Updated at: 30-03-2020 - By: admin

Trong hôn nhân, cuộc sống chăn gối của vợ chồng luôn là một trong những bí quyết giúp gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, khi để tránh việc mang thai ngoài ý muốn, nhất là ở các cặp vợ chồng tuổi trung niên thì thắt ống dẫn trứng được xem là phương pháp nhanh gọn và được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn nhất.

Thắt ống dẫn trứng là gì?

Thắt ống dẫn trứng là một biện pháp tránh thai bằng cách triệt sản ở phụ nữ khi đó các bác sĩ sẽ dùng các thủ thuật như cắt, tiêu hủy bằng dao đốt điện, kẹp bằng tay, kéo, đút nút, đông lạnh. Mục đích của việc thắt ống dẫn trứng là ngăn không cho trứng di chuyển qua ống dẫn trứng để gặp được tinh trùng và thụ tinh.

Đây được coi là một biện pháp tránh thai cuối cùng bởi khi áp dụng biện pháp này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể mang thai và không thể thay đổi sau đó với lý do sau khi thắt ống dẫn trứng cho dù trứng có rụng cũng sẽ không được tiếp xúc với tinh trùng để thụ thai nữa.

Vì vậy việc áp dụng biện pháp thắt ống dẫn trứng để tránh thai được các bác sĩ khuyến cáo nên cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Với những chị em không có nhu cầu sinh con nữa, cách thắt ống dẫn trứng luôn được đặt kỳ vọng với hiệu quả tránh thai tốt nhất, an toàn, dễ thực hiện, không mất đi hứng thú của cuộc yêu và không để lại hậu quả hay biến chứng gì.

Thắt Ống Dẫn Trứng – Hiểu Không Đủ Dễ Dẫn Đến Nuối Tiếc, BS Cho Hay 1

Thắt ống dẫn trứng là biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.

Chi phí một lần thắt ống dẫn trứng là bao nhiêu?

Thực hiện thắt ống dẫn trứng là một thủ thuật đơn giản nhưng được thực hiện trong ổ bụng nên bạn cần đến bệnh viện thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các chị em khi muốn thực hiện biện pháp này cần được thăm khám, nhập viện và làm các xét nghiệm cần thiết. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi, rạch một đường nhỏ ở dưới rốn để đưa ống soi vào ổ bụng rồi kẹp vòi trứng lại bằng một vòng kẹp, kết thúc thủ thuật có thể bạn sẽ cảm thấy hơi đau bụng. Thông thường sau quá trình tiến hành thủ thuật bạn chỉ cần theo dõi tại bệnh viện từ 1 đến 2 ngày là có thể xuất viện. Khoảng chục năm trở về trước chi phí cho một lần thắt ống dẫn trứng tương đối cao so với các phương pháp tránh thai khác nhưng hiện nay với sự tính toán chi phí và hiệu quả thì người ta thấy nó cũng ngang bằng với các phương pháp khác. Chi phí cho một lần thắt ống dẫn trứng còn  phụ thuộc vào từng cơ sở y tế mà bạn chọn để thực hiện nhưng thông thường chi phí sẽ vào khoảng từ 4 đến 5 triệu đồng ngoài ra còn có những chi phí phòng bệnh, thuốc, sinh hoạt phát sinh trong quá trình nằm viện. Nếu bạn có bảo hiểm y tế thì sẽ được bảo hiểm chi trả một phần theo chế độ.

Ưu nhược điểm của biện pháp thắt ống dẫn trứng.

Ưu điểm.

So với các biện pháp tránh thai khác thì thắt ống dẫn trứng có những ưu điểm rất riêng biệt như:

  • Có tác dụng vĩnh viễn nên không cần sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào khác;
  • Hiệu quả thực hiện cao, an toàn, chỉ có 1/1000 phụ nữ gặp phải một số biến chứng sau khi làm thủ thuật;
  • Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ngay cả sau khi sinh con hoặc kết hợp với một phẫu thuật bụng khác;
  • Không ảnh hưởng đến việc cho con bú;
  • Không ảnh hưởng đến sự hưng phấn, khoái cảm, chức năng sinh lý mà các chị em còn thấy thoái mái hơn trong cuộc yêu;
  • Chi phí thực hiện không quá cao, có thể thực hiện tại nhiều cơ sở y tế
  • Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

Nhược điểm.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội so với những biện pháp tránh thai khác thắt ống dẫn trứng còn có nhiều điểm hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến người phụ nữ:

  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều, có hiện tượng đau bụng trong chu kỳ, ra nhiều máu hơn, xuất hiện máu đông, số ngày hành kinh kéo dài, thường xuyên bị chuột rút;
  • Có những biểu hiệu như lúc mang thai như cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau vai, đầy hơi, đau bụng, tuy nhiên hầu hết đều không quá nghiêm trọng và biến mất sau một vài ngày;
  • Gần như không thể sinh con như bình thường, nếu muốn mang thai lại phải có sự can thiệp của phẫn thuật hoặc có nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung;
  • Chỉ là biện pháp ngừa thai nên không thể bảo vệ bạn chống lại các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, viêm gan B, sùi mào gà, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, …;
  • Vết mổ có cảm giác đau, khó chịu trong thời gian liền, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ;
  • Tuy nói có tác dụng vĩnh viễn nhưng vẫn có đến 2% chị em có thai ngoài ý muốn do ống dẫn trứng tự nối lại, trong năm đầu tiên sau thắt ống dẫn trứng thì khả năng có thai chỉ dưới 1% nhưng qua thời gian tỷ lệ có thai sẽ cao hơn do hai mỏm ống dẫn trứng có thể liền vào nhau

Thắt Ống Dẫn Trứng – Hiểu Không Đủ Dễ Dẫn Đến Nuối Tiếc, BS Cho Hay 2

Thắt ống dẫn trứng có thể để lại nhiều tác dụng phụ.

Có nên thắt ống dẫn trứng không?

Thắt ống dẫn trứng được coi là phương pháp triệt sản của phụ nữ bởi ngăn chặn được khả năng sinh sản ngay cả khi trứng rụng.  Đây là một biện pháp tránh thai được cho là lựa chọn cuối cùng nên các chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Biện pháp này thường được khuyên nên áp dụng với những trường hợp người phụ nữ đã có gia đình ổn định, có từ 2 đến 3 đứa con khỏe mạnh, ở độ tuổi trển 30, cả vợ và chồng đều không có nhu cầu sinh thêm con nữa.

Phương pháp này sẽ có tác dụng vĩnh viễn (chỉ xuất hiện tỷ lệ rấ nhỏ có thể thụ thai do ống dẫn trứng nối lại); an toàn; tránh được nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ; thủ thuật tiến hành nhanh nên rất phù hợp với đối tượng nêu trên. Thủ thuật này thường được tiến hành kết hợp khi các chị em mổ đẻ hoặc phẫu thuật ổ bụng.

Thắt Ống Dẫn Trứng – Hiểu Không Đủ Dễ Dẫn Đến Nuối Tiếc, BS Cho Hay 3

Thắt ống dẫn trứng là một thủ thuật đơn giản, hiệu quả.

Các bác sĩ cũng cần hoãn thực hiện thắt ống dẫn trứng khi người phụ nữ có những đặc điểm sau:

Bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ vật dụng và thuốc được sử dụng cho thủ thuật;

  • Dị ứng với chất tương phản;
  • Viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu viêm mủ cổ tử cung do lậu cầu hay Chlamydia
  • Có thai trong thời gian từ 7 đến 42 ngày hậu sản;
  • Xuất hiện biến chứng sau sinh nghiêm trọng như: nhiễm trùng, xuất huyết, chấn thương, ứ máu buồng tử cung, huyết âm đạo ra nhiều bất thường;
  • Trong thời kỳ hậu sản xuất hiện tiền sản giật nặng hoặc sản giật;
  •  Bị thiếu máu, thiết sắt trầm trọng (hemoglobin < 7 g/dl)
  • Ung thư vùng chậu hoặc bệnh tế bào nuôi ác tính;
  • Đang mắc bệnh phổi, viêm phế quản;
  • Bệnh lý về túi mật, viêm gan siêu vi trùng cấp;
  • Chuẩn bị phẫu thuật do cấp cứu hoặc do nhiễm trùng;
  • Đang bị nhiễm khuển toàn thân hoặc nhiễm khuẩn da bụng;
  • Không chắc chắn về mong muốn triệt sản.

Các trường hợp cần thận trọng khi thắt ống dẫn trứng:

  • Mắc các bệnh lý về sản khoa như viêm vùng chậu khi mang thai, ung thư vùng chậu, ung thư vú, u xơ tử cung;
  • Các bệnh lý về tim mạch huyế áp như: huyết áp cao (140/90 – 159/99 mmHg), đã từng bị đột quỵ hoặc bệnh tim không biến chứng;
  • Các bệnh mãn tính như: động kinh, tiểu đường chưa có biến chứng; suy giáp; xơ gan còn bù, u gan; thiếu máu thiếu sắt mức độ vừa (hemoglobin 7-10 g/dl); bệnh hồng cầu hình liềm; thalassemia; bệnh thận; thoát vị cơ hoành; suy dinh dưỡng nặng; béo phì.

Những biến chứng và nguy cơ tiềm ẩn khi thắt ống dẫn trứng.

Thắt ống dẫn trứng là một thủ thuật đơn giản, tiến hành nhanh chóng với mục đích triệt sản ở người phụ nữ. Tuy nói là đơn giản nhưng cũng không tránh khỏi những biến chứng sau thủ thuật hay những nguy cơ tiềm ẩn sau đó. Khi tiến hành thắt ống dẫn trứng các bác sĩ tiến hành gây mê nội khí quản và rạch da để can thiệp vào bên trong ổ bụng nên có thể xuất hiện một số rủi ro như:

  • Nhiễm trùng vết mổ;
  • Tổn thương ruột, bàng quang, các mạch máu lớn;
  • Dị ứng với thuốc gây mê, có thể có hiện tượng mê sảng sau đó;
  • Chảy máu âm đạo, đau bụng kéo dài;
  • Các miếng chèn, cấy ghép ở ống dẫn trứng có thể bị lệch và làm hỏng tử cung;
  • Thủ thuật thắt ống dẫn trứng thất bại phải thực hiện lại hoặc dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.

Thắt Ống Dẫn Trứng – Hiểu Không Đủ Dễ Dẫn Đến Nuối Tiếc, BS Cho Hay 4

Thắt ống dẫn trứng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ

Trên thực tế chỉ có khoảng 1/ 1000 phụ nữ gặp những biến chứng sau khi tiến hành thắt ống dẫn trứng như những rủi ro trên nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người phụ nữ. Sau khi tiến hành thủ thuật nếu xuất hiện những biểu hiện trên hãy báo ngay cho bác sĩ để kịp thời ứng phó.

Một số câu hỏi liên quan về thắt ống dẫn trứng.

Thắt ống dẫn trứng có tác dụng trong bao lâu?

Năm đầu tiên sau khi tiến hành thủ thuật thắt ống dẫn trứng thì khả năng có thai rất thập, chỉ chưa đến 1 % nhưng từ những năm sau tỷ lệ có thai sẽ cao hơn do hai mỏm của ống dẫn trứng có thể liền vào nhau. Một cuộc khảo sát nhỏ trên thực tế cho thấy những người phụ nữ cùng tiến hành thắt ống dẫn trứng thì người trẻ hơn sẽ có tỷ lệ mang thai cao hơn, lên đến 5 %. Như vậy thời gian việc thắt ống dẫn trứng có tác dụng phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi của người phụ nữ.

Nên tiến hành thắt ống dẫn trứng ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế có thể tiến hành thủ thuật thắt ống dẫn trứng nhưng các chị em nên lựa chọn một cơ sở uy tín, chất lượng để tiến hành như các bệnh viện chuyên sản phụ khoa, bệnh viện tuyến tỉnh hay trung tâm y tế quận ( huyện ), các phòng khám sản khoa ,… để đảm bảo sự an toàn sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm cho chính bản thân mình. Các chị em nên đến các cơ sở để thăm khám, tư vấn cẩn thận và chuẩn bị tâm lý tốt trước khi tiến hành thủ thuật.

Thắt Ống Dẫn Trứng – Hiểu Không Đủ Dễ Dẫn Đến Nuối Tiếc, BS Cho Hay 5

Các chị em nên đến các bệnh viện, trung tâm y tế để thực hiện thắt ống dẫn trứng.

Thắt ống dẫn trứng bao lâu có thể quan hệ được?

Sau khi thắt ống dẫn trứng các chị em sẽ mất 1 đến 2 ngày nằm ở bệnh viện để các bác sĩ theo dõi và có thể sẽ khám lại sau 1 tuần. Thông thường việc phục hổi sức khỏe sau khi tiến hành thắt ống dẫn trứng sẽ mất từ 5 đến 7 ngày. Bạn vẫn có thể quan hệ bình thường sau khi phẫu thuật, khi cơ thể đã phục hồi sức khỏe, tuy nhiên bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai cho đến kỳ kinh đầu tiên sau đó.

Nên thắt ống dẫn trứng vào thời điểm nào?

Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên về thời điểm tốt nhất để thực hiện thắt ống dẫn trứng là ngay sau  khi sinh con hoặc kết hợp với phẫu thuật vùng ổ bụng khác ( cắt u nang buồng trứng,… )

  • Ngay sau khi sinh con: thủ thuật được tiến hành bằng phương pháp nội soi thông qua một vết rạch nhỏ dưới rốn giúp tiếp cận ống dẫn trứng dễ dàng.
  • Kết hợp với phẫu thuật ổ bụng khác: thắt ống dẫn trứng sẽ tiến hành thông qua vết mổ đã có sẵn nên rất đơn giản và nhanh chóng.
  • Nếu bạn không thực hiện được vào hai thời điểm nêu trên thì có thể thực hiện bất cứ lúc nào bằng phương pháp sử dung nội soi và gây mê nội khí quản nhưng nên lưu ý sử dụng biện pháp tránh thai trước ít nhất 1 tháng tiến hành.

Hy vọng bài viết đã giải đáp được những vướng mắc của các chị em về việc lựa chọn phương pháp thắt ống dẫn trứng để thực hiện kế hoạch hóa gia đình một cách tốt nhất.

Xem thêm:

5 Cách Tránh Thai Không Dùng Thuốc Đơn Giản Và Dễ Áp Dụng Nhất

4 Điều Cần Biết Về Tiêm Thuốc Tránh Thai Sau Sinh

Rate this post