Updated at: 19-04-2020 - By: admin

Sự phát triển của thai nhi:

  • Em bé lúc này dài khoảng 47-52cm, nặng từ 3-4kg. Có kích thước bằng quả mít.
  • Các bé sẽ tiếp tục hấp thụ dinh dưỡng từ người mẹ và tăng cân cho đến phút cuối.
  • Xương của bé trở nên cứng hơn, ngoại trừ hộp sọ, nó cần phải mềm dẻo để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.
  • Không quá ngạc nhiên khi đầu của em bé có hình nón sau khi sinh.
  • Sau khi chào đời, các bé sẽ được khám và kiểm tra các yếu tố sau: hoạt động, cơ bắp, nhịp tim, phản ứng nhăn mặt, màu da, hô hấp. Đây gọi là đánh giá Apgan.
  • Tuy nhiên vì một vài lý do nào đó mà thai nhi 40 tuần tuổi vẫn tiếp tục ở trong bụng mẹ. Bạn không cần quá lo lắng, bạn hãy hiểu răng bé chưa sẵn sàng để được sinh ra.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-40

Sự thay đổi thể trạng của mẹ:

Trong tuần thứ 40, có hai trường hợp sẽ xảy ra đó là bạn sẽ sinh hoặc chưa sinh. Những người mang thai lần đầu thường sinh trễ hơn so với dự kiến. Điều này là bình thường. Dưới đây là các dấu hiệu khi bạn sắp sinh, từ lúc thấy dấu hiệu này cho đến khi bạn thực sự sinh có thể kéo dài vài tiếng, thậm chí vài ngày:

  • Bụng bầu bị tụt xuống, sa bụng.
  • Cố tử cung mở rộng
  • Cảm thấy uể oải, mệt mỏi.
  • Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn.
  • Các khớp được giãn ra.
  • Dịch này âm đạo thay đổi.
  • Các cơn co thắt mạnh và thường xuyên hơn.
  • Vỡ nước ối.
  • Khi thấy những biểu hiện sau, bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay. Vì đây là dấu hiệu chuyển dạ, chỉ sau đó vài tiếng, em bé sẽ chào đời. Các cơn cơ thắt cứ 5 phút/lần, kéo dài hơn 1 tiếng. Các cơn đâu dữ dội, mật độ dày đặc hơn và bạn bị vỡ nước ối.
  • Ngoài ra nếu bạn thấy những triệu chứng sau, bạn cũng cần được cấp cứu gấp vì có thể bạn và em bé đang gặp nguy hiểm.
  • Xuất huyết ở âm đạo, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Hoa mắt, đau đầu và sưng phù cả cơ thể- dấu hiệu của tiền sản giật. Nước ối chảy ra có màu nâu hoạch xanh lá cây, đây là phân su của em bé, lúc này bé có thể hít hoặc nuốt phải chúng khi sinh, điều này cũng rất nguy hiểm.
  • Thông thường, khi các bà bầu vẫn chưa sinh em bé vào tuần này, họ sẽ thấy lo lắng và áp lực. Nếu vào tuần 41 và tuần 42 mà vẫn chưa có dấu hiệu gì, tùy vào mỗi trường hợp, các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp kích thích chuyển dạ tự nhiên hoặc lấy mổ thai.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-40-1

Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Đến gặp bác sĩ của bạn, để bác sĩ có thể thảo luận về lựa chọn phương pháp sinh nở sớm cho bạn ở tuần thứ 41 này, vì trẻ sơ sinh sinh muộn, quá thời gian ở trong bụng mẹ, sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe cao hơn.
  • Tước màng. Đây thực sự là một phương pháp tác động tự nhiên, bác sĩ của bạn sẽ cần phải thực hiện nó. Nếu bạn sẵn sàng thử quy trình đau đớn này, bác sĩ sẽ quét các ngón tay quanh túi ối, tách màng và giải phóng kích thích tố có thể kích thích chuyển dạ. Điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
  • Màng vỡ nhân tạo. Bác sĩ của bạn có thể phá vỡ nước ối cho bạn bằng cách sử dụng một cái móc nhựa mỏng. Điều này có thể được thực hiện nếu bạn bị co thắt nhưng không tiến triển.
  • Bạn có thể dùng thuốc cho âm đạo, để bắt đầu dãn nở tử cung. Hãy đến gặp bác sĩ và xin lời khuyên về điều này nhé.
  • Giai đoạn chuyển dạ, nếu xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, tức là dấu hiệu sắp sinh em bé. Bạn cần:
  • Kịp thời đến bệnh viện để chờ sinh, kể từ lúc xuất hiện chuyển dạ đến khi sinh, phải mất từ 6-10 tiếng, thậm chí 24 tiếng.
  • Nếu bị vỡ nước ối, bạn không được cho bất cứ thứ gì vào trong âm đạo, kể cả băng vệ sinh. Ngả người, đi khập khiễng, hít thở sâu và đều đặn. Cố gắng thư giãn cơ bắp. Không nên nín thở hay gồng mình, bạn sẽ càng bị đau hơn. Lựa chọn tư thế phù hợp, tốt nhất là tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bạn có thể nhờ người thân xoa bóp để bớt đau hơn. Trước khi lên bàn sinh, bạn cần đi vệ sinh.
  • Giai đoạn sinh em bé, lúc này bạn nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ, ý tá. Nếu bạn chưa sinh em bé vào tuần này, bạn sẽ cần được đi kiểm tra sức khỏe và khám kỹ lưỡng hơn.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-40-2

Mỗi trẻ sơ sinh đều khác nhau do vậy nếu em bé của bạn chưa chào đời vào tuần thứ 40, bạn cũng không cần quá lo lắng.

Xem thêm:

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 39 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 1 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

5/5 - (7 votes)