Trẻ bị viêm màng não vốn không phải là vấn đề hiếm gặp phải. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hay thậm chí là tính mạng của trẻ. Do vậy, việc trang bị những kiến thức cần thiết để sớm nhận biết dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sẽ giúp việc điều trị bệnh cho bé dễ dàng hơn.
1. Top 3 nguyên nhân khiến bé bị viêm màng não
Xét về mức độ nguy hiểm thì viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện do phản ứng viêm của màng não và tủy sống. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm màng não ở trẻ em thường là do vi khuẩn, virus hay tình trạng nhiễm nấm gây nên. Sau đây là top 3 nguyên nhân trẻ bị viêm màng não phổ biến nhất.
a. Thứ 1: Viêm màng não do vi khuẩn Hib
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ là do bé bị nhiễm vi khuẩn Haemophilus Influenzae loại B gây nên. Thông thường, trẻ em trong khoảng từ 1 đến 3 tuổi nếu không được tiêm ngừa thì rất dễ mắc phải bệnh viêm não mủ do vi khuẩn Hib gây nên. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cao ngay từ những ngày đầu phát bệnh.
b. Thứ 2: Viêm màng não do phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) không chỉ là nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm trùng huyết hay viêm phổi. Trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị tử vong nếu bị viêm màng não do phế cầu khuẩn gây nên. Có thể nói, đây là căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị vì các loại kháng sinh không mang lại hiệu quả điều trị cho bé.
c. Thứ 3: Viêm màng não mô cầu
Viêm màng não mô cầu cũng không phải trường hợp hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Viêm màng não mô cầu có thể gây ra nhiều bệnh khác nhưng thường thấy nhất là viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết. Bệnh thường khởi phát đột ngột và có thể gây tử vong cho bé nên quý phụ huynh cần hết sức lưu ý.
Trẻ bị viêm màng não có thể đối diện với nguy cơ tử vong cao nên đây thật sự là căn bệnh nguy hiểm mà các bậc phụ huynh phải dè chừng. Bé có thể bị viêm màng não có thể do:
- Lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bị nhiễm
- Biến chứng từ bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi,… khiến phế cầu di chuyển lên não gây viêm màng não.
- Trẻ không tiêm ngừa viêm màng não có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cao hơn.
- Thực phẩm tươi sống không được chế biến kỹ có thể tiềm ẩn trong vi khuẩn Listeria monocytogenes. Thức ăn của các bé không được chế biến chín kỹ hoặc trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch hay đang ốm có thể bị viêm màng não từ thực phẩm này.
Các nguyên nhân nêu trên là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm màng não rất nguy hiểm. Yếu tố nguyên nhân được xác định sẽ giúp mẹ có lưu ý phòng ngừa tốt hơn cho bé yêu.
2. Nhận biết trẻ bị viêm màng não thông qua 10 dấu hiệu đặc trưng
Vì bệnh viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải. Việc nhận biết trẻ bị viêm màng não càng sớm càng có lợi cho việc điều trị. Thế thì dấu hiệu trẻ bị viêm màng não là gì? Mẹ cùng điểm qua các biểu hiện đặc trưng sau đây nhé.
a. Thứ 1: Sốt cao
Khi khởi phát bệnh viêm màng não ở trẻ em, thông thường các bé sẽ bị sốt cao cách đột ngột. Bên cạnh sốt cao, bé có thể bị ho, sổ mũi, bú giảm,… Tuy nhiên, các bệnh về viêm đường hô hấp do virus gây ra cũng có thể dẫn đến các triệu chứng nêu trên nên nếu chỉ dựa vào việc bé bị sốt cao thì rất khó để nhận định bé có bị viêm màng não hay không.
b. Thứ 2: Đau đầu dữ dội
Khi bị viêm màng não, các bé sẽ thấy bị đau đầu cách dữ dội. Nếu bé đã biết nói, có thể bé sẽ cho bạn biết bé đang bị đau. Tuy nhiên, với các bé chưa biết nói thì mẹ có thể quan sát thấy việc bé quấy khóc dữ dội hoặc bé tỏ ra mơ màng, mệt mỏi.
c. Thứ 3: Co giật
Vì sốt cao là một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm màng não, sốt cao không hạ có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị co giật. Do đó, khi bé bị sốt cao dẫn đến co giật một phần (như tay, chân, mắt) hoặc toàn thân cũng là một biểu hiện trẻ bị viêm màng não.
d. Thứ 4: Liệt hoặc giảm vận động
Nếu mẹ nhận thấy bé bị giảm vận động hoặc có dấu hiệu liệt khả năng vận động ở tay, chân hay thậm chí nửa người thì đây là một triệu chứng cho thấy khả năng cao bé đang bị viêm màng não.
e. Thứ 5: Rối loạn ý thức
Bạn cũng có thể nhận biết dấu hiệu viêm màng não ở trẻ khi thấy bé có biểu hiện bị rối loạn ý thức. Chẳng hạn như bé rất dễ bị kích động bởi một sự việc gì đó. Bé có dấu hiệu bị hôn mê, ngủ li bì hay thường xuyên lờ đờ không biết gì thì đó là biểu hiện của bệnh viêm màng não.
f. Thứ 6: Nhạy với ánh sáng
Triệu chứng trẻ bị viêm màng não còn có thể là các bé rất nhạy với ánh sáng. Khi tiếp xúc với ánh sáng, các bé cảm thấy khó chịu đến nỗi đau nhức mắt hay chảy nước mắt là biểu hiện tiêu biểu của bệnh viêm màng não.
g. Thứ 7: Buồn nôn, nôn
Thêm một dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ nữa đó là bé thường cảm thấy buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ sơ sinh có biểu hiện này đều là do bệnh viêm màng não gây ra. Vì vậy, mẹ nên quan sát triệu chứng này cùng với các triệu chứng nhận biết khác nhé.
h. Thứ 8: Phát ban
Trẻ bị phát ban cũng là một triệu chứng của bệnh viêm màng não. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát ban ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên không thể chỉ dựa vào việc bé phát ban để khẳng định bé có bị viêm màng não hay không. Tốt hơn hết mẹ hãy đưa bé đi khám ngay khi nhận thấy con bị phát ban nhé.
i. Thứ 9: Tư thế cò súng
Một dấu hiệu trẻ bị viêm màng não khác đó chính là bé thường xuyên ở trong tư thế cò súng dù bạn đã cố gắng sửa tư thế của bé lại. Như thế nào là tư thế cò súng? Đó là khi bé nằm nghiêng, đầu ngửa ra sau và bạn nhận thấy hai tay bé co lại, lưng cong và đầu gối đưa sát bụng. Bé bị viêm màng não rất hay nằm trong tư thế này và chân không thể duỗi thẳng được.
k. Thứ 10: Tầm nhìn đôi
Vì trẻ bị viêm màng não thường rất khó tập trung vào một vật nào đó nên các bé sẽ có tầm nhìn đôi. Mẹ có thể quan sát thêm biểu hiện này để xác định bé có nguy cơ đang bị viêm màng não không nhé.
Bên trên là 10 triệu chứng tiêu biểu cảnh báo bé yêu của bạn rất có thể đang bị viêm màng não. Nếu quan sát thấy con yêu có những biểu hiện trên, mẹ đừng trì hoãn việc đưa con đến bệnh viện để thăm khám nhé.
3. Cần làm gì khi trẻ có biểu hiện bị viêm màng não?
Mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ bị viêm màng não? Đây là câu hỏi quan trọng mà các chị em cần nắm rõ cách xử lý.
- Thứ 1: Nếu bé sốt cao thì mẹ cần nhanh chóng hạ sốt cho con bằng cách: mặc quần áo thoáng mát cho bé, lau người cho bé bằng nước ấm, cho bé uống thuốc hạ sốt, cung cấp nhiều nước cho bé, đặc biệt là cho bé bú mẹ nhiều hơn.
- Thứ 2: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cho bé bị viêm màng não là vô cùng quan trọng. Mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu có năng lượng cao như súp, cháo,.. nấu loãng. Bé cũng cần được bú mẹ đầy đủ để tránh mất nước và suy nhược cơ thể. Trường hợp bé không thể bú được thì mẹ nên vắt sữa và đúc cho bé từng thìa hoặc một số trường hợp các bé sẽ được cung cấp dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch.
- Thứ 3: Đưa bé đến bệnh viện và cung cấp đầy đủ thông tin về biểu hiện bệnh của bé là điều bạn cần làm ngay lập tức để bệnh tình sớm được chẩn đoán và điều trị.
Bên trên là một số việc mẹ cần làm để hỗ trợ các chuyên gia bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ bị viêm màng não.
4. FAQ – Các thắc mắc liên quan khác
Có rất nhiều kiến thức mẹ cần trang bị kiến thức cho mình chứ không chỉ là dấu hiệu trẻ bị viêm màng não. Sau đây là một số câu hỏi thường thấy xoanh quanh vấn đề bé bị viêm màng não, nếu bạn đang có thắc mắc tương tự thì đừng bỏ qua phần dưới đây nhé.
a. Bệnh viêm não và viêm màng não có giống nhau?
Viêm não hay viêm màng não đều là những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, đây là hai căn bệnh khác nhau nhưng có nhiều điểm chung.
- Giống nhau:
- Cả 2 đều là do vi trùng, siêu vi trùng gây nên.
- Bệnh viêm não hay viêm màng não đều khiến bé bị sốt cao, đau đầu dữ dội, chán ăn và mệt mỏi.
- Cả 2 đều là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu như không được phát hiện và điều trị sớm.
- Khác nhau:
Cấu trúc não bộ gồm: màng cứng, màng nhện, màng mềm. Trong đó, màng mềm là màng trong cùng và bao bọc tủy và não.
Viêm não vi trùng tấn công trực tiếp vào não còn viêm màng não là vi trùng tấn công vào màng mềm và sau đó mới tấn công vào não.
Mặt dù triệu chứng tương đối giống nhau nhưng bệnh viêm não nguy hiểm hơn bệnh viêm màng não.
b. Bệnh viêm màng não có phòng ngừa được không?
Trẻ bị viêm màng não có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là “có” vì bệnh có thể gây hại đến tính mạng của bé. Vì vậy, bạn hãy chủ động giúp con phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm dễ gặp này nhé. Để ngăn ngừa bệnh viêm màng não, mẹ hãy giúp con thực hiện những việc sau đây:
- Thường xuyên giúp bé vệ sinh thân thể, đặc biệt là tay trước khi ăn.
- Khi trẻ ra đường, bạn nên đeo khẩu trang để giúp bé ngăn ngừa bệnh viêm màng não.
- Bé nên được ăn uống bằng các vật dụng riêng biệt, không nên dùng chung với trẻ nhỏ khác.
- Tiêm vacxin đầy đủ cho con chính là cách giúp ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có bệnh viêm màng não.
- Cho bé ăn chín, uống sôi để đảm bảo sức khỏe.
- Chú trọng chế độ dinh dưỡng cho bé, nên cho bé ăn các món ăn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Chủ động giúp con yêu phòng ngừa bệnh viêm màng não sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bé yêu. Vì trẻ nhỏ chưa thể tự ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân nên mẹ hãy giúp và tập bé có ý thức nhé.
c. Bệnh viêm màng não có lây không?
Trẻ bị viêm màng não có lây không? Câu trả lời là có mẹ nhé. Bệnh viêm màng não có thể lây truyền qua đường hô hấp. Như viêm màng não do vi khuẩn Hib và viêm màng não do mồ cầu lây qua đường hô hấp và có thời gian ủ bệnh là 01 đến 10 ngày.
Vì bệnh viêm màng não là bệnh lý nguy hiểm và dễ lây nhiễm nên mẹ hãy chủ động chăm sóc sức khỏe cho bé yêu, đặc biệt là khi tiếp xúc với nơi công cộng nhiều người.
Healthyblog.net đã chia sẻ dấu hiệu trẻ bị viêm màng não cùng một số vấn đề liên quan khác. Vì sức khỏe của con yêu, các mẹ bỉm cần chủ động trang bị kiến thức cần thiết cho mình để chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất nhé.