Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Ra máu khi mang thai tháng thứ 6 tuy ít trường hợp nhưng không phải là không có. Tùy vào từng nguyên nhân và biểu hiện mà mẹ có thể xác định được mức độ nguy hiểm, từ đó có hướng xử lý kịp thời. Với những thông tin dưới đây, healthyblog hy vọng sẽ giúp mẹ kiểm soát được tình trạng của mình.

Ra máu khi mang thai tháng thứ 6 – Những trường hợp không cần quá lo lắng

Nếu mẹ bị ra máu khi mang thai 20 tuần trở đi, ra máu ít, không kèm theo đau bụng hay chóng mặt, nhức đầu thì đó có thể là biểu hiện bình thường, không cần quá lo lắng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng trên.

Phụ khoa bị viêm nhiễm

rất có thể mẹ đang mắc phải bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khi mang bầu, sức đề kháng của mẹ kém hơn, cộng với việc vệ sinh không đúng cách, không cẩn thận rất dễ bị viêm nhiễm. Hiện tượng này nếu nặng có thể gây chảy máu âm đạo. Do đó, ngay khi có triệu chứng ngứa ngáy, mẹ nên xử lý để bệnh nhanh khỏi, tránh dẫn tới biến chứng không đáng có.

Quan hệ tình dục khá mạnh

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6. Khi người chồng có tác động kích thích quá mạnh có thể khiến mẹ bầu bị đau, co bóp tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi. Do vậy, nên quan hệ nhẹ nhàng, chọn tư thế an toàn cho bà bầu và giảm tần suất “yêu” nhé.

Khi “yêu” nên nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho mẹ và con nhé

Ra máu khi mang thai

Thay đổi nội tiết

Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự xáo trộn các hormone nội tiết. Có những mẹ vẫn bị ra máu khi mang thai ở tuần thứ 21 – 22- 23- 24 là do những phản ứng hóa học bất thường gây nên.

Trong những trường hợp trên, mẹ bầu không cần quá lo lắng, nên theo dõi vài hôm, nếu có thay đổi bất thường thì có thể tới bệnh viện để được bác sĩ khám nhé.

Ra máu khi mang thai tháng thứ 6 – Nguyên nhân và biểu hiện nguy hiểm cần chú ý

Mặc dù đã ở tháng cuối của tham cá nguyệt thứ 2 nhưng hiện tượng bị ra máu khi mang thai của mẹ bỗng xuất hiện với các biểu hiện như: lượng máu ra nhiều, có màu đỏ tươi, đau bụng dưới, choáng váng, đau đầu, chuột rút….đó có thể là do những nguyên nhân chính dưới đây.

Ra máu khi mang thai

Bong nhau thai non

Thông thường, thai nhi bám vào thành tử cung nhờ nhau thai. Tuy nhiên, nếu nhau bị bong ra khiến thai nhi tách khỏi tử cung hoặc một phần nhau bị tách cũng sẽ gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu khi mang thai tháng thứ 6 kèm đau bụng. Hiện tượng này xảy ra khi mẹ bị chấn thương, sử dụng nhiều chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas, cà phê. Những mẹ quá tuổi sinh nở (trên 40) hoặc những mẹ quá trẻ, dưới 18 tuổi cũng có nguy cơ gặp phải hiện tượng này. Mẹ bầu có thể bị bong nhau non ở những tháng cuối thai kỳ do cơ địa, cách sinh hoạt của từng mẹ.

Bánh nhau bao phủ cổ tử cung

Nhau thai bao phủ cổ tử cung một phần hoặc toàn bộ sẽ làm cản trở đường ra của thai nhi khi chào đời, người ta gọi đây là hiện tượng nhau tiền đạo. Lúc đó, bánh nhau tách khỏi tử cung sẽ gây nên hiện tượng chảy máu. Để giảm lượng máu chảy ra, mẹ cần nằm yên một chỗ. Nhờ bác sĩ can thiệp và có thể mẹ phải đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Khi nhau tiền đạo bít cổ tử cung

Nguy cơ sinh non

Đối  với các mẹ ra máu khi mang thai tuần 22 đến 37 thì đều có nguy cơ bị sinh non. Biểu hiện mà mẹ có thể nhận biết được là đi ra máu. Trong trường hợp này, hãy tới ngay bệnh viện gần nhất các mẹ nhé.

Vỡ tử cung do rách vết mổ cũ

Những mẹ đẻ mổ nhưng lại trót mang thai lần 2 sớm so với quy định sẽ có nguy cơ chảy máu âm đạo do vỡ tử cung nhiều hơn. Do vết mổ cũ chưa kịp lành lại thì thai nhi quá to gây nứt vết mổ.

Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm, bởi vậy, các mẹ sinh mổ lần 1 nên giữ khoảng cách ít nhất là 2 năm rồi mới tính có thêm “tập 2” nhé.

Mạch máu tiền đạo bị vỡ

Mạch máu tiền đạo chính là mạch máu từ nhau thai đi ngang qua màng ối tại lỗ trong cổ tử cung và phía dưới ngôi thai. Nếu không được nhau thai bảo vệ, khi cổ tử cung mở, ối vỡ, mạch máu này cũng vỡ, thai nhi có thể mất hết máu, cực kỳ nguy hiểm. Cơ hội giữ được đứa trẻ không cao.Ra máu khi mang thai

Đây là những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới mẹ và bé, vì vậy, nếu ra máu khi mang thai tháng thứ 6, mẹ đừng bao giờ chủ quan. Cần theo dõi chặt chẽ và tới ngay bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời.

Mẹ bầu cần làm gì nếu ra máu khi mang thai tháng thứ 6?

Trừ hiện tượng máu báo thai ở những tuần đầu của thai kì, thì việc mẹ bầu bị ra máu ở tháng thứ 6 cần đặc biệt cẩn trọng.

– Nếu hiện tượng chảy máu âm đạo không kèm theo đau bụng, chỉ ra một chút mẹ có thể theo dõi thêm vài hôm hoặc thông báo cho bác sĩ đang theo dõi thai kỳ của mình để được tư vấn thêm.

– Trong thời gian bị chảy máu, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh, đi lại nhiều. Đặc biệt không thụt rửa sâu vào âm đạo, kiêng “chăn gối”. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt để bù lại lượng máu đã mất. Một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe bà bầu thời điểm này là: Củ dền, thịt bò, cải bắp tím, khoai lang, gan (chế biến kĩ với muối và chanh), thịt gà, các loại hạt….

Thực phẩm có màu đỏ giúp bổ sung sắt rất tốt cho bà bầu khi bị ra máu ở tháng thứ 6

– Nếu hiện tượng ra máu khi mang thai 23 tuần hoặc ở tuần 24 có kèm theo những cơn đau bụng dưới, chảy máu nhiều ngày, có máu cục, tử cung bị co thắt. Bạn cảm nhận thai nhi không cử động nhiều như mọi ngày. Ngoài ra, mẹ còn gặp phải hiện tượng chuột rút, chóng mặt, váng đầu, người ngây ngấy rét, nhiệt độ đo từ 36.1 đến 37.3 độ C, tức ngực, khó thở, đau vai, có thể ngất xỉu thì các mẹ nên tới ngay bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời bởi nó gây nguy hiểm cho mẹ và con.

Phòng tránh hiện tượng ra máu khi mang thai tháng thứ 6 bằng cách nào?

Nắm được một số nguyên nhân gây ra máu khi mang thai, các mẹ bầu hãy chủ động trong cách phòng tránh trước khi sự việc xảy ra.

 Tiêm chủng trước khi mang thai

Nhiều mẹ không coi trọng việc này bởi nhiều khi họ có thai ngoài kế hoạch. Tuy nhiên, nếu thực sự lo cho sức khỏe của cả mẹ và con thì các mẹ nên tiêm ít nhất 4 mũi: viêm gan B, thủy đậu, sởi – quai bị – rubela và cúm. Việc này sẽ giúp phòng tránh được những biến chứng trong quá trình mang thai, giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

Khám phụ khoa và xử lý triệt để vấn đề trước khi có thai

Việc khám phụ khoa là điều hết sức quan trọng. Nó giúp loại bỏ các bệnh như viêm tử cung, viêm âm đạo hoặc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục….Phòng tránh được nguy cơ sảy thai, sinh non, các bệnh lây từ mẹ sang con

Sinh hoạt vợ chồng nên nhẹ nhàng khi mang bầu

Dù ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kì, vợ chồng bạn cũng nên hạn chế “đi lại”. Tần suất giảm bớt và hoạt động nhẹ nhàng. Nên tìm hiểu những tư thế tốt nhất tránh ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Tuyệt đối không hoạt động mạnh gây chảy máu âm đạo, có thể nguy hiểm tới thai nhi.

Khám thai định kỳ

Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ, ít nhất là 3 mốc thai 12 tuần tuổi, thai 22 tuần tuổi và thai 32 tuần tuổi. Ở những mốc này, bác sĩ sẽ siêu âm để phát hiện và giải quyết sớm những dấu hiệu bất thường của thai kỳ.

Khám thai định kỳ là cách tốt để phòng tránh biến chứng trong thời gian mang thaiRa máu khi mang thai

Nếu đẻ mổ nên cách ít nhất 2 năm

Để tránh gặp phải hiện tượng vỡ tử cung như đã phân tích ở trên, các mẹ đẻ mổ “tập 1” nên cách ít nhất 2 năm để vết khâu lành hẳn mới nên có thêm “tập 2” nhé.

Nên sinh con trong độ tuổi sinh đẻ

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, độ tuổi sinh đẻ thích hợp nhất là từ 20 – 35 tuổi. Bởi khi tuổi quá trẻ, cơ thể chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là cơ quan sinh sản nên dễ gặp phải biến chứng khi mang thai. Trong khi đó, nếu sinh con ở độ tuổi quá già so với khuyến nghị thì sức khỏe của người phụ nữ giảm sút đi nhiều, các đột biến di truyền rất dễ phát sinh, có nhiều nguy cơ trẻ bị dị tật.

Tự chăm sóc sức khỏe của mình chu đáo

Để tăng cường sức đề kháng cho mình và cho thai nhi, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống tốt, đầy đủ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

– Nên ăn nhiều thực phẩm bổ máu, tốt cho hệ tiêu hóa cũng như xương vững chắc như: cá, tôm, các loại rau củ quả màu đỏ, các loại hạt, trứng, thịt bò, sữa và các chế phẩm từ sữa….

– Nên kiêng một số loại rau quả như ngải cứu, đu đủ xanh, các loại quả có tính nóng, các loại nước đá, nước ngọt, rượu bia, cà phê, chất kích thích, thuốc lá…

– Không nên bê vác nặng, ngồi lâu, ngồi xổm, trèo lên ghế cao, không đứng lên ngồi xuống nhanh. Thay vào đó, mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, tập yoga đúng cách, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách và tham gia các lớp học thai sản sẽ giúp mẹ chuẩn bị hành trang tốt nhất trước và sau khi sinh con.

Mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời. Vì vậy, hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và tự chăm sóc mình đúng cách để “mẹ tròn con vuông” vào đúng ngày đúng tháng nhé.

Xem thêm:

Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Thứ 7 Có Nguy Hiểm, BS Trả Lời

Rate this post