Miếng dán tránh thai là gì?
Miếng dán tránh thai là một miếng dán mỏng, kích thước 4,5cm. Sản phẩm thường được dán lên vùng da dưới cánh tay, bụng, lưng hay mông, đồng thời có tác dụng hiệu quả trong việc giúp cơ thể giải phóng hormone estrogen và progestin tổng hợp, có tác dụng ngăn ngừa quá trình thụ thai.
Hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của miếng dán là ngăn chặn sự rụng trứng của người phụ nữ. Điều này khiến cho tinh trùng của nam giới không hoàn thành quá trình thụ tinh. Song song với quá trình đó, miếng dán tránh thai còn có tác dụng làm đông đặc chất nhầy ở cổ tử cung nữ. Từ đó gây ra những bất lợi cho sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng.
Miếng dán tránh thai có kích thước trung bình 4,5cm
Cách sử dụng miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai mặc dù chưa phải là biện pháp được sử dụng phổ biến. Nhưng được đánh giá là khá tiện dụng. Nếu áp dụng đúng cách, phương pháp này cũng có thể giúp ngừa thai đến 95%.
Vậy thế nào là sử dụng miếng dán đúng cách và cần lưu ý những gì?
Nguyên tắc đầu tiên cần phải nhớ là dùng miếng dán tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi hết kinh một ngày, dán miếng dán lên da và để nguyên trong một tuần. Hết một tuần, bóc miếng dán cũ ra và dùng miếng dán mới. Miếng dán mới có thể dán ở vị trí khác trên cơ thể. Sang tuần thứ tư, không sử dụng miếng dán để kinh nguyệt xảy ra đúng chu kỳ. Hết kỳ kinh lại tiếp tục lặp lại quy trình như trên.
Về vị trí sử dụng miếng dán tránh thai là vùng da khô, sạch, không có lông. Đó có thể là mông, bụng, cánh tay,… Không dán lên vú, vùng da bị đỏ hoặc trầy xước. Không sử dụng mỹ phẩm lên vùng da đã dán. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo về sự bám dính của miếng dán.
Miếng dán tránh thai sử dụng ở vùng da khô, sạch và không có lông
Ngoài ra, để tránh miếng dán sử dụng không hiệu quả cần phải lưu ý rằng:
Người sử dụng phải chắc chắn mình không có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Trường hợp chống chỉ định với thuốc tránh thai cũng không được dùng miếng dán tránh thai.
Lần đầu tiên sử dụng miếng dán cần áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác trong một tuần để ngừa thai. Các miếng dán ở tuần tiếp theo phải chú ý thời gian sử dụng không quá 7 ngày phải thay miếng mới. Không dùng đồng thời cả thuốc tránh thai ở các tuần sau đó.
Khi dán, ấn chặt cho miếng dán dính vào da. Nếu có hiện tượng bong ở phần viền hoặc bong hẳn ra cần thay luôn miếng dán mới. Như vậy thì thuốc mới được phóng thích đầy đủ, tăng cường tránh thai hiệu quả.
Không dùng băng dính để giữ miếng dán. Không cắt, sửa lại miếng dán. Làm như vậy có thể giảm lượng hormone phân phối vào cơ thể.
Ưu nhược điểm của miếng dán tránh thai
So với các biện pháp tránh thai như sử dụng bao cao su, uống thuốc, đặt vòng thì sử dụng miếng dán tránh thai có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy vào cơ địa và điều kiện, cũng như sự linh hoạt về thời gian mà bạn có thể lựa chọn phương pháp nhanh, tiện lợi và an toàn với bản thân nhất.
Miếng dán tránh thai có phải là biện pháp phù hợp với bạn?
Ưu điểm
- Đầu tiên, phải kể đến sự thuận tiện và linh hoạt, trong quá trình sử dụng miếng dán tránh thai chị em vẫn có thể tắm, chơi thể thao, tập luyện hàng ngày. Nếu làm theo đúng hướng dẫn như trên thì miếng dán rất chắc, ít khi bị bong và rơi ra.
- Nếu miếng dán tránh thai bị bong ra và được dán lại trong vòng 24h thì hiệu quả sử của nó còn nguyên. Tuy vậy, nếu để quá 24h thì chị em nên sử dụng kết hợp thêm biện pháp tránh thai khác cho đến khi duy trì miếng dán đủ trong vòng một tuần.
- Miếng dán tránh thai rất dễ sử dụng, chỉ cần dán cố định và thay đổi sau mỗi tuần. So với bao cao su thì biện pháp này không làm cản trở sự gần gũi của các cặp đôi.
- Miếng dán giúp cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Tác dụng này tương tự với thuốc viên.
- Hormone tiết ra từ miếng dán tránh thai sẽ được ngấm qua máu mà không cần hấp thụ qua dạ dày. Do vậy sẽ hạn chế các tác dụng phụ như buồn nôn hay tiêu chảy.
Nhược điểm
Miếng dán tránh thai tuy tiện dụng nhưng cũng không ít những hạn chế, đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho cơ thể nếu không tìm hiểu kỹ và sử dụng đúng cách.
- Miếng dán chỉ có tác dụng hạn chế quá trình thụ thai. Không có khả năng bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Vì vậy trong quá trình sử dụng, nếu muốn phòng tránh, bạn nên sử dụng thêm bao cao su.
- Vì phải dán cố định trên cơ thể nên miếng dán dễ bị nhìn thấy, đôi khi gây lại nhiều cản trở trong giao tiếp.
- Sản phẩm có thể gây kích ứng da, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn cho người dùng.
- Bên cạnh những ưu điểm về sự thuận tiện, miếng dán tránh thai cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ trong quá trình sử dụng. Có thể gây kích ứng da. Xuất hiện tác dụng phụ tạm ở mức nhẹ như đau đầu, buồn nôn, căng tức ngực, thay đổi tâm trạng nhưng sẽ hết sau vài tháng.
- Chị em cần phải hiểu rõ về cơ thể mình trước khi quyết định sử dụng miếng dán tránh thai hay bất cứ biện pháp nào. Ví dụ nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh, cần phải được tư vấn từ bác sĩ về việc sử dụng miếng dán. Bởi có thể thành phần trong thuốc sẽ khiến miếng dán hoạt động kém hiệu quả.
Cơ chế hoạt động của miếng dán tránh thai khá giống với thuốc viên tránh thai. Nếu dùng trong một khoảng thời gian dài có thể gây nên những tác dụng không mong muốn như rối loạn kinh nguyệt, thay đổi nội tiết tố. Vì vậy chị em cần nhận được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Biến chứng và những nguy cơ tiềm ẩn của miếng dán tránh thai
Sử dụng miếng dán tránh thai là biện pháp làm thay đổi nội tiết tố, tác động vào bên trong cơ thể. Vì vậy một số tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm vẫn có nguy cơ xảy ra. Ngay cả khi bạn chỉ sử dụng ở một mức độ nhỏ. Mặc dù tỷ lệ này không lớn nhưng bạn cũng không nên chủ quan trong việc tìm hiểu thông tin cũng như nghe hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Những biến chứng khó lường khi sử dụng miếng dán tránh thai đối với người dùng như:
Vô sinh
Việc sử dụng miếng dán tránh thai trong một thời gian dài liên tục sẽ làm mỏng niêm mạc tử cung, trứng không làm tổ được, có thể dẫn tới vô sinh. Ngoài ra nếu liên tục tiết ra các hormone tổng hợp sẽ làm hạn chế sự phát triển và rụng trứng. Đó có thể là nguyên nhân làm xáo trộn đột ngột hay gây ức chế cho nội tiết tố cơ thể. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới kỳ kinh nguyệt mà còn có thể dẫn đến hiện tượng lãnh cảm, mất cảm hứng khi quan hệ.
Bệnh tụ máu
Miếng dán tránh thai có thể tiềm tàng nguy cơ làm tăng các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu. Máu tụ ở chân, phổi, tim hoặc não, tăng nguy cơ phát triển bệnh huyết áp cao, đau tim ở những người có tiền sử tim mạch.
Đó là lý do trước khi sử dụng biện pháp này bạn nên thăm khám bác sĩ để chắc chắn không có nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn đông máu do di truyền, đau tim, đột quỵ, huyết áp cao, giãn tĩnh mạch nghiêm trọng, gặp khó khăn trong cử động, béo phì, bệnh về gan, tiểu đường, ung thư vú.
Miếng dán tránh thai có thể tiềm ẩn nguy cơ về các bệnh mà bạn không thể chủ quan
Ung thư
Đây là xác suất hiếm gặp, tuy nhiên nếu sử dụng miếng dán tránh thai liên tục trong thời gian dài thì nguy cơ này vẫn có thể tiềm tàng dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. Nhiều chuyên gia cũng đang nghiên cứu và nhận định miếng dán ngừa thai hay thuốc tránh thai có thể cũng là nguyên nhân của ung thư vú hay viêm âm đạo dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Các câu hỏi và thắc mắc thường gặp về miếng dán tránh thai
Trong quá trình tư vấn sử dụng thuốc và miếng dán tránh thai cho các chị em, chúng tôi thường gặp những câu hỏi như:
Có nên sử dụng miếng dán tránh thai sau khi sinh em bé?
Sau thời kỳ sinh nở, cơ thể mẹ quay về trạng thái bình thường. Nếu không sử dụng các biện pháp ngăn ngừa, vẫn rất dễ có thai trở lại. Bởi vậy, sau ba tuần chị em vẫn có thể sử dụng miếng dán tránh thai mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khoảng thời gian bắt đầu sử dụng có thể kéo dài sau sinh từ 3 đến 6 tuần. Vì có thể miếng dán sẽ làm giảm lượng sữa và chất lượng sữa. Ngoài ra, miếng dán còn có tác dụng phụ gây căng tức ngực, điều này cũng có thể làm bạn khó chịu hơn khi cho con bú.
Sử dụng miếng dán tránh thai theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
Miếng dán tránh thai có tác dụng trong bao lâu?
Miếng dán sẽ bắt đầu có tác dụng sau 1 tuần sử dụng và dán cố định tại một vị trí trên cơ thể. Một miếng dán tránh thai sẽ chỉ có hiệu quả kích thích hormone tổng hợp trong 7 ngày. Vì vậy hết một tuần, chị em nên chú ý thay miếng dán mới.
Miếng dán tránh thai giá bao nhiêu tiền?
Các miếng dán tránh thai được ưa chuộng trên thị trường hiện nay có giá khá linh hoạt. Giá thành của một hộp 3 miếng, sử dụng trong một chu kỳ kinh nguyệt, có giá dao động từ 190.000đ-200.000đ/hộp.
Miếng dán tránh thai mua ở đâu?
Miếng dán tránh thai có thể dễ dàng được tìm mua ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên để tránh hàng giả, hàng nhái, các chị em nên tìm đến các hiệu thuốc uy tín để nhận được tư vấn kèm theo khi sử dụng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin và giúp chị em có được những hiểu biết về miếng dán tránh thai. Và nhớ rằng chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.
Xem thêm:
Mách Bạn Cách Tránh Thai Bằng 7 Loại Thực Phẩm An Toàn Ngay Tại Nhà
Thắt Ống Dẫn Tinh Như Thế Nào, Có Nối Lại Được Không, Ưu Nhược Điểm