Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Trong quá trình mang thai ở tuần thứ 32, nếu mẹ bầu vẫn còn tình trạng ra máu ở âm đạo thì nên hết sức lưu ý bởi khác những kì tam cá nguyệt lần đầu và lần hai có thể có nguy cơ bị sảy thai thì đối với những tháng cuối mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với sinh non hoặc ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy, làm thế nào để tránh bị ra máu khi mang thai tháng thứ 8? Các mẹ hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé

Tránh bị ra máu khi mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần biết 9 điều này

Mang thai tháng thứ 8 là giai đoạn mẹ bầu nên hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại, quan hệ, đặc biệt, để tránh gặp phải trường hợp ra máu hồng khi mang thai 32 tuần, mẹ  bầu cần lưu tâm những điều dưới đây:

Thận trọng khi quan hệ vợ chồng:

Ở giai đoạn cuối thai kì, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ bình thường bởi thai nhi được bảo vệ an toàn trong buồng tử cung nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc nên khi quan hệ cũng không thể chạm được bé yêu trong bụng. Tuy nhiên, mẹ cũng nên hạn chế để dương vật cũng như tinh dịch vào tử cung bởi trong tinh dịch có chứa nhiều prostaglandin – nguyên nhân khiến tử cung bị co thắt dẫn đến việc sinh non. Thế nhưng, khả năng này rất hiếm gặp.

Khi quan hệ, người chồng nên tạo những tư thế an toàn, thoải mái cho bà bầu, tránh đè hoặc đụng lên bụng thai phụ. Ngoài ra, không nên thổi khí vào âm đạo của bà bầu bởi điều này rất nguy hiểm cho thai nhi.

Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày:

Trong khoảng thời gian vào những tháng cuối trước khi vượt cạn, mẹ bầu nên bổ sung đủ dưỡng chất và một cách đều đặn. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai tuần thứ 30 trở đi không nên ăn quá nhiều vào mỗi bữa ăn, tốt nhất là chia đều thành các bữa nhỏ trong ngày.

Thai nhi trong bụng càng lớn khiến tử cung đẩy lên cơ hoành chèn vào dạ dày có thể khiến mẹ bầu bị hụt hơi và ợ nóng. Trong đó, táo bón là nỗi khó chịu không tên làm phiền bà bầu trong khoảng thời gian này. Để khắc phục được tình trạng táo bón, mẹ bầu nên tăng cường thêm nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn hằng ngày.

Cần uống nhiều nước trong khoảng thời gian này để giúp thai phụ có đủ lượng nước ối cần thiết cũng như ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi vượt cạn. Nên uống đủ 2.0 – 2.5L nước mỗi ngày và hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu.Tiền Sản Giật

Ngoài uống đủ nước, mẹ bầu cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm như sữa, rau củ,…

Trong tháng thứ 8, dạ dày bà bầu thường bị áp chế nên cần bổ sung những thực phẩm thanh đạm nhưng cũng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của mình. Nên ăn ít các món chính, có thể bổ sung thêm một số thực phẩm khác như rau củ, hoa quả, các chế phẩm từ sữa,.. Bên cạnh đó, nên tăng cường các thực phẩm chứa sắt, canxi, axit folic,..

Luyện tập nhẹ nhàng:

Vào những tuần cuối của thai kì, những bài tập đòi hỏi vận động nhiều, liên tục sẽ không còn phù hợp với thai phụ nữa. Thay vào đó, mẹ bầu chỉ nên thực hiện những bài tập yoga nhẹ nhàng để cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Hơn nữa, những bài tập yoga nhẹ nhàng còn giúp bà bầu sinh nở dễ dàng hơn. Trước khi tập khoảng 1h, bạn nên bổ sung một bữa ăn nhẹ để hạn chế tụt huyết áp trong quá trình luyện tập. Sau khi tập xong, thai phụ nên tiếp tục ăn nhẹ để bổ sung tăng lượng.Ra Máu Khi Mang Thai

Những bài tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp thai phụ cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh

Tránh đi du lịch dài ngày:

Vì em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào trong những tuần cuối của thai kì nên tốt nhất mẹ bầu không nên đi du lịch hay đi những chuyến đi dài trong khoảng thời gian này để tránh những sự việc ngoài ý muốn. Ví dụ, em bé có thể sinh trên đường đến bệnh viện hoặc sinh tại những nơi không có đủ điều kiện vệ sinh và y tế,… Ngoài ra, nếu có một chuyến đi dài ở những tháng cuối của thai kì, thai phụ sẽ cảm thấy khó khăn, mệt mỏi khi sinh con.

Không nên ngồi quá nhiều, quá lâu:

Dù ở nhà hay làm việc tại văn phòng, nếu mẹ bầu ngồi quá lâu một chỗ sẽ rất dễ bị đau lưng, mệt mỏi và gây áp lực lên bụng. Vì vậy, hãy tận dụng thời gian đi bộ nhẹ nhàng nhằm tạo sự thoải mái nhất cho thai nhi trong bụng.

Tránh nơi ồn ào, căng thẳng:

Hãy ghi nhớ, từ tháng thứ 6 trở đi, thai nhi trong bụng đã có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài. Thế nên, nếu mẹ bầu sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn sẽ khiến bé mất đi độ nhạy cảm của thính giác trước khi được sinh ra. Bên cạnh đó, âm thanh ồn ào sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy bất an, khó ngủ, nghỉ ngơi không được tốt,… ảnh hưởng rất lớn đến bé yêu trong bụng.

Ngoài ra, thai phụ không nên quá căng thẳng trong thời gian mang thai bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi trong bụng bởi cảm xúc mẹ thế nào thì bé sẽ thế đấy. Thay vào đó, hãy luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ:

Vào những tháng cuối trước khi vượt cạn, âm đạo sẽ tiết dịch và khí nhiều hơn so với những tháng đầu của thai kì. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý giữ gìn, vệ sinh thật sạch sẽ âm đạo, giữ cho âm đạo luôn khô thoáng và thay băng vệ sinh nếu cần thiết.

Chuẩn bị tâm lý thật tốt:

Từ tháng thứ 8 trở đi của thai kỳ, mẹ bầu cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt, thật vững vàng bởi mình có thể sinh con bất cứ khi nào. 

Khám thai định kì:

Trong thời kì mang thai, đặc biệt là vào những tháng cuối, thai phụ nên đến bệnh viện, các phòng khám phụ khoa khám định kỳ, tốt nhất là 1 tuần/1 lần.

Siêu âm: đánh giá sự phát triển của thai nhi trong bụng, từ đó phát hiện kịp thời những bất thường của bào thai, lượng nước ối, xác định vị trí cũng như độ trưởng thành của bánh nhau.

Thử nước tiểu: thử nước tiểu giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng không mong muốn xảy ra trong quá trình mang thai.

Thăm khám cổ tử cung: đo bề cao tử cung, thăm khám cổ tử cung, đánh giá độ dài và độ mở của tử cung, nghe tim thai: giúp phát hiện sớm dấu hiệu sinh non để kịp thời điều trị.Ra máu khi mang thai

Đo biểu đồ tim thai: Đặc biệt vào những tuần cuối thai kì, nếu như mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, ra máu âm đạo, đau bụng từng cơn,… thì cần nhập viện ngay tức khắc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong bụng, tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.Ra máu khi mang thai

Khám thai định kì trong quá trình mang thai là điều hết sức cần thiết

Ngoài những lưu ý trên, những mẹ bầu đã bị ra máu khi mang thai tháng thứ 8 cần nắm một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. 

Nguyên nhân ra máu khi mang thai tháng thứ 8 

Với những mẹ bầu không may mắn bị ra máu khi mang thai 30 tuần hoặc ở tuần 32 đến tuần 34 cần biết nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời, giữ an toàn cho cả mẹ và con

Biến chứng vỡ tử cung:

Vỡ tử cung được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu hồng khi mang thai tháng thứ 8

Biến chứng vỡ tử cung là một tai biến rất nặng trong sản khoa, thường xảy ra sau một thời gian thai còn sống trong tử cung. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy, hãy đi khám phụ khoa định kì để có cách khắc phục kịp thời, hạn chế những hậu quả không mong muốn.

Mạch máu tiền đạo:

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 8 đó là mạch máu tiền đạo. Mạch tiền đạo được ví như mạch máu của thai nhi, băng qua màng ối qua lỗ trong cổ tử cung và phần phía dưới của ngôi thai. Khi cổ tử cung mở, vỡ ối hay bị ép giữa thai nhi và đường sinh dẫn đến hiện tượng vỡ mạch máu tiền đạo khiến thai nhi có thể bị mất máu. Tuy đây là một trong những biến chứng sản khoa khá hiếm gặp nhưng các mẹ bầu hãy hết sức cẩn thận bởi dẫn đến nguy cơ nặng nề cho thai nhi nếu không được ghi nhận trước khi vỡ ối.

Hiện tượng bong nhau non

Ra máu hồng khi mang thai 32 tuần có thể cảnh báo nguy cơ bong nhau non. Hiện tượng này có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc khi chuyển dạ. Nguyên nhân là do mẹ bầu bị chấn thương hoặc lạm dụng quá nhiều các chất kích thích khiến nhau thai bong một phần hoặc nhau thai tắc hoàn toàn khỏi tử cung gây ra máu ở âm đạo khi mang thai tháng thứ 8.

Nhau tiền đạo:

Đây chính là hiện tượng khá phổ biến đối với mẹ bầu đang mang thai vào những tháng cuối khi mà bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ tử cung. Nếu gặp phải trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ nằm thẳng tại chỗ nhằm ngăn ngừa tình trạng chảy quá nhiều máu, ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Đến thời điểm thích hợp, sản phụ sẽ được chỉ định đẻ mổ – phương án an toàn nhất cho mẹ và bé ngay lúc này. 

Nguy cơ sinh non:

Ra máu khi mang thai tuần 34 cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Do đó, nếu thấy hiện tượng này xảy ra, mẹ bầu nên đến các trung tâm y tế gần nhất vì rất có thể mẹ bầu đang phải đối mặt với nguy cơ sinh non.Ra máu khi mang thai

Ra máu khi mang thai tháng thứ 8 báo hiệu nguy cơ mẹ bầu sẽ sinh non

Kết luận

Ra máu khi mang thai tháng thứ 8 là hiện tượng khá nguy hiểm nên mẹ bầu cần phải hết sức thận trọng bởi đó có thể là dấu hiệu báo sinh non, bong nhau thai, biến chứng vỡ tử cung, mạch máu tiền đạo hay nhau tiền đạo. Bên cạnh đó, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường kèm theo ra máu âm đạo thì ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

Và chúng tôi cũng rất hy vọng với những lưu ý dành cho mẹ bầu như chúng tôi đã chia sẻ như trên sẽ giúp mẹ bầu có được một sự chuẩn bị tốt nhất cho một thai kì được trọn vẹn. 

Nguồn tham khảo: 

– Phunutoday.vn

– Nhungdieucanbiet.org

– bvdkquangnam.vn

Xem thêm:

Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Cuối, BS Cho Biết Điều Gì

Rate this post