Updated at: 21-09-2020 - By: admin

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch còn non nớt nên thường xuyên trở thành đối tượng của bệnh sổ mũi. Tình trạng trẻ bị chảy nước mũi trong có thể ghé thăm bé hàng năm một vài lần. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng chứng sổ mũi khiến bé yêu vô cùng khó chịu. Bài viết sau đây sẽ giải mã tình trạng bé bị chảy nước mũi trong và cách điều trị cho bé.

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Trong Có Nguy Hiểm Không? 1

1. Tìm hiểu về việc trẻ bị chảy nước mũi

Có thể bạn không nhìn thấy, nhưng ngay cả khi bé khỏe mạnh thì trong mũi bé vẫn luôn có một lớp chất nhầy. Dịch nhầy này có tác dụng bảo vệ đường thở trước các vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn xâm nhập vào. Chính vì vậy, chảy nước mũi là một cách để bảo vệ đường thở của trẻ.

Thế thì khi nào trẻ bị chảy nước mũi?
Thông thường dịch mũi sẽ trở thành gỉ mũi, một phần khác sẽ xuống đường tiêu hóa. Khi gặp phải các tác động khiến dịch mũi gia tăng và khiến khoang mũi dư thừa chất lỏng sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước mũi ở trẻ.

Không phải lúc nào bé chảy nước mũi cũng nguy hiểm và đáng lo ngại cả. Bạn có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bé thông qua màu sắc của nước mũi. Một số màu sắc nước mũi bạn có thể bắt gặp:

  • Trẻ bị chảy nước mũi trong
  • Trẻ bị chảy nước mũi trắng
  • Trẻ bị chảy nước mũi vàng
  • Trẻ bị chảy nước mũi xanh
  • Trẻ bị chảy nước mũi đen
  • Trẻ bị chảy nước mũi đỏ hoặc hồng
  • Trẻ bị chảy nước mũi cam hoặc nâu

Trong số đó, trẻ bị chảy nước mũi trong là tình trạng thường thấy nhất và thường không nguy hiểm nên mẹ không cần phải lo lắng nhé.

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Trong Có Nguy Hiểm Không? 2

2. Khi nào thì trẻ bị chảy nước mũi trong?

Ở bài viết này, Healthyblog.net giúp mẹ tìm hiểu về vấn đề chảy nước mũi trong của bé. Thế thì bé sẽ chảy nước mũi trong khi nào? Sau đây là một số trường hợp mẹ có thể thấy bé bị chảy nước mũi trong.

a. Khi bé khóc

Khóc quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước mũi do nước mắt xuống mũi và cùng với dịch mũi khiến bé chảy nước mũi. Và nước mũi khi bé khóc sẽ là nước mũi trong hay chính là nước mũi khỏe mạnh mà mẹ không cần lo lắng.

b. Khi bé bị viêm mũi dị ứng

Khi thấy bé bị chảy nước mũi trong liên tục thì cũng có khả năng bé đang bị viêm mũi dị ứng. Phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, khói thuốc lá,… đều có thể dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng cho bé vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn rất nhạy cảm. Khi đó, ngoài sổ mũi bé có thể có biểu hiện khác như hắt hơi, ho, ngứa mũi,… Trường hợp bé bị chảy nước mũi trong và đặc thì có thể bé đang bị viêm mũi dị ứng mãn tính.

c. Khi bé mọc răng

Theo Học viện Nhi Hoa Kỳ nghiên cứu và cho thấy trẻ em trong quá trình mọc răng có thể có một số triệu chứng như: chảy nước dãi, chán ăn, khó chịu và thường cáu gắt, sổ mũi,… Chảy nước mũi trong là một triệu chứng phổ biến, dễ thấy khi trẻ mọc răng.

e. Khi bé bị sốt

Khi bé bị sốt cũng có thể khiến bé chảy nước mũi. Và thông thường thì nước mũi của bé khi này sẽ có màu trong. Chảy nước mũi là biểu hiện phổ biến khi bé bị sốt. Ngoài ra, lúc này bé có thể bị ho, run lạnh, nghẹt mũi hoặc nhức đầu.

f. Khi bé bị cảm lạnh

Bé bị chảy nước mũi thường xuyên hoàn toàn có thể do bé bị cảm lạnh. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc bé thường xuyên nằm trong phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp rất dễ khiến bé bị chảy nước mũi. Lúc này, nước mũi thường sẽ có màu trong.

Trẻ chảy nước mũi trong có thể do các nguyên nhân trên gây ra, vì vậy mẹ hãy xem các triệu chứng liên quan để có thể nhận diện được vì sao bé yêu lại bị sổ mũi nhé.

3. Trẻ bị chảy nước mũi trong ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Mặc dù việc chảy nước mũi trong thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng hay nguy hiểm gì vì đây được xem là nước mũi khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên bị chảy nước mũi thì tình trạng này vẫn có ảnh hưởng nhất định đến đời sống bé.

  • Thứ 1, bé thường xuyên bị chảy nước mũi rất dễ dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
  • Thứ 2, chảy nước mũi kéo dài khiến bé dễ ngứa mũi rất khó chịu. Từ đó, bé sinh hoạt kém và nếu đã đi học thì cũng bị ảnh hưởng.
  • Thứ 3, chảy nước mũi kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm mũi nặng hơn nếu như không được chữa trị và vệ sinh mũi đúng cách.

Vì vậy, mặc dù trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi trong không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu không sớm có biện pháp điều trị khắc phục, tình trạng kéo dài không chỉ khiến bé khó chịu mà còn có thể khiến bệnh tình thêm nặng.

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Trong Có Nguy Hiểm Không? 3

4. Mẹo trị dứt điểm tình trạng chảy nước mũi trong cho bé

Như đã chia sẻ ở trên, vì chứng hay chảy nước mũi gây những ảnh hưởng nhất định đến đời sống của bé hằng ngày nên mẹ cần sớm giúp bé thoát khỏi tình trạng khó chịu nêu trên. Thế thì trẻ bị chảy nước mũi trong, mẹ cần làm gì?

a. Tắm nước gừng

Gừng không chỉ là một gia vị quen thuộc đối với người dân Việt Nam mà ăn hay uống gừng cũng được xem là một bài thuốc chữa bệnh. Trà gừng giúp ấm bụng, rất tốt cho người bệnh. Nếu bé có thể chịu được vị cay the của gừng (dành cho trẻ em trên 1 tuổi) thì mẹ có thể cho bé uống nước gừng mật ong ấm để chữa sổ mũi.

Còn nếu bé chưa thể uống nước gừng thì mẹ hoàn toàn có thể dùng gừng để nấu nước tắm cho bé cũng giúp trị chứng hay chảy nước mũi rất hiệu quả.

b. Dùng thuốc

Nếu bạn không thích các phương pháp dân gian thì sử dụng thuốc chuyên trị sổ mũi là phương pháp được tin dùng cho các bà mẹ hiện đại. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc trị chảy nước mũi ở trẻ nhỏ tại tiệm thuốc tây và dùng cho bé rất tiện lợi. Đây cũng là một phương pháp trị bệnh an toàn được các bác sĩ tin dùng nên mẹ có thể an tâm. Tuy nhiên, cần lưu ý liều dùng thích hợp cho bé mẹ nhé.

c. Massage mũi

Massage mũi cũng là cách làm thông mũi và điều trị chảy nước mũi trong ở trẻ em mà mẹ có thể áp dụng. Nghe có vẻ mới mẻ nhưng hãy thử áp dụng, chắc chắn mẹ sẽ nhận thấy đây là một cách hữu hiệu nhưng cần được thực hiện liên tục mẹ nhé.

d. Chườm ấm mũi

Chườm ấm mũi cũng là cách giúp tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ thông mũi để giúp bé không còn bị chảy nước mũi trong nữa. Chườm ấm mũi và tai khi bé bị sổ mũi cũng là phương pháp an toàn được tin dùng hiện nay.

f. Xông hơi tía tô

Lá tía tô vốn có công dụng diệt khuẩn rất hay nên xông hơi lá tía tô là bài thuốc chữa chứng hay chảy nước mũi ở trẻ em được các chị em truyền tai nhau. Cách thực hiện cũng rất đơn giản nên mẹ hoàn toàn có thể giúp bé yêu điều trị tình trạng sổ mũi bằng cách này. Tuy nhiên cần cẩn thận tránh để bé bị bỏng trong quá trình xông hơi mẹ nhé.

g. Uống nước lá hẹ mật ong

Công dụng điều trị bệnh của lá hẹ và mật ong vốn không còn xa lạ cho những ai vốn tin tưởng các phương pháp trị bệnh dân gian. Chưng cách thủy một ít lá hẹ rửa sạch cùng mật ong và chia ra cho bé uống sẽ giúp bé sớm ngưng sổ mũi hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi vì trẻ dưới 1 tuổi chưa thể dùng mật ong.

h. Uống nước hoa hồng trắng

Thêm một bài thuốc dân gian để giúp trẻ chảy nước mũi trong sớm khỏi đó chính là uống nước hoa hồng trắng. Đây là cách trị sổ mũi hiệu quả nhưng lại ít được biết đến. Mẹ chỉ cần rửa sạch cánh hoa hồng, hấp cách thủy hoa hồng và đường phèn rồi cho bé uống nước sẽ giúp bé nhanh chóng hết chảy nước mũi rất hay.

Ngoài các cách chữa chứng chảy nước mũi ở trẻ em, mẹ cũng cần áp dụng các cách chăm sóc sau đây:

  • Rửa mũi cho bé sạch sẽ thường xuyên bằng nước muối sinh lý để bé không bị nhiễm trùng nặng hơn.
  • Uống nước ấm chính là một cách để bé sớm không bị chảy nước mũi nữa.

Chăm sóc bé yêu tốt sẽ giúp bé sớm thoát khỏi chứng hay chảy nước mũi vô cùng khó chịu đang hành bé mỗi ngày. Mẹ hãy thử áp dụng các cách mà Healthyblog.net đã chia sẻ để mang đến hiệu quả nhanh chóng nhé.

Trẻ bị chảy nước mũi trong vốn là tình trạng quen thuộc, không nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị dứt điểm. Do đó, mẹ hãy là người giúp đỡ để bé yêu nhanh chóng trở lại với cuộc sống bình thường mọi ngày khi không bị “anh chàng sổ mũi” làm phiền nữa nhé.

 

Rate this post