Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Ở tam cá nguyệt thứ 3, dường như các mẹ đã khỏe khoắn hơn vì không còn ốm nghén như 3 tháng đầu. Nhưng mẹ cũng phải kiêng cữ đủ thứ vì đây cũng là thời điểm quan trọng có thể mẹ sẽ sinh bất cứ lúc nào. Nhất là với những mẹ ra máu khi mang thai tháng thứ 7, mẹ có tiền sử sinh non.

Để không gặp phải tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 7 cũng như chuẩn bị tâm thế, sức khỏe tốt nhất cho mình, các chị em cần lưu ý những gì. Dưới đây là 10 lời khuyên bổ ích mà mẹ không nên bỏ qua.Ra Máu Khi Mang Thai

Ra máu khi mang thai tháng thứ 7 – nhiều lý do chẳng thể ngờ tới

Nhiều mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 7 vô cùng hoảng hốt và lên các diễn đàn, group facebook để hỏi các chị em có kinh nghiệm. Tuy nhiên, họ không thể biết lý do chính xác là gì để tư vấn cho bạn.

Nếu trạng ra máu nhẹ, ít và không đau bụng thì chị em đừng lo lắng quá. Hãy xem lại mình có quan hệ mạnh bạo quá chăng? Hay mình đi chơi xa, đường có nhiều chỗ ổ gà, ổ voi. Cũng có thể mẹ phải lao động nặng, bê vác vật nặng cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều mẹ do không vệ sinh sạch sẽ, bị viêm nhiễm vùng kín cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu khi mang thai tháng thứ 7.

Nếu lượng máu ra nhiều, kèm theo những cơn co thắt tử cung, đau bụng dữ dội, đau đầu, chóng mặt…thì mẹ bầu nên tới bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của việc mẹ bị sinh non, nhất là những mẹ ra máu khi mang thai tuần 26.

Vậy, để tránh gặp phải hiện tượng trên, mẹ bầu nên làm gì, các mẹ đọc tiếp nhé!

10 điều mẹ bầu nên làm để tránh bị ra máu khi mang thai tháng thứ 7

Không đi xa, đi nhiều để tranh bị ra máu khi mang thai tuần thứ 25

Khi mang thai ở những tháng cuối của thai kì, bụng của các mẹ đã khá to, đi lại khó khăn, nặng nề, thở không ra hơi, hơi thở yếu, hay đứt quãng. Vì vậy, việc đi xa sẽ không khả quan chút nào.

Việc phải đi xa, đi nhiều, nhất là những cung đường xấu, có nhiều ổ gà, ổ voi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với cả mẹ bầu và thai khi, có thể gây động thai, thậm chí là vỡ ối đẻ non. Bởi vì ở những tháng cuối, đáy tử cung đã rộng và to ra hơn nhiều, thai lớn nên dạ dày cùng cơ tim bị ép khiến tim cũng đập nhanh hơn. Cộng với việc đi xa mẹ thường lo lắng, tâm lý không ổn định nên tốt nhất mẹ không nên đi lại xa vào những tháng cuối này.

Nếu các chị em có sức khỏe tốt thì có thể di chuyển xa nhưng không quá 80-100km/ngày và nên đi xe giường nằm, không nên đi xe dạng ghế ngồi dù là xe riêng 4-9 chỗ hoặc xe taxi. Nên nằm ở đầu xe và bên tay trái sẽ giảm xóc được nhiều hơn là nằm ở cuối xe. Không đi loại xe mà không có độ giảm xóc cao.

Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định để bác sĩ khám xem tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé có ổn định không. Từ đó sẽ có những lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ bầu.

Không lao động nặng

Vì cuộc sống mưu sinh, nhiều mẹ bầu vẫn phải làm việc nặng nhọc đến tận ngày cuối cùng khi sinh con. Thế nhưng, tùy vào sức khỏe của từng người và tình trạng thai nhi mà mẹ bầu nên phân biệt việc gì là nặng nhẹ với mình.

Các công việc như xách nước, gánh gồng, bê chậu quần áo nặng, những công việc nhà như bê mâm bát nên kiêng, hoặc chỉ bê vừa với sức của mình. Nhiều người vẫn nghĩ việc nhà nhẹ nhàng, bà bầu vẫn có thể đảm nhiệm vô tư. Ý nghĩ đó gây áp lực lớn lên mẹ bầu khiến nhiều mẹ trượt ngã trong lúc làm việc, bê nặng gây ảnh hưởng thai nhi, có người đẻ non, ra máu khi mang thai tháng thứ 7 mà còn bị mẹ chồng, chồng và họ hàng trách mắng.Ra Máu Khi Mang Thai

Mẹ bầu nên cẩn thận khi lau nhà vì có thể gây trượt ngã

Đặc biệt, nếu mẹ nào có ý định chuyển nhà vào những tháng này nên thuê người hoặc để ông xã làm, nhờ người thân, bạn bè chuyển giúp bởi chỉ cần sơ sẩy có vật nặng va đập vào người hoặc bị trượt ngã cũng đe dọa sinh non, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của cả người mẹ.

Hạn chế kích thích, quan hệ tình dục để không bị ra máu khi mang thai tuần 27

Quan hệ vợ chồng dù đang trong thời kì mang thai tuy không bị cấm hẳn nhưng các ông bố bà mẹ nên hạn chế. Giảm tần suất chỉ khoảng 1 lần/tuần. Nên chọn những tư thế tránh ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu. Nhẹ nhàng hết sức để tránh gây xước âm đạo, có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng.

Đặc biệt, không nên kích thích đầu ti của mẹ bầu vì có thể gây co thắt tử cung, bụng bị gò cứng gây ra máu và dễ bị đẻ non.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý vì ngực và phần bụng có quan hệ mật thiết với nhau nên không rửa ti quá mạnh, không xoa bụng để thể hiện âu yếm con vì gây nguy hiểm tương tự như việc quan hệ, kích thích đầu ti.

Luôn giữ “cô bé” sạch sẽ

Việc mẹ bầu quan hệ không đúng cách, vệ sinh “cô bé” không sạch sẽ hàng ngày có thể dẫn tới bệnh nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng cổ tử cung. Điều này khiến bạn sẽ bị rỉ máu hoặc chảy máu âm đạo.

Chính vì vậy, trước và sau khi quan hệ vợ chồng, phụ nữ nên vệ sinh sạch sẽ. Để tránh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, bạn cũng có thể sử dụng bao cao su.

Không dùng chất kích thích

Những chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê…đều có thể khiến bà bầu bị bong nhau thai nếu sử dụng thường xuyên. Nếu bị bong nhau thai, bà bầu sẽ bị đau bụng dưới âm ỉ hoặc thỉnh thoảng đau quặn lên theo cơn. Cùng với đó là sự ra máu sậm màu ở âm đạo. mẹ. Nếu không kịp thời được bác sĩ cấp cứu, có nguy cơ mẹ bị ngất xỉu. Vì thế, các mẹ bầu hãy tránh xa những chất kích thích để tránh gặp phải tình trạng trên.Ra Máu Khi Mang Thai

Rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 7

Không có con quá sớm hoặc quá muộn

Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng ra máu khi mang thai ở tháng thứ 7 là do mẹ bầu gặp phải một trong số các vấn đề nguy hiểm như: bong nhau thai, nhau tiền đạo, vỡ tử cung…Nguyên nhân sâu xa của những tình trạng này chính là việc người phụ nữ có con quá sớm hoặc quá muộn.

Khi chưa đủ 18 tuổi, cơ thể của người phụ nữ chưa hoàn thiện, đặc biệt là bộ phận và chức năng sinh sản, dễ bị sảy thai, đẻ non. Còn đối với những phụ nữ sinh con muộn, trên 35 tuổi, cơ thể có có nhiều lão hóa, có nhiều biến đổi. Thai nhi dễ bị dị tật, sức khỏe không tốt, nguy cơ dọa sảy, sinh thiếu tháng, nuôi con trong lồng kính rất cao…Do đó, mẹ cũng không nên mắc phải 2 sai lầm này để tránh gây ảnh hưởng cho cả hai mẹ con.

Theo dõi sức khỏe định kỳ

Để yên tâm rằng sức khỏe của mẹ và bé luôn ổn định, mẹ bầu hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kì nhé. Việc làm này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó cho chúng ta biết sớm những biến chứng thai kì có thể xảy ra dựa trên siêu âm, xét nghiệm.

Ăn uống đủ chât

Trong tháng thứ 7, mẹ bầu nên chú ý hơn về việc ăn uống. Không ăn quá nhiều tránh tăng cân quá đà, cân nặng vào hết người mẹ. Tuy nhiên, mẹ cũng không ăn quá ít vì thai nhi đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển hệ thần kinh não bộ, cơ quan nội tạng, chân tay, mặt mũi….

Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và protein để cung cấp thêm lượng máu cần thiết, tránh bị xuất huyết trong thời gian chuyển dạ cũng như giúp thai nhi phát triển nhanh chóng. Trung bình, mỗi ngày chị em cần 27mg sắt từ các loại thực phẩm có màu đỏ như: thịt bò, rau dền, dưa hấu…

Cung cấp đủ sắt trong giai đoạn này rất cần thiết cho mẹ bầu

Bên cạnh sắt thì canxi vẫn là nguyên tố không thể thiếu trong giai đoạn này. Chị em nên bổ sung canxi từ sữa, sữa chua, yến mạch, cá hồi…với lượng từ 1000-  1200mg nhé.

Ra Máu Khi Mang Thai

Bên cạnh đó, để giúp con thông minh, khỏe mạnh, mẹ đừng quên ăn thêm những thực phẩm chứa DHA, magie, axit folic, thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C.

Nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ mặn vì nó ảnh hưởng lớn tới sự suy giảm trí nhớ của phụ nữ mang bầu và sau sinh. Nó khiến bạn bị trữ nước hoặc mắc các triệu chứng liên quan tới bệnh dạ dày. Đặc biệt là không nên uống rượu bia, hút thuốc lá bởi nó có thể gây biến chứng nguy hiểm như sinh non, nhẹ cân, hội chứng rượu bào thai…

Tập thể dục nhẹ nhàng

Ở tam cá nguyệt thứ 3, do bụng bầu đã bắt đầu nặng nề nên việc tập luyện cũng hơi khó khăn hơn. Tuy nhiên, các mẹ bầu hãy luôn giữ cho mình thói quen tập Yoga, tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ để luôn cảm thấy tinh thần thoải mái. Đồng thời, nó cũng giúp cho cơ, gân, xương khớp của mẹ bầu đỡ mỏi mệt, máu lưu thông khắp cơ thể và tới thai nhi tốt hơn. Ra Máu Khi Mang Thai

Nghỉ ngơi hợp lý

Có thể mẹ bầu vẫn thường nghe người lớn khuyên gần sinh nên đi lại vận động nhiều cho dễ đẻ. Đây là một lời khuyên rất tốt bởi việc vận động hợp lý sẽ giúp khí huyết lưu thông, mẹ bầu dễ chịu, ăn ngủ tốt hơn, sức khỏe tăng lên.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên có chế độ luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tập nhiều, nghỉ ít hoặc ngược lại.

Đặc biệt với nhiều mẹ lười vận động thì nên đi lại nhẹ nhàng cũng được. Tránh ngồi nghỉ, nằm lì trên giường cả ngày khiến cơ thể đau ê ẩm, mệt mỏi, thai nhi cũng kém phát triển.

Kết luận:

Có con là niềm hạnh phúc khôn tả của các ông bố, bà mẹ nhưng khoảng thời gian từ lúc con mới hình thành tới khi được 9 tháng 10 ngày sinh ra thì bố mẹ lại phải “nưng như nưng trứng, hứng như hứng hoa”. Với những vấn đề như ra máu khi mang thai tháng thứ 7 mẹ lại càng cần phải chú ý và cẩn trọng hơn bao giờ hết. Hãy nắm vững những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ để vững bước hơn trên hành trình đón bé yêu chào đời nhé!

Nguồn tham khảo

– suckhoebabau.vn

– nld.com.vn

Xem thêm:

Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Thứ 8, Bác Sĩ Nói Sao

Rate this post