Updated at: 21-09-2020 - By: admin

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là một vấn đề phổ biến mà có đến 96% các bé trai khi sinh ra đều gặp phải. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu không đáng lo ngại và sẽ tự hết. Ở một số trường hợp khác, bé bị hẹp bao quy đầu cần sớm được can thiệp. Thế thì bao giờ mẹ cần can thiệp trẻ bị hẹp bao quy đầu? Mẹ cùng dành ít phút đọc thông tin để có câu trả lời cho riêng mình nhé.

Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ, Mẹ Cần Can Thiệp Đúng Lúc Để Bảo Vệ Bé 1

1. Như thế nào là trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Bao quy đầu của trẻ như thế nào thì được xem là hẹp? Chắc chắn mẹ rất thắc mắc vì không biết bao quy đầu của con có bị hẹp hay không. Y khoa nhận định, bao quy đầu hẹp là khi bao quy đầu (phủ trên dương vật) của bé không thể tự tuột xuống để lộ dương vật ngay cả khi dương vật cương cứng hay khi bạn cố dùng tay để kéo xuống.

Nếu bé yêu của bạn rơi vào trường hợp trên thì có nghĩa là bé đang bị hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, mẹ không cần phải quá lo lắng về chuyện trẻ bị hẹp bao quy đầu vì đa số các bé khi lớn lên sẽ tự hết mà không phải điều trị gì cả.

2. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Vì tình trạng trẻ em bị hẹp bao quy đầu không phải là hiếm gặp, thế nào rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì không biết liệu trường hợp này có nguy hiểm không? Thật ra, hẹp bao quy đầu được chia làm hai loại:

a. Hẹp bao quy đầu sinh lý

Đa số các bé bị hẹp bao quy đầu đều thuộc trường hợp sinh lý. Đây là tình trạng hẹp bao quy đầu bình thường vì da bao quy đầu bao phủ và dính chặt vào quy đầu để bảo vệ. Và tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý sẽ tự hết khi bé lớn lên. Trường hợp này mẹ không phải lo lắng gì vì đây là trường hợp bình thường.

b. Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Khi hẹp bao quy đầu ở trẻ em là bệnh lý thì đây là lúc mẹ cần quan tâm và can thiệp. Thông thường, trường hợp này là do bao quy đầu bị dính đã bị viêm nhiễm gây sẹo xơ. Mặc dù tỷ lệ trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý chỉ chiếm khoảng 16% nhưng không bạn không nên chủ quan vì bé có thể rơi vào số phần trăm ít ỏi nêu trên. Thế nên nếu bé có dấu hiệu bị hẹp bao quy đầu thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để xác định bé bị hẹp bao quy đầu trong dạng nào.

Hẹp bao quy đầu có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của bé. Sau đây là một số ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu không được chữa gây hại cho sức khỏe bé.

c. Viêm quy đầu

Trẻ bị hẹp bao quy đầu nếu không được vệ sinh kỹ và sạch sẽ bộ phận sinh dục có thể dẫn đến tình trạng viêm quy đầu. Vì khi các tế bào chết tróc ra, cùng với đó là các chất bất còn sót lại trong quá trình tiểu tiện sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi, phát triển. Từ đó, bé bị hẹp bao quy đầu có nguy cơ bị viêm quy đầu cao hơn những trẻ bình thường.

d. Nghẹt quy đầu

Một số trường hợp hẹp bao quy đầu và bao quy đầu có thể kéo xuống như không trở lại như trước được. Khi đó, nếu dương vật cương cứng sẽ dẫn đến tình trạng nghẹt bao quy đầu khiến máu không thể lưu thông được làm phù nề quy đầu rất nguy hiểm.

e. Viêm nhiễm niệu đạo

Trẻ bị viêm quy đầu không được điều trị có thể rơi vào trường hợp viêm nhiễm niệu đạo vì vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm lấn đi và gây hại cho bé.

Như vậy, mặc dù hẹp bao quy đầu là vấn đề rất thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và không phải vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, khi không được chăm sóc đúng và điều trị kịp lúc thì vấn đề nhỏ có thể trở thành vấn đề lớn cho sức khỏe của bé.

Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ, Mẹ Cần Can Thiệp Đúng Lúc Để Bảo Vệ Bé 2

3. Làm sao để nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Trước những hậu quả đáng tiếc khi trẻ em bị hẹp bao quy đầu nhưng không được can thiệp đúng lúc như trên. Thế thì làm sao để nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh? Một số dấu hiệu nhận biết sau đây có thể giúp mẹ sớm nhận ra con có đang bị hẹp bao quy đầu hay không.

a. Trẻ đi tiểu khó

Một trong những dấu hiệu cho thấy bé bị hẹp bao quy đầu đó là bé gặp khó khăn trong việc đi tiểu tiện. Mỗi khi đi tiểu, mẹ có thể thấy bé phải rặn đỏ mặt khó khăn. Khi đó, rất có khả năng bé bị hẹp bao quy đầu.

b. Bất thường ở bao quy đầu

Khi vệ sinh hay tắm rửa cho con, mẹ nhận thấy những bất thường ở bao quy đầu của bé như quy đầu bị sưng, đỏ, chảy mủ hay chảy dịch lạ. Bé bị đau đớn khi đụng đến quy đầu thì rất có khả năng bé bị viêm nhiễm do bao quy đầu hẹp.

c. Bao quy đầu căng phồng, nước tiểu chảy chậm

Một dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu nữa mà mẹ có thể nhận diện đó chính là bao quy đầu của bé căng phồng và nước tiểu chảy chậm vì bao quy đầu hẹp. Sở dĩ bao quy đầu của bé căng phồng là do nước tiểu bị dồn ứ bên trong và khó thoát ra được gây nên.

d. Lỗ quy đầu của bé rất nhỏ

Bác sĩ có thể chẩn đoán trẻ bị hẹp bao quy đầu bằng cách kiểm tra bao quy đầu của bé. Thông thường, trẻ bị hẹp bao quy đầu có lỗ quy đầu rất nhỏ chỉ bằng lỗ kim và khó để kéo tuột bao quy đầu xuống.

Dựa vào các dấu hiệu nêu trên, mẹ có thể phần nào đoán biết bé có đang bị hẹp bao quy đầu hay không. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đưa bé đến bệnh viện để các chuyên gia bác sĩ kiểm tra nhé.

4. Nguyên nhân khiến bé bị hẹp bao quy đầu

Tại sao trẻ lại bị hẹp bao quy đầu? Đâu là nguyên nhân khiến bé gặp phải vấn đề này? Mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Trẻ sinh ra đã bị hẹp bao quy đầu sinh lý vì trẻ mới sinh chưa thể tự bảo vệ bộ phận sinh dục nên bao da quy đầu thực hiện nhiệm vụ dính chặt quy đầu và bao phủ quy đầu để bảo vệ bộ phận sinh dục. Bé đến khoảng 3 – 4 tuổi sẽ tự hết, khi đó bao da sẽ tuột xuống và để lộ quy đầu. Tuy nhiên, một số bé không tuột bao quy đầu xuống được vì một số nguyên nhân sau đây:

  • Bao quy đầu không rút lại hoàn toàn vì dây hãm ngắn.
  • Lỗ quy đầu quá hẹp nên dương vật không thể lọt qua được.
  • Bé bị viêm nhiễm dương vật dẫn đến sẹo xơ gây hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Với ba nguyên nhân nêu trên là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ.

Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ, Mẹ Cần Can Thiệp Đúng Lúc Để Bảo Vệ Bé 3

5. Khắc phục tình trạng trẻ bị hẹp bao quy đầu như thế nào?

Vì hẹp bao quy đầu có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho bé, vì vậy bạn cần phải lưu ý cách chăm sóc bé yêu thích hợp. Sau đây là một số điều bạn cần thực hiện vì sức khỏe con yêu của mình.

  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của bé để tránh trường hợp bị viêm nhiễm gây hẹp bao quy đầu. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ cần thường xuyên thay tã cho bé vì hăm tã là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm mốc phát triển khiến bé bị viêm nhiễm quy đầu.
  • Nếu trẻ gặp khó khăn trong vấn đề tiểu tiện, bé có thể được điều trị hẹp bao quy đầu bằng cách bôi thuốc mỡ hoặc lộn bao quy đầu nhẹ nhàng hàng ngày.
  • Trường hợp trẻ hẹp bao quy đầu gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bé, bé có thể được chỉ định nong hoặc cắt bao quy đầu.

Một số lưu ý dành cho mẹ:

  • Không tuột mạnh bao quy đầu của bé vì có thể gây tổn thương hay thậm chí chảy máu quy đầu gây nên hẹp bao quy đầu bệnh lý cho trẻ.
  • Bạn có thể kéo nhẹ nhàng bao quy đầu xuống để vệ sinh cho trẻ và cần nhớ kéo lên để trẻ bị nghẹt bao quy đầu.
  • Nên hướng dẫn trẻ tự vệ sinh bộ phận sinh dục khi bé đã lớn.

Nếu trường hợp các bé bị hẹp bao quy đầu nhưng không gây ảnh hưởng vì thì không cần phải bôi thuốc hay cắt hay nong bao quy đầu. Thay vào đó, mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục cho bé hằng ngày là được.

6. FAQ – Các câu hỏi liên quan

Có một vài câu hỏi liên quan đến vấn đề này được các chị em quan tâm, Healthyblog.net sẽ giải đáp ngay sau đây.

a. Đối tượng dễ bị hẹp bao quy đầu là ai?

Sẽ có những đối tượng rất dễ bị hẹp bao quy đầu. Mẹ cùng xem thử bé có thuộc nhóm này không để sớm giúp con thoát khỏi nguy cơ bị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhé.

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị hăm tã
  • Trẻ vệ sinh cá nhân kém, ít được vệ sinh sạch bộ phận sinh dục
  • Khi lớn lên, nếu bé bị tiểu đường cũng sẽ dễ bị hẹp bao quy đầu

Vì vậy, giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ là cách giúp ngăn ngừa hẹp bao quy đầu cho bé mà mẹ cần làm.

b. Khi nào cần đưa bé bị hẹp bao quy đầu đi khám?

Như đã đề cập ở trên, trẻ nhỏ rất dễ bị hẹp bao quy đầu và đa số sẽ tự hết mà không cần điều trị gì. Thế thì lúc nào mẹ cần đưa bé đến bệnh viện thăm khám hẹp bao quy đầu?

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc đi tiểu tiện.
  • Trẻ bị sưng quy đầu, quy đầu chảy máu hoặc chảy mủ.
  • Bao quy đầu căng phồng to khiến trẻ đau rát.

Với các trường hợp trên, rất có thể trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý và cần sớm được điều trị nên phụ huynh cần sớm đưa con đi chữa trị.

c. Khi nào cần cắt bao quy đầu?

Có nhiều cách để điều trị tình trạng hẹp bao quy đầu của bé tùy thuộc từng mức độ. Thế thì khi nào bé cần phải cắt bao quy đầu?

Có thể nói, cắt bao quy đầu là phương pháp điều trị triệt để bệnh hẹp bao quy đầu. Phương án này sẽ được chỉ định vào một số trường hợp sau đây:

  • Bé bị nghẹt bao quy đầu
  • Bé hẹp bao quy đầu bị nhiễm trùng tái phát sau khi đã điều trị
  • Bé bị viêm da quy đầu mức độ nặng
  • Bé bị hẹp bao da quy đầu và thất bại với các phương pháp điều trị khác

Nếu bé rơi vào một trong số 04 trường hợp trên thì rất có khả năng bé sẽ được chỉ định cắt bao quy đầu.

Bên trên là tất cả những thông tin cần thiết về vấn đề hẹp bao quy đầu ở trẻ đã được Healthyblog.net đề cập đến. Nếu bé chỉ bị hẹp bao quy đầu sinh lý thì mẹ không cần phải lo lắng, hãy chăm sóc bé tốt để ngăn ngừa nguy cơ bé bị hẹp bao quy đầu bệnh lý mẹ nhé. Tin rằng khi mẹ chăm sóc tốt, tình trạng hẹp bao quy đầu của bé sẽ nhanh chóng hết sau đó để bé có thể phát triển cách bình thường.

 

Rate this post