Updated at: 30-03-2020 - By: admin

Tiền sản giật đem đến không ít trở ngại khiến cho các hoạt động trong cơ thể bị đảo lộn, gây mất cân bằng. Từ đó dẫn đến các biến chứng trong quá trình mang thai và sau sinh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà quá trình phát triển thai nhi có thể bị ảnh hưởng nhiều hay ít.

Khi bị tình trạng này bà bầu bỗng sẽ đặt ra câu hỏi liệu thai nhi có thể giữ được không, bị tiền sản giật có sinh thường được không hay phải sinh mổ, em bé mà chưa đủ tháng có thể sinh ra được không dù đang bị tiền sản giật nặng. Để làm rõ thắc mắc của mình, các mẹ nên xem bài viết này.

Các biến chứng thường gặp khi bị tiền sản giật

Tiền sản giật thường kèm theo các biến chứng từ nhẹ đến nặng tùy vào tốc độ phát triển bệnh ở phụ nữ mang thai. Các triệu chứng này không chỉ gây ảnh hưởng cho người mẹ mà còn khiến thai nhi rơi vào tình huống nguy hiểm.

Người mẹ sẽ gặp phải các hiện tượng sau:

  • Huyết áp cao đột ngột
  • Xuất hiện cơn đau đầu, đau bụng, buồn nôn

Tiền sản giật có sinh thườngCơn đau đầu sẽ xảy ra khi bị tiền sản giật

  • Lượng nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh rất ít. Khi xét nghiệm thì thấy chứa nhiều lượng protein
  • Bị các vấn đề về thận, phổi
  • Lượng tiểu cầu giảm xuống khiến việc đông máu bình thường bị rối loạn
  • Thị lực bị ảnh hưởng và ngày càng xấu đi
  • Hay có cảm giác hồi hộp, khó thở

Thai nhi có thể rơi vào tình trạng:

  • Các mao mạch máu làm nhiệm vụ chuyên chở máu tới tử cung không thể thực hiện được do chúng không phát triển lên mà còn thu hẹp lại. Điều này làm tử cung mất một lượng lớn máu để nuôi dưỡng thai nhi khiến thai nhi bị chậm phát triển.
  • Nếu tình hình này kéo dài, thai nhi có thể sẽ chết hoặc khi sinh ra sẽ là sinh non.

Hậu quả khi không phát hiện sớm bệnh để chữa trị

Không phải như những bệnh thông thường khác là quá trình phát triển bệnh luôn từ từ, âm ỉ trong thời gian dài, tiền sản giật lại tiến triển khá nhanh. Nếu bà bầu không thường xuyên đi khám sẽ khó có thể biết được mình bị tiền sản giật vì bệnh không thể hiện rõ nét. Điều này có thể khiến mẹ bầu và thai nhi gặp nguy hiểm và mang tới hậu quả nghiêm trọng.

Người mẹ

  • Xuất hiện hiện tượng não bị phù, bị xuất huyết ở não và màng não
  • Dù không nhiều người bị biến chứng này nhưng vẫn có khả năng xảy ra: bị mù mắt do phù võng mạc và co thắt động mạch
  • Hoại tử ống thận cấp dẫn đến tình trạng suy thận cấp
  • Suy tim cấp và phù phổi cấp
  • Tiểu cầu giảm gây rối loạn đông máu

Thai nhi

  • Có khoảng 40% trường hợp, thai nhi bị sinh non, thiếu cân
  • Có khoảng 56% trường hợp mẹ bị mắc tiền sản giật ở mức độ nặng khiến bé bị chậm phát triển
  • Có 10% là bị tử vong chu sinh cao vì sinh non hoặc rau bong non

Bị tiền sản giật có sinh thường được không?

Trường hợp không thể sinh thường

Đi kèm với tiền sản giật thường là chứng cao huyết áp (biểu hiện này bắt đầu từ khi mẹ bầu đã hết tuần thứ 20), trong nước tiểu có Albumin và bị phù ở một số bộ phận trên cơ thể như tay, chân, mặt. Những triệu chứng này chỉ được phát hiện khi thai phụ đi khám chuyên khoa bằng phương pháp đo huyết áp và xét nghiệm nồng độ protein trong nước tiểu.

Khi bệnh trở nặng, huyết áp lúc này có thể vượt ngưỡng 160/ 110mmHg, lượng nước tiểu giảm trầm trọng trong một ngày (ít hơn 400ml và có hơn 5 gam Albumin). Bà bầu sẽ rơi vào cảm giác chóng mặt, đầu rất đau, hoa mắt, đau thượng vị, nặng ngực và bị ngộp thở. Hậu quả dẫn đến là sinh sớm, thai có thể chết ngay trong bụng mẹ hoặc tử vong khi ra ngoài.

Vì những hậu quả do bệnh tiền sản giật mang lại là vô cùng nghiêm trọng nên sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đều sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Việc giữ được đứa con sẽ gặp khó khăn hoặc nếu giữ được thì đến khi sinh ra, bé sẽ bị sinh non, thiếu cân. Trong trường hợp xấu nhất, cả sản phụ và thai nhi đều bị tử vong.

Chính vì điều này mà các bác sĩ thường sẽ khuyên mẹ bầu mổ đẻ để giữ an toàn cho cả hai mà không bị sinh non. Dù nhiều người sẽ vẫn muốn đẻ thường để tốt cho con nhưng vì mắc tiền sản giật nên không thể thực hiện vì rủi ro nó mang lại khá cao. Bị tiền sản giật, huyết áp của mẹ chắc chắn sẽ tăng và khiến cho việc lưu thông oxy bị cản trở trong trường hợp mẹ không thể kiểm soát huyết áp của mình.

Nhưng việc đẻ mổ chỉ có thể áp dụng với những thai nhi đã đạt tới tuần tuổi phù hợp. Khi những đứa bé chưa đủ tháng mà đã đưa ra ngoài thì khả năng sống cũng không cao.

Thời điểm có thể cho ra sớm mà thai nhi vẫn sẽ sống là phải được 36 tuần. Nếu thai nhi chưa được 24 tuần mà người mẹ đã có những triệu chứng tiền sản giật nặng thì chỉ có thể đưa ra lựa chọn bỏ đứa bé để cứu mẹ. Nếu không làm vậy, cả mẹ lẫn con đều khó qua khỏi.Tiền sản giật có sinh thường

Trường hợp có thể sinh thường

Tuy đa phần người mẹ bị tiền sản giật không thể đẻ thường vì những rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng vẫn có những trường hợp mẹ bầu sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều dù đang bị tiền sản giật và vẫn có thể mang thai và sinh con ra bình thường.

Điều này xảy ra, có thể do việc ăn uống hằng ngày không bị nạp vào cơ thể quá nhiều hoặc là do khi mới được chẩn đoán mắc bệnh, mẹ bầu đã biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình. Nhờ đó, các triệu chứng tiền sản giật không có cơ hội phát triển. Một khi cơ thể không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng, chắc chắn rằng người mẹ vẫn sẽ sinh con được theo phương pháp thông thường khi đã kết thúc giai đoạn thai kỳ. Em bé ra đời vẫn an toàn như những trường hợp đẻ thường khác. Với những người mẹ thế này, khả năng bị các biến chứng tiền sản giật sau sinh cũng rất thấp. Chỉ có điều, tỷ lệ phụ nữ có thai có thể sinh thường khi đang bị tiền sản giật không có nhiều. Cho nên, tất cả những ai đang mang bầu nên có cách phòng bệnh từ sớm để không phải trải qua tình trạng nguy hiểm do tiền sản giật mang lại.

Mẹ bầu bị tiền sản giật cần chú ý điều gì?

Nếu có thể mẹ bầu cần ở trong bệnh viện một thời gian để tiện theo dõi và chăm sóc. Nếu xảy ra triệu chứng bất thường, các bác sĩ, y tá cũng sẽ kịp thời cấp cứu cho mẹ bầu.

Nhưng mẹ bầu nào sức khỏe vẫn tốt hoặc chỉ bị tiền sản giật nhẹ thì có thể nghỉ ngơi tại nhà. Khi ở nhà, các mẹ nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các bài luyện tập nâng cao thể lực phù hợp với bà bầu.

Tiền sản giật có sinh thườngMột chế độ luyện tập phù hợp sẽ giúp phòng bệnh tiền sản giật

Ngoài ra, bà bầu cũng cần chú ý thực phẩm mình sẽ ăn hằng ngày để điều chỉnh lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể cho phù hợp. Nếu cung cấp quá nhiều hay quá ít cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển tiền sản giật.

Làm gì để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh

  • Phải hiểu rõ tình trạng bệnh lý để có cách phòng tránh thích hợp
  • Thường xuyên luyện tập các bài tập cho bà bầu
  • Bổ sung lượng đạm, magie, selen, đồng, kali, canxi với lượng cho phép để vẫn cung cấp được dinh dưỡng cho mẹ bầu mà không gây ra dư thừa
  • Uống các loại nước ép tốt cho cơ thể như nước ép cà rốt
  • Cung cấp nhiều chất xơ và vitamin bằng các loại rau xanh và trái cây
  • Luôn cập nhật, tìm hiểu thông tin về chế độ ăn, các bài tập vận động, các thực phẩm giúp ổn định đường huyết, bổ sung nhiều vitamin
  • Lập bảng kế hoạch ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, rõ ràng theo từng ngày, từng tuần
  • Không được thức khuya và làm việc quá sức
  • Luôn để bản thân được thư giãn, vui vẻ
  • Nên nằm theo tư thế nghiêng về phía bên trái
  • Có thể uống thêm thuốc canxi để cung cấp canxi theo sự chỉ định của bác sĩ
  • Có thể dùng aspirin liều thấp giúp ngăn chặn tiền sản giật ở phụ nữ có thai
  • Khám thai và xét nghiệm định kỳ để theo dõi sự phát triển thai nhi và tình hình bệnh lý
  • Luôn chú ý tới những thay đổi của cơ thể. Khi có hiện tượng kỳ lạ xảy ra, nên đến gặp bác sĩ
  • Chăm sóc chu đáo cho bản thân để mẹ và con đều mạnh khỏe trong ngày vượt cạn

Tiền sản giật có sinh thườngKiểm tra cân nặng cũng là một cách để nhận biết tiền sản giật

Như vậy là bạn đã trả lời được khi bị tiền sản giật có sinh thường được không qua những vấn đề đã được phân tích ở trên. Tuy rằng bình thường việc đẻ thường sẽ đảm bảo sức khỏe của em bé hơn đẻ mổ nhưng trong trường hợp bị mắc tiền sản giật quá nặng điều này lại mang nghĩa ngược lại. Người mẹ mà thực hiện đẻ thường thì con nguy cơ bị sinh non, thiếu tháng và sẽ bị nguy hiểm tới tính mạng nhiều hơn là đẻ mổ. Vì vậy, để không phải gặp trường hợp này, hãy luôn chú ý và quan tâm bản thân nhiều hơn, các mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: vicare.vn, hellobacsi.com, afamily.vn

Xem thêm:

Mẹ Bầu Bị Tiền Sản Giật Thì Nên Ăn Gì Trong 5 Thực Phẩm Dưới Đây

10+ Địa Chỉ Khám Và Xét Nghiệm Tiền Sản Giật Uy Tín Nhất VN

Rate this post