Updated at: 26-09-2020 - By: admin

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến trẻ bị chướng bụng đầy hơi. Nhiều bậc phụ huynh chủ quan vì cho rằng đây là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, bạn nên chủ động can thiệp để giúp bé yêu sớm thoát khỏi tình trạng đầy hơi chướng bụng vừa khó chịu vừa gây hại cho sức khỏe này.

Bé Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Nên Điều Trị Như Thế Nào? 1

1. Top 5 nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi chướng bụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị đầy hơi chướng bụng vì hệ tiêu hóa của bé đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Hiểu được nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng nôn trớ cũng sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng này xảy ra hiệu quả hơn. Sau đây là top 5 nguyên nhân dễ dẫn đến việc bé bị đầy hơi chướng bụng.

a. Thứ 1: Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Rất nhiều trường hợp trẻ em bị đầy hơi chướng bụng vì chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Chẳng hạn như các chị em cho bé ăn dặm từ quá sớm hoặc ăn một số loại thực phẩm mà cơ thể bé chưa thể tiêu hóa tốt nên dẫn đến tình trạng thức ăn bị ứ đọng làm bé bị đầy hơi chướng bụng.

Mặt khác, tâm lý chung của các mẹ bỉm là thích nhìn thấy trẻ trông thật mũm mĩm và nhanh tăng cân. Thế nên nhiều chị em không ngại ép bé ăn nhiều hơn sức và dẫn đến tình trạng bé bị chướng bụng.

Các bữa ăn quá gần nhau cũng có thể khiến bé bị đầy hơi chướng bụng vì thức ăn chưa kịp tiêu hóa đã nạp thêm thức ăn mới.

b. Thứ 2: Do thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh

Một nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng đầy hơi đó chính là do thức ăn của bé không đạt an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi tiếp nhận thức ăn bị ôi thiu hay nhiễm khuẩn, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên các thực phẩm này sẽ sinh hơi khiến bé bị đầy hơi và chướng bụng.

c. Thứ 3: Do bệnh lý

Khi thấy con yêu có triệu chứng đang bị đầy hơi, chướng bụng. Bạn đừng chủ quan vì nghĩ đây là vấn đề thông thường nhé. Vì chứng đầy hơi cũng có thể được sinh ra do bệnh lý. Một số căn bệnh sẽ khiến bé có triệu chứng bị đầy hơi rất khó chịu như:

  • Táo bón: Trẻ bị táo bón thường bị chướng bụng vì phân bị ứ đọng không thoát ra ngoài được.
  • Bệnh đường ruột: Khi bị bệnh về đường ruột, các bé cũng có thể bị chướng bụng đầy hơi. Đa số các trường hợp bé bị chướng bụng do bệnh đường ruột là vị bị nhiễm giun sán ở mức độ cao.
  • Bệnh đại tràng: Một biểu hiện của bệnh đại tràng đó chính là bụng bé bị chướng to và bé bị đầy hơi rất khó chịu.

Như vậy, khi thấy bé yêu bị chướng bụng đầy hơi, mẹ nên quan sát thêm các biểu hiện khác để sớm nhận biết dấu hiệu bệnh ở bé nhé.

d. Thứ 4: Do dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng nôn trớ rất có thể là do bé bị dị ứng thực phẩm. Một số loại thực phẩm khi ăn nhiều có thể gây đầy hơi rất khó chịu. Bé có thể bị dị ứng một vài loại thực phẩm nào đó khiến bé bị nặng bụng và đầy hơi.

e. Thứ 5: Do bé sử dụng kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị chướng bụng và đầy hơi. Vì khi đó, các lợi khuẩn chết đi làm bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng đầy hơi.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bé yêu của bạn bị chướng bụng và thậm chí là thường xuyên bị chướng bụng. Bên trên là 05 nguyên nhân thường thấy nhất đã dẫn đến tình trạng bụng bé bị chướng vì đầy hơi rất khó chịu.

Bé Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Nên Điều Trị Như Thế Nào? 2

2. Bé bị đầy hơi chướng bụng có nguy hiểm không?

Khi bé bị chướng bụng đầy hơi, liệu tình trạng này có nguy hiểm không? Mặt dù tình trạng chướng bụng đầy hơi không phải lúc nào cũng là do bệnh lý gây nên. Tuy nhiên, bé bị chướng bụng, bụng phình to, đầy hơi sẽ khiến bé vô cùng khó chịu.

Trường hợp bé thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi dẫn đến tiêu chảy hoặc nôn trớ lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Nếu bé gặp phải tình trạng này là do bệnh lý, bệnh không sớm được điều trị có thể trở nặng và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé.

Do đó, mặc dù vì nhiều lý do có thể dẫn đến việc bé bị chướng bụng tùy mức độ khác nhau. Nhưng chắc chắn, một khi đã bị đầy hơi chướng bụng, bé sẽ không khỏi khó chịu nên bạn cần giúp bé sớm vượt qua tình trạng nêu trên nhé.

3. Bé bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao?

Bé bị đầy hơi chướng bụng cách điều trị là gì? Mẹ cùng xem qua các phương pháp giúp khắc phục tình trạng trên cho con yêu. Một số phương pháp sau đây có thể giúp bé yêu của bạn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu.

a. Thứ 1: Massage bụng cho bé

Massage vốn rất tốt cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, trước khi bé đi tắm, mẹ nên thực hiện massage cho bé. Việc massage bụng cũng có tác dụng giúp giảm triệu chứng đầy hơi chướng bụng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện: Thoa một ít tinh dầu vào lòng bàn tay và xoa nhẹ để làm ấm. Sau đó, cho bé nằm ngửa ra và xoay các đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ. Mẹ nên thực hiện từ trong rốn ra ngoài và thực hiện nhiều lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

b. Thứ 2: Sử dụng men vi sinh

Sử dụng men vi sinh cho bé bị đầy hơi, chướng bụng là một giải pháp quen thuộc. Vì đa số tình trạng chướng bụng ở trẻ là do mất cân bằng hệ vi sinh. Việc dùng men vi sinh sẽ giúp cân bằng hệ sinh khuẩn đường ruột để bé cảm thấy dễ chịu nhanh chóng.

c. Thứ 3: Uống nước vỏ quýt ngâm

Uống nước vỏ quýt ngâm là một phương thuốc theo Đông Y và được đánh giá rất cao về độ hiệu quả. Đông Y cho rằng vỏ quýt có vị cay, ngọt, tính ấm nên có thể giúp làm giảm triệu chứng của trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi. Mẹ có thể an tâm áp dụng phương pháp này cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên.

Cách thực hiện: Lấy 1 ít vỏ quýt khô, rửa sạch bằng nước ấm. Sau đó thái mỏng vỏ quýt và cho vào ly nước sôi, đậy nắp. 15 phút sau khi nước nguội thì cho bé uống.

d. Thứ 4: Chườm tỏi ấm

Chườm tỏi ấm cũng là một cách trị chứng đầy hơi và căng trướng bụng ở trẻ nhỏ mà mẹ có thể thử ngay tại nhà rất dễ dàng. Y học cho biết trong tỏi có chứa chất kháng sinh nên có thể giúp giảm triệu chứng đầy hơi để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện: Lấy 1 vài củ tỏi, nướng tỏi rồi dùng một chiếc khăn bọc lại. Kiểm tra độ nóng để tỏi chỉ ấm ấm thì thoa quanh bụng bé. Cách này chỉ áp dụng cho bé trên 3 tháng tuổi mẹ nhé.

e. Thứ 5: Uống nước gừng

Trẻ bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao? Gừng sẽ là một giải pháp hiệu quả ngay lúc này. Từ xa xưa, gừng đã được ông bà ta tin dùng để giúp làm ấm bụng, trị cảm và giảm cảm giác đầy bụng khó chịu. Bởi cớ gừng có thể giải độc, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nên thức ăn dễ tiêu hóa và làm giảm triệu chứng chướng bụng đầy hơi. Mật ong cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé nên mẹ có thể cho bé uống nước mật ong gừng nếu như bé có thể chịu được vị cay the nhẹ của gừng.

Cách thực hiện: Cho vài lát gừng khô vào ly nước nóng, đậy nắp để tinh chất trong gừng hòa tan trong nước. Khi nước ấm, cho mật ong vào hòa đều và cho bé uống. Lưu ý: Tuyệt đối không áp dụng cách này cho trẻ dưới 1 tuổi.

f. Thứ 6: Uống nước lá tía tô

Nếu bé nhà bạn dễ uống thì mẹ có thể thử cho bé uống nước lá tía tô để trị chứng đầy bụng dư hơi rất khó chịu kia nhé. Lá tía tô có tính ấm, Đông Y cho rằng lá tía tô có thể giúp giải độc và hạ khí nên thích hợp dùng để điều trị các tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng.

Cách thực hiện: Lấy 2 – 3 lá tía tô tươi nguyên, rửa thật sạch nhiều lần. Nên ngâm qua nước muối pha loãng để khử khuẩn. Sau đó giã nát lá tía tô, vắt lấy nước cốt rồi đem hấp cách thủy để cho bé uống.

g. Thứ 7: Chườm nóng

Một cách trị chứng đầy hơi chướng bụng khó chịu ở bé khác đó chính là chườm nóng cho con. Mẹ có thể tìm mua cái gói chườm ấm hoặc dùng khăn sạch, thấm nước ấm rồi vắt khô. Sau khi kiểm tra độ ấm thì mẹ có thể đắp lên vùng bụng của bé. Có thể dùng 2 khăn để đắp thay phiên cho nhau sẽ thấy hiệu quả tức thời.

h. Thứ 8: Giúp bé ợ hơi

Bé bị đầy hơi chướng bụng cách điều trị đơn giản nhất đó chính là giúp bé ợ hơi. Khi có thể ợ hơi, khí dư sẽ được thoát ra và thức ăn sẽ dễ dàng tiêu hóa để giúp bé không bị chướng bụng nữa.

Cách thực hiện:

  • Bế bé dựa đầu vào vai bạn, sau đó vỗ nhẹ lưng bé hoặc xoa lưng dọc xương sống của bé theo chuyển động tròn.
  • Để bé nằm trên lưng của bạn, sau đó xoa nhẹ lưng của bé.
  • Để bé ngồi sấp trên đùi bạn và xoa lưng cho bé.

Bạn có thể áp dụng nhiều cách hoặc thực hiện nhiều cho đến khi bé ợ hơi.

Nhìn chung, việc bé bị đầy hơi chướng bụng không phải là vấn đề khó xử lý. Đầy hơi khiến bé yêu rất khó chịu nên bạn đừng bỏ lỡ khi thấy con có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng khó chịu nhé. Tuy nhiên, bạn đừng quên quan sát những biểu hiện khác của bé để sớm đưa bé đi khám chữa vì rất có thể chứng đầy hơi của bé là một triệu chứng bệnh lý nào đó.

Bé Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Nên Điều Trị Như Thế Nào? 3

4. FAQ – Các thắc mắc liên quan

Chăm sóc trẻ bị chướng bụng cũng cần được quan tâm đặc biệt hơn. Chế độ dinh dưỡng của các bé cũng cần được chú ý để giúp bé không thường xuyên bị đầy hơi và chướng bụng nữa. Thế thì thực đơn của bé cần bổ sung gì và kiêng ăn gì? Mẹ cùng tìm hiểu nhé.

a. Bé bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì?

Đầu tiên là danh sách những món ăn mẹ nên thêm vào thực đơn của bé nếu thấy bé yêu thường xuyên bị đầy hơi khó chịu.

  • Các loại hoa quả như chuối, dứa, bơ, lê, thanh long,…
  • Các loại rau củ như rau đay, rau mồng tơi
  • Sữa chua cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa để giảm thiểu cảm giác đầy hơi khó chịu ở bé

Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước lọc sẽ rất hữu ích trong việc điều trị chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhỏ.

b. Bé bị đầy hơi chướng bụng nên kiêng gì?

Bên cạnh các thực phẩm mà bé cần bổ sung thì có những loại thực phẩm mà trẻ cần kiêng nên mẹ cần lưu ý. Sau đây là một số nhóm thực phẩm cần được hạn chế trong thực đơn của bé:

  • Nhóm thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa, thịt, các loại đậu hạt.
  • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, gạo, ngũ cốc
  • Các món ăn nhiều dầu mỡ
  • Các món nướng
  • Đồ uống có gas

Hạn chế cho bé ăn uống các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi trên sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa của bé. Thế nên mẹ cần cân nhắc, với thực phẩm chứa đạm và tinh bột thì cần hạn chế, còn các thực phẩm nhiều dầu mỡ hay nước uống có gas thì không nên cho bé dùng tới.

Với những chia sẻ về việc bé bị đầy hơi chướng bụng cũng như cách điều trị, Healthyblog.net tin rằng mẹ sẽ không còn bối rối vì chưa biết xử lý như thế nào khi bé rơi vào tình trạng trên. Có bí quyết, mẹ không lo ngại trẻ bị đầy hơi hay đầy bụng nữa!

 

2.9/5 - (7 votes)