Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Mang thai ngoài tử cung là một trong những hiện tượng thai nghén bất thường.  Nếu không được phát hiện và điều trị, xử lý thai ngoài tử cung kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh, thậm chí đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Nhiều người còn băn khoăn không biết thai ngoài tử cung là sao, có cách nào để nhận biết không? Từ lúc trứng bắt đầu được thụ tinh cho đến khi kết thúc thai kỳ, quá trình thai nghén gây ra nhiều thay đổi lớn trong cơ thể mẹ. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển đến tử cung, làm tổ trên thành tử cung và tạo thành hợp tử.

Đối với những trường hợp người mẹ bị mang thai ngoài tử cung, trứng sẽ không được dính vào tử cung theo như thông lệ, mà có thể bị “mắc kẹt” lại ở ống dẫn trứng, khoang bụng, hoặc cổ tử cung.

Thai Ngoài Tử CungThai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ ở tử cung

Chỉ cần xét nghiệm thai kỳ đơn giản bằng các biện pháp như que thử, siêu âm, thử máu là các mẹ có thể biết được mình có thai hay không. Tuy nhiên, tế bào trứng đã thụ tinh thì sẽ không thể sinh trưởng ở nơi nào khác ngoài tử cung, nếu bị lệch ra ngoài sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ. Theo thống kê của các chuyên gia y tế, tỷ lệ thai ngoài tử cung hiện nay khá lớn, cứ 50 mẹ bầu thì sẽ có 1 mẹ gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Đối với các trường hợp mẹ bị mang thai ngoài tử cung, tuyệt đối không nên chủ quan, lơ là. Bởi lẽ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các mẹ nên khám thai sớm để phát hiện và điều trị kịp thời những biến chứng từ việc mang thai ngoài tử cung, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng khác sau này.

Nguyên nhân nào khiến thai nhi bị “lạc” ra ngoài tử cung?

Thông thường khi có thai, trứng được thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để vào buồng tử cung và làm tổ ở đó. Tuy nhiên, trường hợp trứng sau thụ tinh không vào tử cung mà làm tổ ngoài buồng tử cung sẽ dẫn đến hệ quả là mẹ bị mang thai ngoài tử cung.

Thai Ngoài Tử CungCó nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung

Có rất nhiều nguyên nhân khiến thai ngoài tử cung, thông thường là do:

– Các dị tật bẩm sinh ở ống dẫn trứng của người mẹ.

– Tình trạng lạc nội mạc tử cung.

– Người mẹ đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung.

– Người mẹ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật ở vùng chậu có liên quan đến cơ quan sinh dục bên trong.

– Khi mang thai, người mẹ đã lớn tuổi (trên 35 tuổi).

– Ống dẫn trứng tự nối lại sau khi người mẹ đã triệt sản nhiều năm.

– Những biến chứng sau mổ giữ thai ngoài tử cung.

– Sau điều trị vô sinh, mẹ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất cao.

– Đời sống tình dục không an toàn, vệ sinh không tốt dẫn đến viêm nhiễm vùng kín.

– Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu cho thấy mẹ bị mang thai ngoài tử cung

Thông thường sau 5-10 ngày khi có quan hệ tình dục, quá trình thụ thai sẽ diễn ra. Khi đó, thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Nếu thử que có dấu hiệu mang thai nhưng khi siêu âm thai vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai thì người mẹ cần nghĩ đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Khi có thai ngoài tử cung dấu hiệu thường thấy nhất là:

  •  Trễ kinh nguyệt: Phần lớn trường hợp người mẹ mang thai ngoài tử cung bị ra máu chậm so với ngày kinh dự kiến. Cũng có nhiều người bị xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh nên sẽ nhầm tưởng là có kinh. Tuy nhiên, không giống như hành kinh, hiện tượng chảy máu do mang thai ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, dai dẳng, màu thẫm và không đông lại được. Cá biệt có người còn không bị xuất huyết nên rất khó nhận biết.
  •  Đau bụng dữ dội: Nếu các chị em bị táo bón ngay khi mới mang thai, thường xuyên cảm thấy bụng rất khó chịu, đau bụng dữ dội một bên kèm theo chảy máu âm đạo bất thường. Khi đó, các mẹ cần nghĩ tới dấu hiệu mang thai ngoài tử cung và đi khám ngay nhé.

Thai Ngoài Tử CungChị em nên đi khám ngay khi có các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

  •  Xuất huyết bất thường ở âm đạo: Nhiều phụ nữ thường nhầm lẫn giữa xuất huyết âm đạo và có kinh nguyệt. Hiện tượng ra máu bất thường có thể là biểu hiện của nhiều bệnh về buồng trứng hay các biến chứng nguy hiểm của thai kỳ như động thai, dọa sảy thai, thai ngoài tử cung,…
  •  Nồng độ HCG trong máu giảm dần theo thời gian: Nếu người mẹ có thai kỳ bình thường, thai nhi phát triển tốt thì lượng HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai. Tuy nhiên, nếu thấy mức độ HCG tăng chậm hoặc đứng yên thì chị em phải đi kiểm tra ngay. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp có hiện tượng một số chị em cảm nhận bản thân rõ ràng có các dấu hiệu mang thai nhưng khi thử thai lại không thấy 2 vạch.

Khi có thai ngoài tử cung thì phải làm sao?

Khi cảm thấy thai nhi có bất kỳ dấu hiệu nào khác với bình thường, các chị em cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ. Một cách đơn giản, rẻ tiền, phổ biến nhất là ngay khi thấy hiện tượng trễ kinh hay ra máu bất thường, chị em nên mua que thử thai về nhà thử. Trong trường hợp có thai ngoài tử cung thì chị em cần phải đến cơ sở y tế ngay để được khám và chẩn đoán kịp thời.

Nhiều chị em băn khoăn không biết có thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào? Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm đối với sức khỏe các mẹ bầu, khiến cho thai nhi không thể phát triển một cách bình thường. Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, người bệnh vẫn có thể có thai lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%.

Một trong những cách xử lý mang thai ngoài tử cung phổ biến nhất là loại bỏ phôi thai ngoài tử cung càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào vị trí và sự phát triển của thai, các mẹ có thể sử dụng dược phẩm theo sự chỉ định của bác sỹ. Đối với các mẹ được chẩn đoán không có nguy cơ xảy ra biến chứng, các bác sĩ sẽ chỉ cần kê đơn thuốc methotrexate (hay còn được gọi là Rheumatrex) để ngăn không cho phôi bào ngoài tử cung phát triển thêm.

Theo các chuyên gia y tế, Methotrexate là loại thuốc được tiêm trực tiếp vào cơ thể của các mẹ để làm ngừng quá trình phân chia tế bào, trong đó có tế bào của phôi bào ngoài tử cung. Ngoài ra, các mẹ cần phải được xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo thuốc vẫn còn tác dụng, Nếu thai ngoài tử cung điều trị bằng thuốc này sẽ gây ra các triệu chứng tương tự như khi sảy thai, như chuột rút, xuất huyết và gây vỡ màng tế bào. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý sau khi sử dụng loại thuốc này vài tháng mới có thể có thai bình thường trở lại.

Thai ngoài tử cung có phải mổ không? Câu trả lời là các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, nếu cần thì phẫu thuật để loại bỏ phôi bào ngoài tử cung và phục hồi tất cả các tổn thương xảy ra ở ống dẫn trứng một cách nhanh nhất. Phương pháp phẫu thuật (được gọi là laparotomy) được tiến hành cùng với một camera nhỏ để có thể đảm bảo các bác sỹ có thể quan sát được tiến trình phẫu thuật bên trong.

Thai Ngoài Tử CungSiêu âm có thể giúp phát hiện thai ngoài tử cung để xử lý kịp thời

Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu ca phẫu thuật không thành công vì các bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật lại một lần nữa với một vết mổ lớn hơn. Thậm chí, ống dẫn trứng của mẹ có thể bị cắt bỏ hoàn toàn gây mất khả năng làm mẹ.

Sau khi điều trị bằng phẫu thuật, các mẹ phải được chăm sóc vết mổ đúng cách. Bởi lẽ, mục tiêu hàng đầu của các mẹ là phải giữ cho vết mổ sạch sẽ và khô ráo và phục hồi một cách nhanh nhất. Các mẹ cũng lưu ý thêm, cần kiểm tra vết mổ thường xuyên mỗi ngày để đề phòng các dấu hiệu nhiễm trùng có thể xảy ra như chảy máu không ngừng, vết thương bốc mùi khó chịu, bị phồng rộp hay sưng tấy do nhiễm trùng.

Hơn nữa, sau khi phẫu thuật, các mẹ còn có thể bị xuất huyết âm đạo ở mức nhẹ hoặc bị chảy máu nhỏ giọt nhưng kéo dài. Tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tuần gây ra nhiều phiền toái. Vì thế, các mẹ cần lưu ý không được làm việc nặng, không nâng vật nặng quá 4,5 kg.

Về chế độ ăn uống, mẹ cần ăn đủ chất, uống nhiều nước để cơ thể nhanh phục hồi, tránh bị táo bón. Bên cạnh đó, cần tuyệt đối tránh việc quan hệ tình dục và sử dụng tampon. Các chị em cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt ở khoảng thời gian 1 tuần sau khi mổ, chú ý các biểu hiện của cơ thể để thông báo cho bác sĩ nếu cơn đau có dấu hiệu tăng lên hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Cách phòng ngừa những yếu tố nguy cơ thai ngoài tử cung mẹ cần biết

Ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai ngoài tử cung ở buồng trứng, các chị em nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi lẽ, nếu phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp các mẹ giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ ra. Từ đó, các chị em phụ nữ sẽ giảm được nguy cơ bị choáng và tử vong, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng, duy trì được khả năng làm mẹ của mình.

Nhiều chị em bị nhiễm các bệnh phụ khoa nhưng hay ngại ngùng, xấu hổ nên không dám đi khám. Cũng chính vì lẽ đó mà tỷ lệ thai ngoài tử cung và các di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng ở phụ nữ càng ngày càng tăng cao, gây nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

Để phòng ngừa nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung, các chuyên gia y tế khuyên chị em phụ nữ nên hạn chế tình trạng nạo phá thai,có thói quen giữ gìn vệ sinh vùng kín tốt, đặc biệt là trong thời gian sau sinh và cho con bú.

Đối với những chị em bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục nên đi khám ngay, không nên giấu giếm vì xấu hổ. Bởi lẽ, tình trạng viêm nhiễm rất nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng khó lường như thai ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh. Bên cạnh đó, các chị em cũng nên chủ động tìm hiểu kiến thức về hệ sinh sản và đặc điểm cơ quan sinh dục của mình để dễ dàng nhận biết và xử lý thai ngoài tử cung kịp thời, tránh được các biến chứng sau này.

Nguồn tham khảo: vinmec.com, eva.vn

Xem thêm: 6 Dấu Hiệu Nhận Biết Thai Ngoài Tử Cung “Đặc Trung”

Rate this post