Updated at: 30-03-2020 - By: admin

Dựa trên nghiên cứu của các bác sĩ chuyên về sản khoa thì phụ nữ sau khi sinh con nên có khoảng cách ít nhất là 2 năm cho lần mang thai tiếp theo. Vì vậy để không rơi vào tình trạng nuôi “con trong con ngoài” sớm thì việc sử dụng biện pháp tránh thai sau khi sinh là điều các bà mẹ bỉm sữa cần phải biết.

Tiêm thuốc tránh thai sau sinh là một biện pháp ngừa thai được cho là hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên có nhiều chị em thắc mắc về việc biện pháp tránh thai này như tiêm thuốc tránh thai khi đang cho con bú có được không, tiêm thuốc tránh thai có bị mất sữa không, tiêm vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất,… hãy cùng chúng tôi giải đáp những vấn đề trên.

Tiêm thuốc tránh thai là gì?

Tiêm thuốc ngừa thai sau sinh là một biện pháp tránh thai tạm thời, dựa vào việc tiêm vào bắp tay hoặc vào mông loại hooc mon progesterone làm ức chế sự rụng trứng đồng thời làm cho chất dịch nhầy ở cổ tử cung dày đặc hơn khiến cho tinh trùng không thể xâm nhập được vào bên trong thụ tinh với trứng.

Thuốc tránh thai dạng tiêm này chỉ có tác dụng trong vài tuần, là một dạng khác của thuốc viên tránh thai có các loại phổ biến như sau: Depo – Provera và Noristerat sẽ được tiêm vào cơ sâu thường là cơ mông; Sayana Press thường dùng tiêm dưới da, vùng bụng hoặc mắt trước đùi. Depo- Provera và Sayana Press có tác dụng tránh thai trong vòng 13 tuần còn Noristerat có tác dụng trong 8 tuần. Các loại thuốc này cần được tiêm vào đúng thời gian thích hợp để duy trì được tác dụng tránh thai.

4 Điều Cần Biết Về Tiêm Thuốc Tránh Thai Sau Sinh 1

Thuốc tránh thai sau sinh được tiêm vào cơ mông, vùng bụng, mắt trước đùi hoặc dưới da.

Tiêm thuốc tránh thai rất phù hợp với những phụ nữ không có thời gian và điều kiện để uống thuốc tránh thai hay áp dụng những biện pháp khác. Bên cạnh đó, hiệu quả của việc tiêm thuốc tránh thai đạt hiệu quả rất cao, có thể đạt đến 99,6%  và có thể hồi phục sau này.

Những lưu ý trước khi tiêm thuốc tránh thai sau sinh:

Thuốc tránh thai mặc dù có tác dụng tốt, hiệu quả cao nhưng không phải là một sự lựa chọn an toàn với mọi chị em. Những trường hợp được chống chỉ định với biện pháp tiêm thuốc tránh thai gồm:

  • Đang bị ung thư vú, đã từng bị ung thư vú trong 5 năm;
  • Người có nguy cơ cao bị bệnh mạch vành như người lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp (huyết áp tâm thu >160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 100 mmHg), đột quỵ, các bệnh lý về máu;
  • Người bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, đã từng hoặc đang bị tai biến, nhồi máu cơ tim;
  • Người bị ra máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân;
  • Người bị lupus ban đỏ hệ thống, có kháng thể khán phospholipid, có tiểu cầu thấp trầm trọng;
  • Người bị tiểu đường có biến chứng (suy thận, thần kinh,…) hoặc thời gian trên 20 năm
  • Người mắc các bệnh mãn tính như xơ gan mất bù, suy gan, suy thận, bệnh tuyến giáp.

Đặc biệt với những trường hợp chị em tiêm thuốc tránh thai sau sinh nên đến các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được khám và tư vấn về biện pháp này hiệu quả nhất.

Những ưu điểm của phương pháp tiêm thuốc tránh thai.

Thuốc tiêm tránh thai có rất nhiều ưu điểm về việc tránh thai lâu dài và hiệu quả so với các biện pháp tránh thai tạm thời khác; không ảnh hưởng đến cảm xúc, hứng thú của việc quan hệ tình dục; không có sự tương tác, phản ứng với những loại thuốc đang dùng (nếu có); không cần phải ghi nhớ việc uống thuốc mỗi ngày.

Thuốc tiêm tránh thai được sử dụng với liều lượng khá cao (150mg/ lần) và hấp thu chậm nên thuốc tồn tại và phát huy tác dụng trong cơ thể nên khiến cho các chị em bị đình sản tạm thời. Trong thuốc có một lượng lớn hooc mon progesteron làm ức chế rụng trứng gần như 100%, ngoài ra còn tiết ra chất nhầy tử cổ tử cung khiến tinh trùng không xâm nhập vào buồng tử cung, niêm mạc tử cung bị teo khiến trứng không có khả năng làm tổ.

4 Điều Cần Biết Về Tiêm Thuốc Tránh Thai Sau Sinh 2

Tiêm thuốc tránh thai sau sinh là một biện pháp tránh thai tạm thời.

Những tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm thuốc tránh thai.

Bên cạnh việc có tác dụng hiệu quả trong việc tránh thai thì các mẹ bỉm sữa cũng cần lưu ý về những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của các mẹ sau sinh.

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi.

Sau khi tiêm thuốc tránh thai chu kỳ kinh nguyệt của các chị em có thể bị thay đổi, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, rong huyết, băng kinh nhất là với trường hơp tiêm thuốc tránh thai khi cho con bú do lượng progestin trong thuốc làm cho niêm mạc tử cung không phát triển dày hơn và bị bong nên có thể ra máu nhiều hơn bình thường (50 – 80ml).

Tuy nhiên các mẹ cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi sau khi thuốc hết tác dụng thì chu kỳ kinh nguyệt cũng như khả năng thụ thai sẽ trở lại bình thường, nó chỉ xuất hiện ở những mũi tiêm đầu sau đó hết dần và đi vào ổn định ; chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Có khả năng gây loãng xương.

Đây là một tác dụng phụ đáng kể của việc tiêm thuốc tránh thai, nó sẽ làm giảm độ kết dính của xương, gây loãng xương với các chị em phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào, nhất là với những trường hợp tiêm thuốc tránh thai cho phụ nữ cho con bú. Khi sử dụng thuốc với liều lượng cao và thời gian tránh thai lâu sẽ gây loãng xương và không thể phụ hồi được sau khi ngừng sử dụng thuốc. Vì vậy nếu các chị em muốn dùng thuốc tiêm tránh thai kéo dài từ hai năm trở lên nên đo tỉ trọng xương và kiểm tra định kỳ độ loãng xương trước để cân nhắc kỹ hơn hoặc không nên tiếp tục sử dụng thuốc tiêm tránh thai.

4 Điều Cần Biết Về Tiêm Thuốc Tránh Thai Sau Sinh 3

Tiêm thuốc tránh thai sau sinh có nhiều tác dụng phụ cần lưu ý.

Không phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tiêm thuốc tránh thai sau sinh sẽ không thể phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh về tình dục như HIV/AIDS, giang mai, bệnh lậu,… Do đó khi quan hệ bạn đọc nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác như bao cao su để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt với những trường hợp tiêm thuốc tránh thai sau sinh mổ thì các chị em cần phải lưu ý hơn vì sinh mổ thường sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn cũng như khả năng lây nhiễm bệnh qua đường tình dục cũng cao hơn.

Những tác dụng phụ khác.

Ngoài những ảnh hưởng kể trên các chị em còn gặp phải những biểu hiện như tăng cân nhanh chóng (thường tăng 5% trong vòng 6 tháng và kéo dài), lo lắng, bồn chồn, đau đầu, chóng mặt, rụng tóc, lông mọc nhiều, mụn trứng cá, đau bụng dưới, đau cương vú, trầm cảm,… những tác dụng phụ này sẽ giảm và hết dần sau một thời gian nên các chị em không cần quá lo ngại. Nếu những biểu hiện này còn kéo dài trong một thời gian dài thì các chị em cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn, giải quyết.

Thời điểm tiêm thuốc tránh thai sau sinh hợp lý.

Có lẽ các chị em rất băn khoăn về việc nên tiêm thuốc tránh thai lúc nào hay sinh xong bao lâu thì tiêm thuốc tránh thai được,…?  Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên cho các mẹ về thời điểm thích hợp nhất để tiêm thuốc tránh thai có thể bắt đầu ngay khi có sữa (thường 48 giờ sau sinh); trong vòng 7 ngày kể từ ngày hành kinh đầu tiên (bao gồm cả những người có tuần hậu sản) hoặc bất cứ khi nào tron vòng 21 ngày hậu sản (và không cho con bú) nhưng tốt nhất là 6 tuần sau khi sinh.

Với các mẹ đang cho con bú sau khi tiêm thuốc tránh thai sẽ tiết vào sữa một lượng rất nhỏ progestogen (0,02 – 0,08 µg/kg/ngày), trẻ bú mẹ có chiều cao cân nặng, trí tuệ phát triển bình thường nên các mẹ vẫn có thể tiêm thuốc tránh thai khi cho con bú. Nếu các mẹ nuôi bé bằng sữa công thức ngoài thì không có điều gì cần lo lắng nên các chị em có thể tiêm thuốc tránh thai bất cứ lúc nào mà không sợ ảnh hưởng đến bé yêu.

4 Điều Cần Biết Về Tiêm Thuốc Tránh Thai Sau Sinh 4

Thời điểm tiêm thuốc tránh thai sau sinh tốt nhất là cách 6 tuần sinh.

Trong thời gian đầu sau sinh các chị em cũng nên áp dụng biện pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su hoặc cho con bú vô sinh để phòng tránh thai. Trước khi quyết định sử dụng biện pháp tránh thai sau sinh nào các mẹ nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe và được tư vấn về biện pháp tốt nhất.

Nên tiêm thuốc tránh thai sau sinh ở đâu?

Hiện nay tại hầu hết các trạm y tế xã, phường; các trung tâm y tế quận, huyện trong cả nước đều cung cấp dịch vụ tiêm thuốc tránh thai. Biện pháp tránh thai này là một trong những kế hoạch của chương trình kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y tế thực hiện tại các xã, huyện nên thuốc tiêm sẽ được miễn phí, bạn sẽ chỉ mấy tiền công dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

Với những chị em phụ nữ cho con bú tiêm thuốc tránh thai nên đến các cơ sở y tế chuyên về sản khoa để được tư vấn, giải đáp thắc mắc rõ hơn về tác dụng cũng như ảnh hưởng của thuốc tiêm.

Một số biện pháp tránh thai sau sinh khác.

Cho con bú.

Đây được gọi là phương pháp cho con bú vô kinh, việc cho bé bú có thể ngăn chặn được hoạt động của hooc mon gây rụng trứng dẫn đến kinh nguyệt được trì hoãn lại, nếu các mẹ thường xuyên cho bé bú thì hiệu quả tránh thai lên đến 98%.

Sử dụng bao cao su.

Đây là biện pháp tránh thai an toàn, dễ sử dụng nhất sau khi sinh và còn tránh được nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục nhưng có một điểm trừ là giảm độ hưng phấn, cảm xúc của các cặp đôi trong mỗi cuộc yêu.

Màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung.

Bạn nên lựa chọn màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung loại mềm, mái vòm tròn bằng cao su hoặc silicone để có cảm giác thoải mái, êm ái nhất khi dùng; tuy nhiên để chắc chắn mình có phù hợp với biện pháp này không các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4 Điều Cần Biết Về Tiêm Thuốc Tránh Thai Sau Sinh 5

Có nhiều biện pháp tránh thai có thể áp dụng sau khi sinh.

Uống thuốc tránh thai.

Bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai có chứa thành phần progestogen mà không lo ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Để lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất, bạn cần chú ý tham khảo và tìm hiểu thật kỹ, tránh những trường hợp không mong muốn và luôn giữ mãi hạnh phúc gia đình.

Xem thêm:

Thắt Ống Dẫn Trứng – Hiểu Không Đủ Dễ Dẫn Đến Nuối Tiếc

Đâu Là Thời Điểm Tiêm Thuốc Tránh Thai Để Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất

5/5 - (1 vote)