Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Các cặp vợ chồng khi mang thai luôn mong muốn bé yêu của mình khi sinh ra sẽ có một sức khỏe tốt, có sự sinh trưởng và phát triển bình thường. Tuy nhiên có nhiều trẻ em kém may mắn hơn khi sinh ra đã mắc một số dị tật bẩm sinh. Một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em là sứt môi hở hàm ếch, điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy việc hiểu rõ nguyên nhân gây hở hàm ếch, cách điều trị hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh hay cách hạn chế nguy cơ để em bé bị hở hàm ếch là rất cần thiết với các cặp vợ chồng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hở hàm ếch nguy hiểm khôngSứt môi hở hàm ếch là dị tật xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh hiện nay.

Những biểu hiện chung của dị tật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ em.

Có lẽ nhiều bạn đọc đã biết sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh ở trẻ, nó xuất hiện từ trong quá trình mang thai. Tuần thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ là giai đoạn môi của bé phát triển, tuần thứ 7 của thai kỳ là giai đoạn hàm được cấu tạo, hình thành, cũng chính trong khoảng thời gian này các khe hở ở môi và khe hở ở hàm có thể xuất hiện gây ra những khiếm khuyết khi thai nhi bắt đầu phát triển khuôn mặt.

Có thể thấy những dị tật được phát triển rất sớm, ngay từ khi bắt đầu phát triển phôi thai, do đó nó thường gây khó khăn trong quá trình phát hiện dị tật của thai nhi. Theo đó sứt môi là dị tật mà trẻ có một khe hở ở một bên hoặc hai bên đường giữa của môi trên, hở hàm ếch là khi khe hở của trẻ xuất hiện ở giữa vòng họng và khoang mũi. Trẻ mắc dị tật này sẽ xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ hở hàm ếch nhẹ, hở hàm ếch mà không sứt môi, hở hàm ếch có sứt môi đến hở hàm ếch bên trong và kèm theo đó là rất nhiều vấn đề như trẻ bị khó bú, không nuốt được, khó phát âm, nói ngọng, dễ bị viêm tai, viêm mũi…

Dựa trên kết quả khảo sát thực tế cho thấy sứt môi hở hàm ếch là mộ dị tật khá phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước ở châu Á với xác suất khá cao, trong 500 đến 600 trẻ sinh ra sẽ có một bé mắc dị tật này. Tuy nhiên có một số trường hợp ít gặp hơn của dị tật này là hở hàm ếch ở cơ vòm miệng hay hở hàm ếch ở dưới niêm mạc miệng, khi đó khe hở sẽ xuất hiện từ phía sau miệng và được bao phủ bởi lớp niêm mạc miệng.

Dị tật biểu hiện dưới dạng này thường không được chú ý và khó phát hiện hơn cho đến khi nó tiến triển mạnh hơn và có những triệu chứng khác như bé bị nhiễm trùng tai, phát âm khó nghe, ăn uống khó khăn…Vậy nguyên nhân của dị tật sứt môi hở hàm ếch bẩm sinh là gì?

Xem thêm:

Dị Tật Sứt Môi Hở Hàm Ếch Phát Hiện Khi Nào? Mẹ Phải Biết Ngay

Sút môi hở hàm ếchDị tật sứt môi hở hàm ếch biểu hiện dưới nhiều mức độ khác nhau.

Nguyên nhân dẫn đến dị tật sứt môi hở hàm ếch.

Hiện nay chưa có một kết luận chính xác nào của các bác sỹ chuyên khoa về nguyên nhân dẫn đến dị tật trẻ em hở hàm ếch sứt môi. Dựa trên những cuộc nghiên cứu trên thực tế đưa ra được hai nguyên nhân chính có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sự xuất hiện của dị tật này, đó là yếu tố di truyền và yếu tố từ bên ngoài tác động vào.

Về yếu tố di truyền, với những cặp vợ chồng mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch hay người thân thích của hai bên gia đình mắc dị tật này thì khả năng con sinh ra bị sứt môi hở hàm ếch sẽ cao hơn so với những gia đình bình thường. Dị tật bẩm sinh này xuất hiện do gen của thai nhi có xuất hiện những yếu tố lạ, không tốt và đây cũng là nguyên nhân chiếm xác suất cao hơn.

Về những yếu tố bên ngoài làm tăng nguy cơ bị sứt môi hở hàm ếch ở trẻ, có rất nhiều nguyên nhân được kể đến như trong quá trình mang thai mẹ bầu sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn của bác sỹ (ví dụ thuốc cảm cúm); mẹ bầu có chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, không khoa học; chế độ sinh hoạt không lành mạnh; thường xuyên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn; thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại, có chứa hóa chất độc hại; bị nhiễm độc thai nghén; mang bầu ở độ tuổi lớn (từ 40 tuổi trở lên)…

Có thể thấy có rất nhiều yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi và khiến thai nhi mắc dị tật bẩm sinh như sứt môi hở hàm ếch. Khi đã biết về những nguyên nhân này mẹ bầu cần có những biện pháp phòng tránh, hạn chế sự tác động cũng như những biện pháp điều trị kịp thời để bảo vệ bé yêu.

Xem thêm:

Dị Tật Hở Hàm Ếch Có Di Truyền, Có Nguy Hiểm Không

Sút môi hở hàm ếchYếu tố di truyền là một nguyên nhân được nhắc đến nhiều về dị tật sứt môi hở hàm ếch.

Cách chăm sóc trẻ bị sứt môi hở hàm ếch.

Với những trẻ mắc dị tật bẩm sinh cụ thể là sứt môi hở hàm ếch sẽ không có được sức khỏe tốt như những đứa trẻ khác nên việc chăm sóc bé yêu cũng cần lưu ý và cẩn thận hơn. Bởi lẽ trẻ bị sứt môi hở hàm ếch thông thường còn đi kèm với những vấn đề về sức khỏe khá như dễ bị cảm cúm, viêm tai, khả năng nghe nói kém, các bệnh về răng miệng như thừa răng, thiếu răng, răng bị biến dạng, lộn xộn…

Ngoài ra trẻ còn gặp các vấn đề khi bú mớm, ăn uống. Một chế độ chăm sóc đặc biệt là rất cần thiết cho các bé lúc này. Đối với các bé sơ sinh cần được bú mẹ để đảm bảo chất dinh dưỡng nhưng lại gặp khó khăn khi bú mớm thì các mẹ cần giữ cho bé ngồi và dùng loại núm vú có đục lỗ hơi lớn cho sữa chảy về miệng trẻ, trong một vài trường hợp cần thiết bác sỹ sẽ đặt một loại khí cụ bằng nhựa lên khe hở hàm ếch của trẻ để giữ không cho thức ăn và sữa bị sặc lên mũi hoặc có thể phải thiết kế một loại núm vú đặc biệt dành riêng cho từng bé.

Vệ sinh răng miệng rất quan trọng với trẻ em đặc biệt với các bé bị sứt môi hở hàm ếch, bởi lẽ khi trẻ mắc dị tật này thì phần răng lợi, khoang miệng của trẻ cũng bị ảnh hưởng nên dễ bị tổn thương, nhiễm khuẩn hơn. Sau khi cho bé ăn các mẹ nên làm sạch miệng bé đặc biệt ở xung quanh vết khe hở. Với những trẻ bị hở hàm ếch trong các mẹ nên gặp các bác sỹ chuyên khoa để có những tư vấn, lời khuyên về cách chăm sóc bé cho tốt nhất cho trẻ bởi đây là một tình trạng phức tạp hơn của dị tật sứt môi hở hàm ếch.

Bên cạnh những biện pháp chăm sóc về sức khỏe đặc biệt thì về mặt tinh thần, các mẹ hãy suy nghĩ tích cực hơn, lạc quan hơn để hỗ trợ con mình qua việc đừng nhìn vào những khiếm khuyết của trẻ để đối xử, nhìn vào những điểm tích cực, điểm mạnh của con, trò chuyện nhiều hơn với con để kích thích trẻ phát triển… Vậy liệu có cách nào để điều trị hoàn toàn dị tật này không?

Sút môi hở hàm ếchCác bé bị sứt môi hở hàm ếch cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể phát triển bình thường.

Cách điều trị sứt môi hở hàm ếch.

Sứt môi hở hàm ếch hiện nay đã có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn khi trẻ còn nhỏ. Xu hướng điều trị sứt môi, hở hàm ếch cho trẻ bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình giúp trẻ lấy lại được vẻ thẩm mỹ, đồng thời giúp trẻ có thể sinh hoạt bình thường khi ăn, uống, nghe, nói cũng như hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng lên các bộ phận khác trên khuôn mặt và cơ thể của trẻ.

Với những trẻ bị sứt môi các bác sỹ chuyên khoa có thể tiến hành phẫu thuật vá môi khi trẻ từ đủ 7 ngày tuổi nhưng trên thực tế rất ít trẻ thực hiện trong thời gian này do tâm lý chung của các gia đình bé yêu còn quá nhỏ để có thể tiến hành. Ngoài ra với những trẻ chỉ bị sứt môi ở mức độ nhẹ chỉ cần tiến hành phẫu thuật vá một lần, với những trẻ bị sứt môi nặng hơn hoặc cả hai bên có thể phải được tạo hình lại sau khi mổ do những khiếm khuyết ở nướu hay sụn chống mũi…

Với mỗi mức độ nghiêm trọng của dị tật mà thời gian tiến hành phẫu thuật cũng như hồi phục của trẻ sẽ khác nhau, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Với những trẻ bị hở hàm ếch, bị chẻ vòm họng nên được mổ trước 18 tháng tuổi để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển về khả năng nghe nói của trẻ, giúp trẻ dễ hòa nhập với cuộc sống hơn. Bác sỹ đưa ra lời khuyên với những trẻ có thể trạng tốt có thể tiến hành phẫu thuật khi đủ 11 tháng tuổi. Sở dĩ việc tiến hành phẫu thuật tạo hình cho trẻ sứt môi hở hàm ếch sớm là do quá trình hồi phục hoàn tất của trẻ sẽ mất khá nhiều thời gian, thông thường sẽ hoàn thiện xong trước khi trẻ 7 tuổi để bé có thể được đến trường.

Xem thêm:

Phẫu Thuật Hở Hàm Ếch Ở Đâu? Và Những Lưu Ý Mẹ Phải Biết

Sút môi hở hàm ếchPhẫu thuật tạo hình là phương pháp điều trị tốt nhất cho dị tật sứt môi hở hàm ếch.

Sau khi tiến hành phẫu thuật tạo hình các bé cần được chăm sóc cẩn thận, chu đáo để nhanh chóng hồi phục. Các mẹ cần lưu ý giữ cho tay chân của bé không chạm được vào vết thương, không để trẻ chọc tay hay các vật khác vào vết thương bởi nó có thể làm bé bị nhiễm trùng.

Với các bé vá hàm ếch nên tránh cho các bé ăn thức ăn cứng, không để trẻ đưa những vật cứng vào miệng; với các bé vá môi cần lau miệng bé thường xuyên bằng khăn mềm, sạch, luôn giữ cho vết thương khô, sạch sẽ. Ngoài ra mẹ cần lưu ý về việc cho trẻ ăn, nên cho trẻ ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu trong những ngày đầu sau phẫu thuật, cho bé uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi bé có những biểu hiện bất thường như sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ uống… để kịp thời xử lý.

Với các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai nên thiết lập cho mình một thói quen sống lành mạnh, khoa học, tránh tiếp xúc với môi trường độc hại, có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý những dấu hiệu bất thường của thai nhi.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các mẹ hiểu được dị tật sứt môi hở hàm ếch là gì cũng như cách chăm sóc và điều trị cho trẻ khi mắc phải dị tật này.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Nên Xử Lý Như Thế Nào

Nguồn:

https://tuoitre.vn/dieu-tri-toan-dien-ho-moi-ham-ech-dep-va-tu-tin-hon-1156081.htm

https://vnexpress.net/suc-khoe/co-the-dieu-tri-sut-moi-tu-1-tuan-tuoi-2259097.html

Dị tật bẩm sinh khe hở môi và khe hở vòm miệng (phần 1)

Siêu âm thai bị sứt môi, hở hàm ếch vào tuần thai thứ mấy là chính xác nhất?

5/5 - (1 vote)