sinh thường sẽ được áp dụng nhiều hơn.

Đường kính lưỡng đỉnh của bé bao nhiêu thì có thể đẻ thường?

Như chúng ta đã biết mức đường kính lưỡng đỉnh thể hiện bé phát triển ổn định và khỏe mạnh là khi chỉ số đạt ở trong phạm vi 88-100mm. Cho nên, đây cũng chính là chỉ số tiêu chuẩn giúp bác sĩ và mẹ biết được tình hình của trẻ. Từ đó, việc sinh con theo cách truyền thống hay sử dụng các thiết bị để đẻ sẽ được chỉ định chính xác. Chỉ cần đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi không quá cao và luôn ở trong khoảng tiêu chuẩn trên thì mẹ bầu có thể đẻ thường như bình thường.Đường Kính Lưỡng Đỉnh Tuần 39

Bảng thể hiện mức tiêu chuẩn của đường kính lưỡng đỉnh cùng một số chỉ số khác cho thấy bé phát triển bình thường

Tình trạng phát triển của thai nhi như thế nào trong tuần 39

Khi mẹ mang thai đến tuần 39, cũng có nghĩa rằng thời điểm mẹ phải vượt cạn đang đến rất gần. Trong thời gian này, cơ thể thai nhi cũng phần nào đã phát triển đầy đủ. Số cân bé đạt được có thể là 3,2kg cùng chiều dài cơ thể là 51cm. Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể của bé có thể khác nhau theo giới tính.

Nếu bé trong bụng mẹ là một bé trai thì số cân này có thể nhỉnh hơn một chút. Thêm vào đó, bên dưới da bé  cũng sẽ tiếp tục tích mỡ để kiểm soát thân nhiệt và dần dần không còn lớp biểu bì nữa mà sẽ có lớp da non xuất hiện. Nhờ có đường kính lưỡng đỉnh mẹ sẽ biết cân nặng thai nhi đang ở mức nào.

Cách tính tuổi thai và cân nặng của thai nhi nhờ vào đường kính lưỡng đỉnh

Với đường kính lưỡng đỉnh, mẹ có thể dễ dàng xác định được tuổi thai cùng cân nặng của thai nhi dù bé vẫn còn ở trong bụng mẹ. Cách thức tính chu vi đầu của bé cũng không quá phức tạp, mẹ chỉ cần đi khám thai và có được chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sau đó thay vào công thức sau là có thể tính ra được.

Tính tuổi thai cho bé

  • Nếu đường kính lưỡng đỉnh của bé là 2cm thì mẹ có thể tính như vậy: (4×2)+5
  • Nếu đường kính lưỡng đỉnh của bé là 3cm thì mẹ có thể tính như vậy: (4×3)+3
  • Nếu đường kính lưỡng đỉnh của bé là 4cm thì mẹ có thể tính như vậy: (4×2)+2
  • Nếu đường kính lưỡng đỉnh của bé là 5cm thì mẹ có thể tính như vậy: (4×1)+1
  • Nếu đường kính lưỡng đỉnh của bé là 6, 7, 8 hoặc 9cm thì mẹ có thể tính như vậy: (4×6), (4×7), (4×8), (4×9)

Tính cân nặng cho bé

Ở phần trọng lượng mà bé đạt được trong thời điểm mang thai hiện tại, để tính được chính xác mẹ có thể sử dụng một trong hai công thức:

  • Công thức thứ nhất: trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100

Trong công thức này, mẹ sẽ dùng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh có được sau khi đo đi trừ đi cho 60 và lấy kết quả này nhân cho 100 là sẽ ra được cân nặng của bé. Chẳng hạn như khi đo được đường kính lưỡng đỉnh là 90mm, các mẹ chỉ cần thay số vào công thức: (90-60)x100. Kết quả thu được cuối cùng của phép tính chính là cân nặng hiện tại của thai nhi.

  • Công thức thứ hai: trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Trong cách làm này, mẹ sẽ lấy chỉ số đường kính lưỡng đỉnh đã đo được đem nhân với 88,69 rồi sau đó lấy tất cả trừ đi 5062. Kết quả cuối cùng nhận được cũng chính là cân nặng của trẻ. Để rõ hơn ta sẽ lấy một giá trị đường kính lưỡng đỉnh làm ví dụ như 90mm. Khi đường kính lưỡng đỉnh là 90mm, mẹ đem thay vào công thức: 88,69×90-5062 cũng sẽ thu được cân nặng hiện có của thai nhi.

Có một điều mà các mẹ cần lưu ý, đó là công thức tính cân nặng trên chỉ có thể sử dụng khi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh được 60mm trở lên. Có như vậy kết quả đưa ra mới chính xác, còn những trường hợp khác đều có thể cho ra kết quả sai lệch.

Kết luận

Vì đường kính lưỡng đỉnh giúp cho mẹ bầu biết được tình hình của thai nhi nên nó có vai trò không thể thiếu trong giai đoạn mẹ mang thai. Nhờ có đường kính lưỡng đỉnh thai 39 tuần mà mẹ sẽ biết sức khỏe cùng khả năng tăng trưởng bình thường hay bất thường ở bé.

Xem thêm:

Sự Phát Triển Của Bé Qua Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 38 Tuần

Nguồn tham khảo

  • https://vn.theasianparent.com/duong-kinh-luong-dinh
  • https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/duong-kinh-luong-dinh-co-y-nghia-nhu-the-nao
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3883691

 

5/5 - (1 vote)