Updated at: 31-03-2020 - By: admin

Tránh thai hay ngừa thai là một phương pháp dùng hành động, dụng cụ hoặc thuốc men nhằm ngăn chặn việc mang thai, đó là việc ngăn chặn việc tinh trùng kết hợp với trứng để thụ tinh hoặc là việc ngăn chặn hình thành những tế bào đầu tiên sau khi thụ tinh.

Thế nào là tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt là việc lặp đi lặp lại của ngày kinh nguyệt từ tháng này sang tháng khác, chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên ra máu của tháng này cho đến ngày đầu tiên ra máu của tháng tiếp theo đó.

Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ kéo dài từ khoảng 28 ngày đến 32 ngày nhưng cũng có những trường hợp chu kỳ đó kéo dài lên đến 35 ngày đến 40 ngày và thậm chí là 45 ngày.

Việc tính được một chu kỳ kinh nguyệt của các chị em dài khoảng bao nhiêu ngày thì mọi người thường phải quan sát, chú ý quy trình trong khoảng 3 tháng đến 4 tháng sẽ ra được quy luật chu kỳ kinh của từng người. Hơn nữa tùy vào thể trạng, cơ địa của mỗi người và những tác động của các yếu tố khách quan như chế độ ăn uống, sinh hoạt, tâm sinh lý mà chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ khác nhau và có thể bị thay đổi ở từng tháng.

Vậy tránh thai an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt được xác định như thế nào?  Trong một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ có những giai đoạn an toàn và không an toàn để tránh thai; vì vậy việc biết chính xác hoặc tương đối chính xác về chu kỳ là một cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt.

Sơ đồ tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt

cach-tranh-thai-bang-chu-ky-kinh-nguyet-la-gi-1.jpg

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên để thực hiện tránh thai an toàn

Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường của người phụ nữ sẽ trong khoảng từ 28 đến 32 ngày và khi đó ngày rụng trứng (hay còn gọi là phóng noãn) sẽ rơi vào khoảng giữa chu kỳ đó, tức là vào khoảng từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 15 của chu kỳ.Với những chị em phụ nữ có số ngày của chu kỳ kinh nguyệt lớn hơn và không ổn định thì ngày rụng trứng sẽ được xác định theo công thức như sau:

R = X – 14

R là ngày rụng trứng,

X được gọi là là số ngày của chu kỳ kinh nguyệt;

14 là số ngày hình thành nang mạc sau đó trứng sẽ rụng.

Ngoài ra bạn đọc cũng nên biết về cách xác định ngày bắt đầu khả năng có thai = ngày rụng trứng – 6 và ngày kết thức khả năng có thai = ngày rụng trứng + 4.

Vì vậy, trên cơ sở xác định ngày rụng trứng (phóng noãn) cũng thì các chị em có thể xác định được ngày bắt đầu khả năng có thai và ngày kết thúc khả năng có thai; việc xác định rõ được những ngày này là một cách phòng tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được chia ra làm ba giai đoạn khác nhau và tương đương với đó là các thời điểm có mức độ an toàn để tránh thai, thời điểm tương đối an toàn, thời điểm tuyệt đối an toàn và thời điểm nguy hiểm để tránh thai. Việc quan sát bằng sơ đồ tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn đọc dễ dàng nhận biết và áp dụng hơn:

cach-tranh-thai-bang-chu-ky-kinh-nguyet-la-gi-2.jpg

Tránh thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt là biện pháp mang lại hiệu quả cao

Như bạn đọc quan sát ở sơ đồ trên thì có thể xác định được những ngày nào là an toàn tuyệt đối, ngày an toàn tương đối và ngày không an toàn. Vậy tại sao những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt lại được phân chia thành các giai đoạn như vậy?

Giai đoạn an toàn tương đối.

Thời điểm được cho là an toàn tương đối của để tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt là từ ngày thứ nhất của chu kỳ (ngày bắt đầu xuất hiện kinh) đến ngày thứ 7 (có thể là ngày thứ 9) của chu kỳ.

Đây là thời gian mà trứng chuẩn bị rụng nên khi quan hệ trong giai đoạn này thì khả năng tránh thai chỉ mang tính chất tương đối bởi lẽ tinh trùng khi vào cơ thể người phụ nữ có thể sống được khoảng từ 2 đến 3 ngày và trứng của người phụ nữ có thể rụng sớm hơn nên vẫn có khả năng thụ thai. Vì vậy các cặp đôi khi quan hệ trong giai đoạn này nên lưu ý hơn.

Giai đoạn nguy hiểm.

Gọi đây là giai đoạn nguy hiểm bởi lẽ ở giai đoạn này trứng sẽ rụng nên khả năng thụ thai là rất lớn; nếu quan hệ tình dục trong giai đoạn này mà không áp dụng một biện pháp tránh thai nào khác thì tỷ lệ thụ thai lên đến hơn 90% do đó mà các cặp đôi nên lưu ý về giai đoạn này.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sau khi rụng trứng chỉ tồn tại được trong 24 giờ nhưng tinh trùng thì lại có thể sống được từ 2 đến 3 ngày nên khả năng thụ thai là rất cao. Ngày rụng trứng của người phụ nữ thông thường sẽ rơi vào ngày giữa của chu kỳ kinh nguyệt (thường là vào ngày 14 của chu kỳ) và thời điểm nguy hiểm được xác định từ ngày rụng trứng cộng (trừ) thêm 5 ngày trước và sau chu kỳ; khi đó giai đoạn nguy hiểm sẽ nằm trong khoảng từ ngày thứ 9 đến ngày 18 của chu kỳ.

Đặc biệt 2 ngày trước và sau ngày rụng trứng (thường là ngày thứ 13 và 15 của chu kỳ) là ngày có tỷ lệ thụ thai cao nhất. Các chị em nên tính toán, xác định cho chính xác hoặc tương đối chính xác về ngày rụng trứng bằng công thức nêu ở phần trên để thực hiện tránh thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nếu các chị em không thể nhớ được ngày rụng trứng thì nên lưu ý một số dấu hiệu thay đổi của cơ thể như khí hư ra nhiều trong vòng vài ngày; đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hay cảm thấy hứng thú tình dục,… những dấu hiệu này cũng có thể xác định tương đối chính xác được ngày rụng trứng.

cach-tranh-thai-bang-chu-ky-kinh-nguyet-la-gi-3.jpg

Xác định chính xác ngày rụng trứng giúp tăng khả năng tránh thai.

Giai đoạn an toàn tuyệt đối.

Giai đoạn an toàn tuyệt đối của chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày thứ 20 của chu kỳ cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Nguyên nhân của sự an toàn tuyệt đối trong giai đoạn này là do khi đó trứng đã rụng và đang trong quá trình phân hủy để chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo nên khả năng thụ thai hầu như sẽ không thể xảy ra.

Bạn đọc nên lưu ý rằng cách xác định và chia ra ba giai đoạn về khả năng thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt nêu trên chỉ có thể áp dụng đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng trong khoảng từ 28 đến 32 ngày; vì vậy để có thể áp dụng phương pháp này các chị em nên theo dõi liên tục chu kỳ kinh nguyệt của mình trong vòng 8 – 9 tháng gần nhất.

cach-tranh-thai-bang-chu-ky-kinh-nguyet-la-gi-4.jpg

Vậy có cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt không đều hay không?

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng hành kinh không theo một chu kỳ như bình thường, vòng kinh có thể bị thay đổi với những biểu hiện như số ngày của một chu kỳ dài hay ngắn hơn bình thường (chu kỳ bình thường từ 28 đến 32 ngày) hoặc số lượng máu ra ít hay nhiều hơn bình thường (lượng máu bình thường trong một chu kỳ từ 20 đến 80 ml) hoặc vô kinh (kinh nguyệt dừng trong khoảng 3 đến 6 tháng trở lên) hoặc xuất huyết giữa chu kỳ (đang giữa chu kỳ mà lại xuất hiện máu).

Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì việc xác định từng giai đoạn của chu kỳ như sơ đồ rất khó để áp dụng do đó không nên áp dụng quan hệ tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt; cách xác định ngày rụng trứng mà các chị em có thể áp dụng đó chính là dựa vào những thay đổi của cơ thể như thân nhiệt cao, cơ thể nóng bức, mệt mỏi; xuất hiện nhiều khí hư hơn bình thường; đau âm ỉ vùng bụng dưới,…

Cách xác định này có thể đem lại một kết quả không được như mong muốn nên các chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều nên cân nhắc trước khi áp dụng.

Hệ quả của biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt.

Tránh thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt được coi là một biện pháp tự nhiên, an toàn, dễ áp dụng, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khoái cảm của các cặp đôi. Tuy nhiên khi áp dụng trên thực tế phương pháp này chỉ đem lại hiệu quả đến 75 % bởi các lý do như trứng có thể rụng bất cứ lúc nào; một chu kỳ kinh nguyệt có thể rụng nhiều trứng; có vòng kinh nhưng không có rụng trứng; rụng trứng mà không có kinh nguyệt,…

Ngoài ra khi có những yếu tố khách quan tác động như chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi của bạn gái thay đổi, tâm lý, tinh thần biến động cũng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt có sự dao động vài ngày, một tuần thậm chí là nửa tháng dẫn đến việc tính toán, xác định ngày rụng trứng không chính xác.

Biện pháp này nhìn chung chỉ đạt hiệu quả cao với những bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định; với những bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt không đều mà vẫn muốn áp dụng biện pháp này thì nên theo dõi ít nhất trong 8 chu kỳ gần nhất.

Để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và áp dụng được biện pháp tránh thai này các chị em nên lưu ý đến sức khỏe của mình: giảm thiểu, tránh xa stress, giữ cho bản thân tinh thần thoải mái; có một chế độ ăn uống, tập thể dục khoa học, hợp lý; chăm sóc và vệ sinh “cô bé” đúng cách.

cach-tranh-thai-bang-chu-ky-kinh-nguyet-la-gi-5.jpg

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt không đạt hiệu quả cao với bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Bạn đọc cũng nên tham khảo, sử dụng một số biện pháp tránh thai khác an toàn và đạt hiệu quả cao hơn như sử dụng bao cao su; que cấy tránh thai; thuốc uống, miếng dán, thuốc tiêm tránh thai hay đặt vòng tránh thai; xuất tinh ngoài âm đạo… để tránh các trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

Hy vọng rằng bài viết trên sẽ gỡ rối cho các bạn trẻ về việc tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt như thế nào cũng như hiệu quả của biện pháp này mang lại.

Xem thêm:

Mách Bạn Cách Tránh Thai Bằng 7 Loại Thực Phẩm An Toàn Ngay Tại Nhà

Biện Pháp Cấy Que Tránh Thai Và 5 Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua

5/5 - (7 votes)