Ra máu trong thời kì mang thai là một trong những vấn đề gây hoang mang, lo lắng với mẹ bầu. Mặc dù,trường hợp ra máu ở 3 tháng đầu khi mang thai là hoàn toàn có thể xảy ra khi cơ địa của mẹ còn yếu, nhưng ra máu khi mang thai tháng thứ 4 thì mẹ bầu nên đi khám để có những lời khuyên và giải pháp tốt nhất cho mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Mẹ bầu cần cẩn trọng nếu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 4
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường vô cùng nhạy cảm với tình trạng sức khỏe của cơ thể vì thời thời gian này cơ thể của mẹ đang tập thích nghi với sự xuất hiện của bé. Chính vì thế, sức khỏe, tâm trạng của bà bầu thường không ổn định, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kì thường xuất hiện xuất huyết âm đạo.
Nỗi lo lắng của mẹ bầu càng tăng lên, nhưng theo nhận định của các chuyên gia đây là giai đoạn chưa ổn định của thai nhi nên có không ít phụ nữ trên thế giới gặp phải tình trạng này.
Tuy nhiên, tình trạng này không nên kéo dài đến tháng thứ 4, vì nó là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu ra máu khi mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu nên đặc biệt quan tâm đến thai nhi và nên thăm khám thường xuyên hơn.
Những biểu hiện bị ra máu khi mang thai tháng thứ 4 mà mẹ bầu cần biết
Với các trường hợp rỉ máu
Máu sẽ xuất hiện thành một vài vệt máu ở dưới đáy quần lót của mẹ bầu. Rỉ máu thường có màu nhạt, tương đối ít, và lượng máu ra không đủ để làm ướt màng thấm của quần. Trường hợp này đến khi bị ra máu khi mang thai tháng thứ 4 sẽ chính là một trong những dấu hiệu của hiện tượng “dọa sẩy” thai. Và tốt nhất, khi thấy các hiện tượng các biểu hiện trên, mẹ bầu cần lập tức đến cơ sở khám thai uy tín để siêu âm và theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Đến trường hợp chảy máu
Tình trạng ra máu khi mang thai 13 tuần với lượng máu nhiều, đủ để làm thấm đẫm tấm lót quần hay gặp phải tình trạng đi tiểu ra máu khi mang thai tháng thứ 4 thì thai phụ nên thông báo ngay đến với bác sĩ phụ sản. Sau đó quan sát màu sắc của máu. Thường thì khi ra máu khi mang thai 13 tuần máu sẽ có màu đỏ sẫm hay màu nâu sáng, màu sắc cũng là một trong những yếu tố thể hiện nên tình trạng sức khỏe của thai phụ. Quan trọng nhất, các bạn phải lưu tâm đến tần suất bị chảy máu. Hãy ghi nhớ những dấu hiệu đó để trao đổi với bác sĩ phụ sản, nhằm giúp họ nắm rõ hơn tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.
Lưu ý, nếu xuất hiện cục máu đông hoặc khối mô chảy ra từ âm đạo và có cảm giác đau khi chảy máu thì nên di chuyển cẩn thận và nhanh chóng đến phòng khám để kịp thời xử lý cầm máu.
Một số nguyên nhân ra máu khi mang thai tuần 13, thai phụ tuyệt đối không nên hoang mang, lo lắng cực độ, hãy yên tâm và nghe theo chỉ dẫn của chuyên gia, bác sĩ phụ sản. Ra máu khi mang thai 14 tuần rất có thể là do viêm tử cung hay tăng trưởng nhanh ở cổ tử cung và một vài nguyên nhân khác như:
- Bệnh trĩ
Khi đi tiểu ra máu khi mang thai tháng thứ 4 thì rất có thể sản phụ đã bị bệnh trĩ. Vì khi mang thai, trọng lượng của cơ thể tăng lên gây ra hiện tượng dồn ép tĩnh mạch ở trực tràng hay hậu môn khiến chúng bị sưng tấy, nặng hơn có thể gây rách tĩnh mạch nên đã dẫn đến hiện tượng chảy máu khi đi tiểu. Nhưng mẹ bầu nên lưu ý, mã chỉ xuất hiện trong bồn cầu khi đi vệ sinh hay trên giấy vệ sinh chứ không thể lương lại máu trên quần lọt như khi bị chảy máu âm đạo.
- Nhau thai tiền âm đạo
Tình trạng này xảy ra khi thai nhi nằm quá thấp trong cổ tử cung, nó che lấp 1 phần hoặc che lấp hoàn toàn cổ tử cung, điều đó cũng dẫn đến chèn ép cổ tử cung quá mức dễ dẫn đến xuất huyết nhẹ vùng âm đạo
- Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là hiện trang thai phát triển không ở nội mạc tử cung. Nguyên nhân chính là do viêm ống dẫn trường khiến cho phôi vẫn ở trong ống dẫn trứng, dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này khiến âm đạo bị chảy máu bất thường, gây buồn nôn hay đau bụng dưới dữ dội. Tình trạng này rất nguy hiểm cần có sự can thiệp ngay của bác sĩ sản khoa.
- Nhau thai bong non
Tình trạng ra máu khi mang thai 16 tuần rất dễ dẫn đến tình trạng bong nhau thai non. Lượng máu ra ồ ạt tương đương với vời kì kinh nguyệt. Có thể tình trạng này báo hiệu việc đứt nhau thai. Khi đó nahu sẽ bị tách hoàn toàn ra khỏi thành của tử cung và hạn chế việc cung cấp oxy cho bào thai. Nếu gặp phải tình trạng này mẹ bầu cần được theo dõi bởi các bác sĩ phụ sản ngay vì đây là tình trạng rất nghiêm trọng, nó thường diễn ra trong thời kì tam cá nguyệt thứ ba nên chị em phải đặc biệt lưu ý.
- Vỡ tử cung
Trường hợp này xảy ra nhiều với các sản phụ đã từng sinh con, cụ thể là sinh mổ. Khi sinh mổ lần 1, phần tử cũng sẽ rất yếu, nên dù vô cùng hiếm gặp nhưng rất có thể dẫn đến tình trạng rách hay vỡ tử cung. Nó sẽ gây nên những cơn đau dữ dội, phần bụng dưới rất yếu và ra máu âm đạo.
- Cuống rốn tiền đạo:
Tình trạng này được hiểu là khi mang bầu, các mạch máu của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn, nó bị rối vào với nhau và vô tình chèn vào chỗ mở của cổ tử cung. Vấn đề đó có thể dẫn đến tình trạng mạch máu có thể vỡ ra khiến thai nhi không còn được cung cấp oxy đầy đủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Đặc biệt sẽ làm mẹ bầu chảy máu nghiêm trọng. Biểu hiện của tình trạng này là: tim thai đập không ổn định, xuất huyết âm đạo nhiều
- Sinh non:
Các mẹ có biết không, bắt đầu từ tháng thứ 4, bất kì trường hợp ra máu khi mang thai 16 tuần nào cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn hay biểu hiện của việc sinh non. Khi đó tử cung sẽ co bóp và hoạt động mạnh hơn, đặc biệt là ra máu nâu khi mang thai 15 tuần lúc này thai phụ sẽ cảm thấy căng và đau tức nhiều ở phần bụng dưới, và rất đau lưng.
- Một số nguyên nhân khác:
Các mẹ bầu nên lưu ý một số các loại bệnh thường gặp dẫn đến khả năng ra máu đen khi mang thai 14 tuần là: bị viêm âm đạo, có xuất hiện polyp tử cung, bị thương trong âm đạo, bị thương trong tử cung, và nghiêm trọng hơn mà chị em cần đặc biệt quan tâm chính là bị ung thư tử cung.
Vậy thai phụ cần phải làm gì nếu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 4?
Nếu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu cần tuyệt đối không nên hoang mang, hãy thật bình tĩnh cùng với gia đình đi đến cơ sở thăm khám sức khỏe sản phụ uy tín và chất lượng để có những phương hướng chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không tin theo bất kì lời khuyên nào, nếu không phải từ những tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
- Đầu tiên hãy sử dụng băng vệ sinh loại mỏng, nhẹ để theo dõi lượng máu chảy ra, đặc biệt cần quan sát màu và tính chất của máu như: máu có màu gì(đỏ thẫm, đỏ tươi, nâu,…), máu có bị vón cục hay không,…
- Tiếp theo nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa sản để thăm khám và lắng nghe lời khuyên bổ ích từ bác sĩ.
Nên đi thăm khám ngay khi phát hiện xuất huyết âm đạo
- Trong giai đoạn biến động mạnh của thai kỳ, mẹ bầu nên tránh các hoạt động mạnh đặc biệt không nên quan hệ tình dục trong thời kì này đến không làm ảnh hưởng đến bé nhé.
- Mẹ bầu nên thư giãn, suy nghĩ tích cực, vì mọi suy nghĩ của mẹ sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp tình trạng của bé.
- Uống nhiều nước lọc để cung cấp đủ ối cho thai nhi.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng xuất huyết âm đạo.
- Cuối cùng, nếu bị sốt cao trên 38 độ C, xuất hiện tình trạng ngất xỉu hay choáng váng nhẹ, bị chuột rút, co thắt mạnh, đặc biệt là máu âm đạo ra nhiều, dần có dải máu đông hay cục máu vón cục, dẫn đến tình trạng đau quặn khu bụng dưới, thì sản phụ phải báo ngay với gia đình để đi cấp cứu ngay.
- Ngoài ra, mẹ bầu khi bị ra máu có thể sử dụng củ gai nếu ra máu khi mang thai 14 tuần. Nó có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị xuất huyết âm đạo.
Mẹ bầu không cần quá lo lắng khi ra máu ở tháng thứ 4
Chế độ ăn uống cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4
- Bổ sung đầy đủ chất xơ
Trong thai kỳ, sản phụ nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và chất lượng. Mẹ bầu nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ: như rau củ xanh, ngũ cốc, yến mạch. Những loại thực phẩm này sẽ bổ trợ tốt cho đường tiêu hóa của mẹ bầu và em bé.
Chất xơ rất tốt cho mẹ bầu
- Bổ sung chất béo
Bổ sung thêm một vài thực phẩm giàu chất béo tốt như mỡ cá, đặc biệt là cá hồi, dầu cá, dầu ô liu, các loại hạt như hạt điều, hạt óc chó,… Nếu bổ sung đầy đủ dưỡng chất tình trạng sinh non, bé thiếu dinh dưỡng,….
- Sử dụng các sản phẩm từ sữa
Trong thời kì này mẹ bầu nên thường xuyên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì sữa và các sản phẩm từ sữa giúp cơ thể mẹ và bé hấp thu được lượng lớn canxi và vitamin D, chất dinh dưỡng cần thiết với quá trình phát triển của thai nhi.
Uống một ly sữa mỗi ngày giúp cung cấp nhiều vitamin cho mẹ bầu
- Bổ sung trái cây
Lưu ý mẹ bầu nên bổ sung lượng trái cây tươi hợp lý để cung cấp nhiều vitamin hữu ích cho bé nhé. Trái cây tươi không chất bảo quản, không chứa hóa chất sẽ cung cấp khoáng chất và nước cũng như chất xơ cho mẹ và bé.
Ăn trái cây tươi sẽ giúp mẹ và bé có thêm nhiều vitamin tốt, chất khoáng, chất xơ
- Bổ sung sắt
Đặc biệt mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt. Nó xuất hiện trong các thực phẩm như trái cây khô, thịt đỏ, rau xanh. Ngoài ra thai phụ cũng nên bổ sung thêm sắt bằng uống các viên thuốc hay chất dinh dưỡng từ sắt. Vấn đề này, mẹ bầu nên lắng nghe tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ và những chuyên gia sản phụ.
Kết luận
Mang thai là cả một quá trình dài, chính vì thế mẹ bầu phải thật cẩn thận, lắng nghe cơ thể mình để kịp thời nhận ra những thay đổi, đặc biệt nếu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 4 để sớm có phương pháp điều trị, can thiệp. Chúng tôi cũng hi vọng với những chia sẻ trên đây, mẹ bầu đã bỏ túi cho mình không ít những kinh nghiệm quý giá, giúp cho thiên chức của người mẹ sớm gặt hái được quả ngọt!
Xem thêm: