Updated at: 21-09-2020 - By: admin

Tất cả mọi vấn đề liên quan đến con yêu, mẹ đều muốn tìm hiểu. Và sức khỏe của con là vấn đề quan trọng mà mẹ không thể bỏ qua. Một số chị em đang gặp phải vấn đề trong việc chăm sóc và điều trị cho trẻ bị ghẻ phỏng. Do đó, Healthyblog.net gửi đến các chị em những thông tin cần thiết về bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em.

Kiến Thức Làm Mẹ: Tìm Hiểu Về Bệnh Ghẻ Phỏng Ở Trẻ Em 1

1. Ghẻ phỏng ở trẻ em là bệnh gì?

Ghẻ là một bệnh da liễu không hiếm gặp. Nhiều người dễ bị nhầm tưởng giữa bệnh ghẻ phỏng với bệnh ghẻ ngứa. Nếu bệnh ghẻ ngứa do con ghẻ gây ra thì bệnh ghẻ phỏng là tình trạng da bị nhiễm trùng nhẹ do vi khuẩn hình cầu gây ra.

Bệnh ghẻ phỏng có thể dễ dàng lây nhiễm đến các vùng da khác của bé, thậm chí là lây sang người khác. Do đó, việc sớm nhận biết tình trạng bị ghẻ phỏng ở trẻ em để có biện pháp điều trị thích hợp sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trở nặng.

2. Tại sao bé bị ghẻ phỏng?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc bé yêu của bạn bị bệnh ghẻ phỏng. Sau đây là một số nguyên nhân thường thấy nhất:

  • Vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương hở của bé để đi vào cơ thể gây bệnh nếu vết thương không được giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Trẻ nhỏ để móng tay, móng chân dài không vệ sinh sạch có thể bám bùn đất nhiễm vi khuẩn. Từ đó, việc bé hay mút tay hay dùng tay bẩn để bốc thức ăn có thể đưa vi khuẩn vào trong cơ thể gây bệnh.
  • Trẻ bị ghẻ phỏng có thể do lây nhiễm khi tiếp xúc với các trẻ khác mắc bệnh này qua tiếp xúc chân tay, dùng chung đồ chơi, vật dụng cá nhân,…
  • Một số trường hợp bé bị mắc bệnh ghẻ phỏng có thể do lây nhiễm từ các thú cưng nuôi trong nhà.

Thời tiết nóng bức hay khí hậu ẩm là cơ hội tốt để vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, nảy nở nhanh chóng. Mặt khác, sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn còn rất yếu. Do đó, bé dễ bị bệnh ghẻ phỏng vào thời điểm này hơn.

Kiến Thức Làm Mẹ: Tìm Hiểu Về Bệnh Ghẻ Phỏng Ở Trẻ Em 2

3. Làm sao để nhận biết bé bị ghẻ phỏng?

Như đã nói đến ở bên trên, bệnh ghẻ phỏng rất dễ bị lây nhiễm. Vì vậy, nếu mẹ không sớm phát hiện dấu hiệu bệnh ở bé, bệnh có thể lây sang nhiều bộ phận khác của cơ thể thậm chí là lây nhiễm cho người xung quanh. Trẻ em bị ghẻ phỏng có triệu chứng gì? Mẹ cùng xem qua các biểu hiện sau nhé:

  • Đầu tiên, mẹ sẽ thấy trên da bé xuất hiện những vết đỏ, sau đó từ vết này nổi mụn nước hay bọng nước như bé đang bị phỏng.
  • Phỏng nước dễ bị vỡ, khi vỡ sẽ tạo nên những mảng da có màu vàng gây ngứa ngáy.
  • Mảnh da vàng rất dễ bong tróc nếu dùng tay gãi. Vi khuẩn cũng từ đó dễ dàng lây lan hơn.
  • Các vết ghẻ phỏng có thể chứa nhiều dịch hoặc mủ.

Nếu mẹ nhận thấy những vết đỏ, sau chuyển sang như mụn nước, bọng nước như khi bé bị phỏng thì rất có thể bé đang bị ghẻ phỏng.

4. Những ảnh hưởng của bệnh ghẻ phỏng đến bé

Trẻ bị ghẻ phỏng có nguy hiểm không? Bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé?

Chắc chắn, khi gặp phải bệnh tật gì cũng là những bất thường có ảnh hưởng nhất định đến bé. Cũng vậy, bé bị ghẻ phỏng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bé. Cụ thể như sau:

  • Các nốt ghẻ phỏng gây ngứa ngáy khiến bé vô cùng khó chịu khi mắc phải. Vì vậy, các bé sẽ thường gãi ở vết phỏng gây đau nhức và khiến ghẻ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Thông thường, các nốt ghẻ phỏng có thể khỏi mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách có thể khiến vết ghẻ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho bé về sau.
  • Nếu ghẻ phỏng xuất hiện ở quanh mũi miệng không được điều trị, tình trạng này thường xuyên lặp lại có thể dẫn đến biến chứng như viêm cầu thận cấp nguy hiểm.
  • Trẻ bị ghẻ phỏng vì ngứa ngáy nên thường khó chịu dẫn đến bé kém ăn, dễ quấy khóc.

Mặc dù bệnh ghẻ phỏng ở trẻ nhỏ vốn không nguy hiểm, dễ điều trị nhưng nếu không xử lý đúng cách, kịp thời thì bệnh dễ tái phát hoặc trở nặng hơn. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên chủ quan trước các biểu hiện bệnh của con nếu muốn bé yêu luôn được chăm sóc cách tốt nhất.

5. Bệnh ghẻ phỏng trị được không? Trị bằng cách nào?

Tìm kiếm phương hướng điều trị cho con luôn là vấn đề mà bố mẹ quan tâm mỗi khi con không khỏe. Bệnh ghẻ phỏng hoàn toàn có thể dễ dàng điều trị được nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Thế thì, trường hợp bị ghẻ phỏng ở trẻ em sẽ được điều trị như thế nào?

Đa số các chị em có con bị ghẻ phỏng chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh da liễu này bằng phương pháp tự nhiên hoặc bằng phương pháp điều trị y tế. Mẹ cùng tìm hiểu hai phương pháp phổ thông được tin dùng này nhé.

a. Phương pháp điều trị tự nhiên theo dân gian

Nhiều chị em tin dùng phương pháp điều trị tự nhiên theo dân gian đã được ông bà truyền lại qua nhiều năm tháng. Sau đây là một số cách trị ghẻ phỏng cho bé bằng các nguyên liệu tự nhiên:

  • Lá trầu không

Sử dụng lá trầu không để tắm cho bé cũng là một phương pháp trị bệnh ghẻ phỏng hiệu quả đã được nhiều chị em áp dụng thành công. Vì lá trầu không có khả năng giúp diệt khuẩn và được xem là một loại kháng sinh nên có thể điều trị vết ghẻ phỏng hiệu quả.

Cách thực hiện:

    • Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa thật sạch.
    • Cho lá trầu không vào lượng nước sôi vừa đủ, đun sôi khoảng 5 phút để tinh chất ra hết trong nước.
    • Dùng nước lá trầu không pha với nước mát để tắm cho bé hằng ngày.
    • Áp dụng liên tục trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.

 

  • Lá mơ lông

Lá mơ lông cũng được liệt kê vào danh sách các loại lá giúp trị chứng ghẻ phỏng ở trẻ em hiệu quả. Bởi cớ, trẻ em bị ghẻ phỏng có thể lành bệnh nhờ lá mơ lông có khả năng giúp chống viêm và chữa lành vết thương cực hay. Tuy nhiên, áp dụng cách này hơi mất thời gian nhưng lại rất hiệu quả nên mẹ chịu khó kiên trì nhé.

Cách thực hiện:

    • Lấy 1 ít lá mơ lông, rửa thật sạch, có thể ngâm qua nước muối loãng để khử khuẩn.
    • Xay nhuyễn hoặc giã nát lá mơ lông. Sau đó vắt lấy nước cốt.
    • Dùng tăm bông thấm nước lá mơ lông rồi bôi lên các vết ghẻ phỏng của bé.
    • Thực hiện nhiều lần trong ngày để bé nhanh lành bệnh mẹ nhé.

 

  • Lá mướp

Vì công dụng tiêu diệt vi khuẩn và sát trùng cực nhạy nên lá mướp được xem là kẻ thù của bệnh ghẻ phỏng. Cách thực hiện việc điều trị cho bé bị ghẻ phỏng bằng lá mướp cũng rất đơn giản nên mẹ hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp này.

Cách thực hiện:

    • Lấy một ít lá mướp, rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút để khử khuẩn.
    • Thêm 1 thìa muối vào lá mướp rồi giã nhuyễn.
    • Thoa nước cốt lá mướp lên các vết ghẻ phỏng của bé.
    • Sau 30 phút, dùng khăn ướt để lau sạch hoặc rửa sạch vùng da bị phỏng.
    • Thực hiện ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

  • Nghệ

Từ xưa đến nay, nghệ vẫn luôn được xem là một vị thuốc quen thuộc đối với người Việt. Không chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng ngứa mà điều trị tình trạng bị ghẻ phỏng ở trẻ em còn giúp ngăn ngừa để lại sẹo hiệu quả.

Cách thực hiện:

    • Dùng ½ củ nghệ tươi, rửa sạch rồi giã nát.
    • Thêm 1 thìa cafe nước cốt chanh vào nước nghệ tươi, trộn đều.
    • Dùng bông tăm để thoa hỗn hợp nước nghệ chanh lên các vết ghẻ phỏng.
    • Áp dụng nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.

 

  • Sử dụng tinh dầu

Mẹ cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu để điều trị ghẻ phỏng cho bé yêu. Mẹ có thể chọn dùng tinh dầu đinh hương hoặc tinh dầu trà xanh để giảm ngứa và hỗ trợ điều trị vết thương cho bé.

Cách thực hiện:

    • Lấy một chậu nước pha ấm, thêm vài giọt tinh dầu vào (khoảng 5 giọt) nước
    • Dùng nước đó để vệ sinh vết ghẻ phỏng sẽ giúp giảm tình trạng viêm ngứa

Nếu mẹ muốn áp dụng phương pháp tự nhiên để trị bệnh ghẻ phỏng cho bé thì có thể lựa chọn một trong các cách ở trên để áp dụng cho bé nhé.

b. Phương pháp điều trị y tế

Ngoài các phương pháp điều trị cho trẻ em bị ghẻ phỏng nêu trên, mẹ có thể điều trị y tế cho bé bằng cách sử dụng thuốc bôi chuyên trị ghẻ, trong đó có ghẻ phỏng. Một số loại thuốc bôi đang được tin dùng như thuốc mỡ DEP, kem Eurax, Baby skin,…

Lưu ý:

  • Mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi cho bé
  • Trước khi thoa thuốc cho bé, mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ vết ghẻ phỏng. Chỉ nên thoa thuốc ở vị trí bị nổi ghẻ và không thoa vào các vị trí nhạy cảm như mắt.
  • Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

Vì bệnh ghẻ phỏng vốn không khó điều trị nên các chị em không cần phải quá lo lắng. Sử dụng đúng cách, an toàn và đều đặn cho bé, chắc chắn bệnh ghẻ phỏng sẽ nhanh chóng được chữa khỏi hiệu quả.

Kiến Thức Làm Mẹ: Tìm Hiểu Về Bệnh Ghẻ Phỏng Ở Trẻ Em 3

6. FAQ – Các thắc mắc liên quan khác

Healthyblog.net sẽ tiếp tục giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề trẻ bị ghẻ phỏng để các chị em không còn thắc mắc nữa.

a. Chăm sóc trẻ bị ghẻ phỏng như thế nào?

Khi bé yêu bị ghẻ phỏng, ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị cho bé, mẹ cũng cần chăm sóc bé đúng cách để ngăn ngừa bệnh lây lan và giúp bé nhanh khỏi bệnh.

  • Nếu bé bị ghẻ phỏng, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ toàn thân thể cho bé, đặc biệt là các vết ghẻ phỏng. Mẹ cũng hãy cắt ngắn móng tóc cho bé để ngăn ngừa bệnh lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
  • Nếu bé bị sổ mũi khi bị ghẻ phỏng, mẹ nên cho bé uống thuốc trị sổ mũi để tránh tình trạng bệnh lây nhiễm nặng.
  • Mẹ có thể cho bé nghỉ học hoặc báo trường với các thầy cô về tình trạng sức khỏe của bé để tránh lây nhiễm bệnh cho các bạn khác.
  • Không cho bé gãi hay cố gỡ các vết ghẻ phỏng vì sẽ khiến lây lan ghẻ cho các vị trí khác cách dễ dàng.

Việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho bản thân bé, môi trường sống xung quanh bé không chỉ ngăn ngừa bệnh lây nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh mà đây cũng là việc mẹ cần làm thường xuyên để phòng bệnh bị ghẻ phỏng ở trẻ em.

b. Trẻ bị ghẻ phỏng kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng luôn có ảnh hưởng đến sự hồi phục của bé. Vì vậy, khi bé bị mắc bệnh ghẻ phỏng, mẹ cũng cần biết được những món ăn mà bé cần kiêng để tránh bệnh càng thêm nặng. Sau đây là một số loại thực phẩm không có lợi cho bé đang bị ghẻ phỏng.

  • Hải sản

Hải sản tuy là loại thực phẩm dinh dưỡng, thơm ngon và bổ dưỡng như lại không thích hợp dành cho các bé đang điều trị ghẻ phỏng. Bởi cớ, trong hải sản có các loại protein lạ, đó là lý do vì sao nhiều người có cơ địa nhạy cảm khi ăn hải sản sẽ bị kích ứng. Do đó, khi bị ghẻ phỏng thì cơ thể bé đang không khỏe nên việc ăn hải sản rất dễ khiến bé bị dị ứng gây ngứa ngáy nhiều hơn.

  • Gạo nếp

Các món ăn được chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, chè nếp,… là những thứ bé cần kiêng trong giai đoạn này. Bởi cớ gạo nếp khiến vết thương dễ làm mủ, khó lành và dễ để lại sẹo hơn nên bé cần kiêng khi đang bị tổn thương da.

  • Thịt gà

Ăn thịt gà trong giai đoạn bị ghẻ phỏng có thể khiến vết thương bị sưng đỏ nên mẹ cũng cần chú ý loại ngay nguyên liệu này khỏi thực đơn của trẻ bị ghẻ phỏng nhé.

Giúp bé ăn đúng loại thực phẩm cần ăn, kiêng đúng loại thực phẩm cần kiêng vào đúng thời điểm là kiến thức chăm con khôn ngoan mà mọi bậc phụ huynh cần biết.

Với những kiến thức rất quan trọng để có thể chăm sóc, phòng ngừa và điều trị cho vấn đề bị ghẻ phỏng ở trẻ em mà mẹ cần nắm rõ. Healthyblog.net mong rằng những gì chúng tôi đem lại thật sự hữu ích để mẹ chăm sóc bé yêu cách tốt nhất trong giai đoạn nhạy cảm này.

 

Rate this post