Updated at: 26-09-2020 - By: admin

Bạn đang có con nhỏ và không ít lần bạn nhìn thấy lưỡi bé bị trắng? Vì chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực chăm nuôi trẻ nhỏ nên bạn rất thắc vì không biết tình trạng bất thường này có nguy hiểm không?

Vì trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải hiện tượng bị trắng lưỡi nên khiến không ít các mẹ bỉm lo lắng. Hiểu được điều đó, Healthyblog.net mang đến những thông tin cần thiết về tình trạng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho các chị em.

Lưỡi Bé Bị Trắng Liên Quan Đến Những Vấn Đề Sức Khỏe Nào Của Bé? 1

1. Lưỡi bé bị trắng là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng. Khi thấy lưỡi bé bị trắng bất thường, mẹ cần quan sát kỹ hơn để nhận biết bé có thể đang rơi vào trường hợp nào sau đây:

a. Bệnh lưỡi trắng

Lưỡi trắng là tình trạng phổ biến rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi đó, thay vì lưỡi bé có màu hồng thì bạn sẽ nhìn thấy một lớp màu trắng bao phủ bề mặt lưỡi của bé. Lưỡi trắng thông thường có thể dễ dàng vệ sinh sạch.

b. Bệnh tưa lưỡi

Tưa lưỡi cũng là một căn bệnh mà trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc phải. Bệnh do nấm Candida Albicans gây ra và còn có tên gọi khác là bệnh nấm lưỡi. Tưa lưỡi được nhận biết bằng các chấm nhỏ li ti màu trắng và từ từ lan rộng khắp lưỡi bé. Về nhận biết thì lưỡi trắng và tưa lưỡi rất giống nhau, tuy nhiên tưa lưỡi rất khó để làm sạch còn lưỡi trắng thông thường do cặn sữa rất dễ được vệ sinh sạch.

c. Bệnh viêm lưỡi bản đồ

Nếu bạn nhìn thấy lưỡi bé có một vệt trắng dài ngoằn ngoèo thì rất có khả năng bé đang bị viêm lưỡi bản đồ. Quan sát kỹ bạn sẽ thấy bên trong vệt trắng là màu đỏ sẫm và dường như bạn không thể nhìn thấy gai lưỡi của bé. Một triệu chứng khác của bệnh viêm lưỡi bản đồ đó chính là bé bị nứt lưỡi.

Khi thấy trẻ sơ sinh bị lưỡi trắng thì rất có khả năng bé đang mắc phải ba căn bệnh phổ biến trên. Mẹ cần quan sát kỹ các triệu chứng đi kèm để xác định bệnh và có cách khắc phục phù hợp cho bé yêu nhé.

2. Bé bị trắng lưỡi có nguy hiểm không?

Tình trạng trắng lưỡi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Thật ra, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, từng căn bệnh bé mắc phải mà mức độ ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau.

  • Nếu bé chỉ bị lưỡi trắng thông thường thì không nguy hiểm. Tuy nhiên chứng lưỡi trắng sẽ khiến bé bú hoặc ăn không ngon, lâu dần sẽ khiến bé mất vị giác hoặc dẫn đến viêm hoặc nấm lưỡi nguy hiểm hơn.
  • Tưa lưỡi cũng gây hưởng đến khả năng bú của bé khiến bé bú kém và ăn ít. Mặt khác, việc làm sạch tưa lưỡi khó khăn nên nếu không cẩn thận có thể khiến bé đau đớn trong quá trình điều trị.
  • Khi lưỡi bé bị trắng do bé bị viêm lưỡi bản đồ, tuy đây là căn bệnh lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng nhất định đến bé. Bé có thể bị đau đớn hoặc bỏng rát lưỡi do nứt lưỡi là một triệu chứng của viêm lưỡi bản đồ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bắt gặp trường hợp trẻ bị hôi miệng lưỡi trắng. Tình trạng trắng lưỡi kéo dài có thể khiến miệng bé có mùi hôi khó chịu không tốt.

Mặc dù tình trạng trẻ bị lưỡi trắng không phải vấn đề nguy hiểm hay nghiêm trọng. Tuy nhiên, lưỡi trắng vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến bé. Và nếu trẻ bị lưỡi trắng không được điều trị đúng cách, bệnh trở nặng có thể ảnh hưởng lớn hơn đến sức khỏe của bé.

Lưỡi Bé Bị Trắng Liên Quan Đến Những Vấn Đề Sức Khỏe Nào Của Bé? 2

3. Tại sao bé bị trắng lưỡi?

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị trắng lưỡi? Hãy cùng khám phá các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trắng lưỡi ở bé cùng Healthyblog.net nhé mẹ.

a. Thứ 1: cặn sữa và thức ăn bám trên lưỡi

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến lưỡi bé bị trắng đó chính là do cặn sữa hay thức ăn còn sót lại. Vì trong những tháng đầu đời, lượng nước bọt mà trẻ tiết ra rất ít và không đủ để làm sạch cặn sữa bám trên lưỡi nên lâu dần sẽ hình thành một mảng màu trắng trên lưỡi bé.

Mặc khác, trẻ vào giai đoạn ăn dặm cần được uống thêm nước. Thế nên nếu sau khi cho bé ăn, mẹ không cho bé uống ít nước ngay thì bột còn sót lại sẽ tạo nên mảng trắng trên lưỡi của bé.

b. Thứ 2: do lây nhiễm

Lưỡi bé có màu trắng có thể do bé bị tưa lưỡi, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến trường hợp bé bị tưa lưỡi đó là do lây nhiễm. Trường hợp mẹ bị viêm nấm Candida trong quá trình mang thai và vẫn cho bé bú trực tiếp sau khi sinh thì có thể khiến bé bị nhiễm nấm Candida dẫn tới nấm lưỡi.

c. Thứ 3: do thói quen ăn đồ ăn ngọt của bé

Trẻ em rất thích ăn thức ăn ngọt, việc cho bé ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc xâm hại bé. Từ đó, bé có thể bị nhiễm nấm Candida khiến bé bị tưa lưỡi.

d. Thứ 4: do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách

Hầu hết tình trạng lưỡi bé bị trắng là do bé không được bố mẹ vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên và đúng cách. Do đó mà thức ăn hay cặn sữa bám lâu ngày tạo điều kiện cho nấm mốc xâm phạm gây nên tình trạng trắng lưỡi, hôi miệng và dần dần có thể khiến bé bị viêm lưỡi.

Bên trên là top 4 nguyên nhân điển hình nhất khiến bé bị trắng lưỡi. Biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mẹ cần có biện pháp ngăn ngừa tình trạng trên hiệu quả hơn cho bé nhé.

4. Trẻ bị trắng lưỡi phải làm sao?

Vì tình trạng trắng lưỡi gây ảnh hưởng đến khả năng bú và ăn của bé, mặc khác nếu không được điều trị sớm có thể khiến bé bị viêm lưỡi. Thế thì lưỡi bé bị trắng phải làm sao? Tùy từng trường hợp nặng nhẹ và bệnh bé mắc phải mà cách xử lý tình trạng trắng lưỡi ở bé cũng sẽ có sự khác biệt.

a. Thứ 1: Vệ sinh miệng cho bé

Dù là bé bị trắng lưỡi, tưa lưỡi hay viêm lưỡi bản đồ thì việc vệ sinh miệng cho bé thường xuyên luôn là điều cần thiết. Nếu bé đã lớn và có thể đánh răng, mẹ hãy hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để giữ vệ sinh răng miệng.

Tuy nhiên, trường hợp lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng, mẹ hãy giúp bé vệ sinh răng lưỡi bằng cách rơ lưỡi cho bé nhé. Sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé vừa giúp kháng khuẩn vừa giúp loại bỏ cặn sữa còn sót lại. Nếu bé bị lưỡi trắng thông thường thì có thể dễ dàng được làm sạch bằng nước muối sinh lý mẹ nhé. Bé trên 1 tuổi có thể rơ lưỡi với mật ong.

Trường hợp bé bị tưa lưỡi nặng và khó làm sạch bằng cách rơ lưỡi thông thường, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc để rơ lưỡi cho bé nhé.

b. Thứ 2: Sử dụng thuốc bôi kháng nấm

Nấm lưỡi có thể được điều trị bằng cách bôi thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên tự dùng cho con nếu như chưa được sự đồng ý của các chuyên gia bác sĩ. Khi áp dụng phương pháp bôi thuốc kháng nấm, mẹ cần lưu ý không cho bé ăn hoặc bú sau khi bôi thuốc trong khoảng 30 phút. Thuốc càng ở lâu trên lưỡi thì sẽ càng mang đến hiệu quả điều trị tốt hơn.

c. Thứ 3: Cho bé uống nước sau khi ăn

Một trong những cách phòng chống cũng như hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trở nặng đó chính là cho bé uống nước sau khi đã cho bé ăn. Hoặc mẹ cũng có thể thấm một chiếc khăn mềm và lau nhẹ lưỡi bé sau mỗi lần ăn để trắng cặn trứng ăn đọng lại khiến tình trạng trắng lưỡi thêm nghiêm trọng.

d. Thứ 4: Chế độ dinh dưỡng cho bé

Tăng cường các loại trái cây giàu vitamin C sẽ giúp kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng cho bé. Đây cũng là một cách giúp giảm thiểu tình trạng lưỡi bé bị trắng mà mẹ có thể thực hiện bổ sung.

e. Thứ 5: Sử dụng thuốc

Bé bị viêm lưỡi bản đồ có thể điều trị bằng cách bôi thuốc trị viêm. Một số trường hợp bé bị đau quá có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau để bé bớt đau rát.

Điều trị cho trẻ bị trắng lưỡi không phải vấn đề quá khó khăn. Thế nên mẹ cũng không phải quá lo lắng khi thấy lưỡi bé bị trắng đâu nhé. Chỉ cần mẹ bình tĩnh giúp con vệ sinh khoang miệng sạch sẽ thường xuyên cùng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn (nếu bé bị nặng) thì chắc chắn lưỡi bé sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

Lưỡi Bé Bị Trắng Liên Quan Đến Những Vấn Đề Sức Khỏe Nào Của Bé? 3

5. FAQ – Một vài thắc mắc liên quan

Sau đây là một số câu hỏi liên quan khác mà Healthyblog.net xin được giải đáp cho các chị em đang quan tâm.

a. Ngăn ngừa tình trạng lưỡi trắng ở trẻ như thế nào?

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị hôi miệng lưỡi trắng, mẹ nên thực hiện các việc sau đây:

  • Thường xuyên rơ lưỡi cho bé ít nhất 1 lần 1 ngày. Nên thực hiện 2 lần 1 ngày để đạt kết quả tốt nhất.
  • Nếu bé uống sữa công thức hoặc sau khi ăn bột, mẹ nên cho bé uống ít nước để tráng miệng.
  • Nên lau sạch núm vú nếu bạn cho bé ti trực tiếp để tránh lây nhiễm nấm cho bé.
  • Khử trùng sạch sẽ bình sữa của bé bằng nước sôi để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.
  • Massage nướu cho bé không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh mà còn giúp nướu bé khỏe mạnh hơn.

Nếu khoang miệng của bé thường xuyên được giữ vệ sinh sạch sẽ thì chắc chắn tình trạng lưỡi trắng sẽ ít có cơ hội hình thành hơn.

b. Rơ lưỡi cho trẻ như thế nào thì đúng cách?

Vì là lần đầu làm mẹ nên bạn chưa biết cách rơ lưỡi cho con. Thế thì mẹ có thể thử hiện theo các bước sau đây:

  • Thứ 1, rửa tay bạn thật sạch.
  • Thứ 2, lấy một miếng rơ lưỡi đeo vào ngón tay trỏ của bạn.
  • Thứ 3, nhẹ nhàng đỡ đầu bé ngửa ra.
  • Thứ 4, thấm miếng rơ lưỡi vào nước muối sinh lý. Sau đó lau nhẹ nhiều lần qua lưỡi và quanh nướu bé.

Một số lưu ý dành cho mẹ:

  • Không nên rơ lưỡi cho bé sau khi bé bú hoặc ăn no vì có thể khiến bé bị nôn trớ.
  • Nếu bé bị tưa lưỡi, mẹ tuyệt đối không được cạy tưa lưỡi vì sẽ khiến bé bị chảy máu.
  • Trẻ dưới 1 tuổi không nên rơ lưỡi bằng mật ong vì có thể khiến bé bị ngộ độc.

Nhiều chị em vẫn tiến hành rơ lưỡi cho con mỗi ngày nhưng bé vẫn bị trắng lưỡi là do mẹ không rơ lưỡi đúng cách cho bé. Việc rơ lưỡi quá mạnh cũng có thể gây tổn thương cho bé nên mẹ hãy cẩn thận nhé.

Mong rằng những chia sẻ của Healthyblog.net về việc lưỡi bé bị trắng sẽ giúp mẹ có sự quan tâm đúng mức khi thấy bé yêu gặp phải tình trạng trên. Vì sức khỏe của con yêu, chắc chắn bà mẹ nào cũng sẵn sàng làm những điều tốt nhất vì con. Healthyblog.net chúc mẹ khỏe để có thể chăm sóc bé yêu cách tốt nhất nhé.

 

Rate this post