Updated at: 21-09-2020 - By: admin

Nuôi con nhỏ, hẳn rằng không ít lần bạn đối diện với tình trạng trẻ bị cảm lạnh. Cảm lạnh dù là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, bệnh không nghiêm trọng nhưng những biến chứng của bệnh này lại rất nguy hiểm. Do đó, nếu bạn đã làm mẹ hay sắp làm mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý tình trạng bé bị cảm lạnh đúng mức. Nếu bài vẫn đang hoang mang về vấn đề này thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Làm Mẹ Cần Biết: Trẻ Bị Cảm Lạnh Nên Xử Trí Ra Sao? 1

1. Nhận biết tình trạng cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Cảm lạnh là một căn bệnh do virus gây ra. Cho đến hiện nay, bệnh cảm lạnh có thể xảy ra do 200 loại virus khác nhau tạo ra. Trong số đó, Rhinovirus là loại virus phổ biến thường gây ra cảm lạnh cho bé nhất. Vì trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên thường xuyên trở thành đối tượng bị bệnh cảm lạnh viếng thăm.

Làm sao để nhận biết bé đang bị cảm lạnh? Sau đây là một số triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ cảm lạnh.

a. Chảy nước mũi

Khi bị cảm lạnh, một triệu chứng thường thấy nhất ở trẻ đó chính là bị chảy nước mũi. Thông thường, nước mũi của trẻ bị cảm lạnh sẽ có màu trong. Một số trường hợp bé bị cảm lạnh lại có nước mũi màu xanh hoặc vàng xanh. Đây là dấu hiệu cho thấy chứng cảm lạnh của bé đang trở nặng và cần được quan tâm đặc biệt hơn.

b. Hắt xì

Mẹ nhận thấy bé bắt đầu có dấu hiệu hắt xì hơi liên tục thì rất có thể bé đang bắt đầu bị cảm lạnh. Hầu hết các bé bị cảm lạnh đều có biểu hiện hắt hơi thường xuyên. Tuy nhiên, trẻ hắt hơi còn có thể do bé đang bị viêm mũi dị ứng. Và trường hợp bị dị ứng mũi, trẻ thường sẽ cảm thấy ngứa mũi rất khó chịu.

c. Ho

Ho cũng là một triệu chứng quen thuộc không thể bỏ qua để giúp mẹ có thể nhận biết bé đang bị cảm lạnh.

d. Đau rát họng

Trẻ em khi bị cảm lạnh cũng sẽ có biểu hiện bị đau rát nơi cổ họng. Nếu mẹ nhận thấy bé bị sổ mũi, hắt xì, ho và đau rát cổ họng thì khả năng rất cảm là bé đang bị cảm lạnh.

e. Sốt

Tuy không phải là triệu chứng phổ biến nhưng cảm lạnh có thể dẫn đến tình trạng bé bị sốt. Vì vậy, sốt cũng được xem là một biểu hiện của bệnh cảm lạnh.

g. Mệt mỏi

Khi trẻ cảm lạnh, các bé thường thấy mệt mỏi, uể oải và khó chịu. Bé dễ quấy khóc và ít thích vui chơi hay vận động như thông thường.

h. Chảy nước mắt

Chảy nước mắt dù bé không khóc cũng là một biểu hiện của bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải trẻ nào bị cảm lạnh cũng chảy nước mắt nên mẹ cần theo dõi triệu chứng này cùng các triệu chứng khác nữa.

i. Sưng hạch bạch huyết

Khi quan sát, mẹ cũng có thể nhìn thấy hạch bạch huyết của bé bị sưng lên ở trên cổ, phía sau đầu và dưới nách bé.

k. Một số triệu chứng khác

Bên cạnh các triệu chứng phổ biến nêu trên, một vài bé khi bị cảm lạnh có thể có những triệu chứng khác như nôn mửa, tiêu chảy hay đau đầu.

Nhìn chung thì bệnh cảm lạnh ở trẻ em không khó để nhận biết, thế nên mẹ hoàn toàn có thể theo dõi các biểu hiện của bé để sớm nhận ra bé có đang bị cảm lạnh hay không nhé.

Làm Mẹ Cần Biết: Trẻ Bị Cảm Lạnh Nên Xử Trí Ra Sao? 2

2. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị cảm lạnh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị cảm lạnh vì sức đề kháng của bé còn rất non nớt. Như bạn đã biết, cảm lạnh là căn bệnh do virus gây ra. Và có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ bị cảm lạnh. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến nhất.

a. Bé bị lây nhiễm từ người mắc bệnh

Khi tiếp xúc với một người bị cảm lạnh, bé có thể bị lây nhiễm theo. Chẳng hạn như người bệnh hắt hơi khiến virus bay sang bé. Hoặc khi người bệnh đưa tay che miệng khi ho hay hắt hơi, sau đó không rửa tay và chạm vào người bé thì cũng có thể mang virus sang cho bé khiến bé bị cảm lạnh.

b. Do bé cầm nắm các đồ chơi bẩn

Đôi khi, bé bị cảm lạnh còn có thể do tiếp xúc với các bề mặt nhiễm bẩn như đồ chơi, áo quần, giày dép,.. sau đó, các bé lại có thói quen mút tay nên dễ dàng đưa các chất bẩn cùng virus, vi khuẩn vào miệng gây bệnh.

c. Thời tiết thay đổi

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là thời tiết lạnh ẩm chính là cơ hội để cho virus, nấm mốc phát triển mạnh mẽ. Trẻ thường xuyên ở ngoài trời lạnh cũng bị tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh hơn.

Có thể nói, bệnh cảm lạnh dường như không ngoại trừ một đứa trẻ nào vì sức đề kháng của các bé còn yếu. Bên trên là ba nguyên nhân dễ khiến bé rơi vào tình trạng bị cảm lạnh nhất.

3. Xử trí như thế nào khi bé bị cảm lạnh?

Khi trẻ bị cảm lạnh, bệnh khiến bé vô cùng khó chịu, mệt mỏi và dễ cáu gắt. Vì vậy, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ, tinh thần, sinh hoạt hằng ngày cho đến việc học tập của trẻ. Vì vậy, mẹ cần sớm giúp con yêu thoát khỏi tình trạng cảm lạnh khó ưa này.

Thế thì khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì? Đây là câu hỏi mà mẹ cần trả lời được để có thể chăm sóc bé yêu cách tốt nhất khi bé không khỏe. Dưới đây là một số việc mẹ cần thực hiện cho bé.

a. Trị ho và sổ mũi cho bé

Vì triệu chứng phổ biến của cảm lạnh đó chính là ho và sổ mũi. Trong khi đó, ho và sổ mũi kéo dài khiến bé vô cùng khó chịu. Thế nên mẹ cần sớm giúp bé thoát khỏi tình trạng nêu trên. Một số cách để trị ho và sổ mũi mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé:

  • Sử dụng thuốc tây
  • Hấp cách thủy tắc mật ong
  • Chanh bạc hà trị ho
  • Hấp cách thủy quất đường phèn
  • Trà gừng trị ho
  • Nước hoa hồng đường phèn

b. Hạ sốt nếu bé bị sốt

Nếu bé nhà bạn bị sốt thì việc hạ sốt cho bé là điều quan trọng ngay lúc này. Mẹ cần thực hiện những việc sau đây để giúp con hạ sốt nhanh chóng:

  • Mặc áo thoáng mát cho bé
  • Cho bé uống nhiều nước
  • Chườm ấm hạ sốt
  • Đặt bé nằm ở nơi thoáng, tránh gió lùa và nhiều người vây quanh bé
  • Nếu bé sốt từ 38,5 độ trở lên có thể dùng thuốc hạ sốt. Trường hợp thấp hơn thì không nên. Mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt hoặc đắp gel lô hội để giúp giảm nhiệt độ cơ thể cho bé.

c. Cho bé uống thật nhiều nước

Trẻ em bị cảm lạnh phải làm sao? Một trong những việc cần làm khác mà mẹ nên thực hiện đó là cho bé uống nhiều nước hơn bình thường. Không chỉ khi bé bị sốt mới cần thêm nước mà bé bị cảm lạnh cũng cần uống nhiều nước.

d. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ góp phần giúp điều trị bệnh cho bé. Ở giai đoạn này, mẹ nên cho bé ăn những món ăn dạng lỏng như súp, cháo, canh,… bé cũng cần uống các loại nước có gas hoặc nước có đá lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe bé lúc này.

e. Sử dụng dầu có thể giúp điều trị cảm lạnh

Sử dụng dầu có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và chứng cảm lạnh cũng nhanh chóng được đẩy lùi. Mẹ nên thoa dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm vào lòng bàn chân bé, thoa một chút ở mũi, ngực, lưng và hai bên thái dương của bé.

Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì? Bên trên là những việc mẹ cần làm để điều trị bệnh cảm lạnh cho bé. Bệnh cảm lạnh vốn không nguy hiểm và có thể tự điều trị tại nhà nên nếu mẹ chú ý chăm sóc và điều trị đúng cách thì bé sẽ chóng khỏi thôi.

Làm Mẹ Cần Biết: Trẻ Bị Cảm Lạnh Nên Xử Trí Ra Sao? 3

4. FAQ – Giải đáp các thắc mắc liên quan khác

Đối với các chị em lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm gì nhiều, chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc khi thấy bé yêu bị cảm lạnh. Healthyblog.net sẽ giải đáp tiếp các thắc mắc liên quan khác để các chị em cùng hiểu rõ vấn đề này.

a. Bị cảm lạnh nặng có thể dẫn đến những biến chứng nào?

Trẻ bị cảm lạnh mặc dù là một bệnh tai mũi họng phổ biến, không nguy hiểm nhưng lại dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu bệnh trở nặng. Thế thì cảm lạnh ở trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng nào?

Một số biến chứng từ bệnh cảm lạnh không được điều trị đúng cách như bệnh viêm họng, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai cấp tính, viêm phế quản, viêm họng liên cầu khuẩn hay bị lên cơn hen suyễn. Vì các biến chứng trên mà mẹ cần sớm giúp bé trị cảm lạnh hiệu quả.

b. Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh như thế nào?

Chăm sóc trẻ đúng cách trong từng thời điểm là kiến thức quan trọng mà mẹ cần biết. Sau đây là một số lưu ý mẹ cần nhớ khi chăm sóc bé bị cảm lạnh.

  • Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc chai xịt mũi để tránh trường hợp sổ mũi kéo dài khiến bé bị viêm mũi nặng. Tuy nhiên, mẹ cần giúp bé làm sạch hốc mũi trước khi nhỏ hay xịt mũi. Nếu bé đã tự hỉ mũi được thì mẹ nên nhắc bé hỉ mũi, còn nếu bé chưa tự hỉ mũi được thì mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để giúp làm sạch hốc mũi cho bé.
  • Giữ ấm cơ thể bé là điều cần thiết để tránh bé bị cảm lạnh trở nặng. Mẹ nên mang tất chân cho bé đi ngủ buổi tối để bé có thể ngủ ngon hơn. Hãy chú ý nhiệt độ phòng để bé không quá lạnh mẹ nhé.
  • Xông hơi là cách giúp trị cảm lạnh cực kỳ hiệu quả. Thế nên mẹ hãy cân nhắc cách này để giúp bé vượt qua bệnh cảm lạnh nhé.
  • Bé bị ốm cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Thế nên, mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất (từ phòng ngủ, nhiệt độ, ánh sáng phòng, âm thanh) để bé có thể ngủ ngon hơn.
  • Mẹ cũng cần đảm bảo môi trường xung quanh bé thật sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh phát nặng.

Chăm sóc bé yêu với các lưu ý nêu trên sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn để có thể vượt qua bệnh tật. Bé bị ốm vốn dễ cáu gắt và hay khó chịu nên mẹ cần chú ý để giúp bé có thể dễ chịu hơn nhé.

c. Dùng thuốc liệu có an toàn cho bé?

Hiện nay trên thị trường có bán các loại thuốc hỗ trợ điều trị cảm lạnh cho bé như thuốc ho, thuốc ức chế ho, thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc vốn không tốt cho sức khỏe đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, với các bé dưới 4 tuổi thì nếu bệnh không nghiêm trọng, mẹ không nên dùng thuốc cho bé.

Cảm lạnh vốn không phải bệnh nguy hiểm và ho cũng là một phản ứng tự nhiên của bé. Thế nên mẹ cần chú trọng chăm sóc bé đúng cách, không nhất thiết dùng thuốc thì bé vẫn có thể khỏi cảm lạnh.

d. Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Như đã đề cập ở trên, trẻ cảm lạnh có thể điều trị tại nhà mà không cần đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây mẹ cần đưa bé đến bệnh viện:

  • Trẻ bị cảm lạnh kéo dài quá 10 ngày hoặc cảm lạnh không giảm sau 5 ngày
  • Trẻ bị ho có đờm xanh, vàng hoặc chảy nước mũi màu vàng xanh
  • Trẻ bị cảm lạnh sốt cao từ 39 độ
  • Trẻ xoa tai cách khó chịu liên tục
  • Trẻ bị ho dữ dội và kéo dài
  • Trẻ cảm thấy khó thở
  • Trẻ bị cảm lạnh nôn ói thường xuyên

Nếu bắt gặp các triệu chứng nêu trên, mẹ nên sớm đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra vì có thể bệnh đang trở nặng và bé có nguy cơ gặp phải các biến chứng.

e. Bé có thể bị cảm lạnh bao nhiêu lần một năm?

Dường như tất cả các trẻ em đều sẽ bị cảm lạnh nhiều lần trong đời, đặc biệt là khi các bé dưới 6 tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi có thể bị cảm lạnh từ 8 – 10 lần trong 1 năm. Trẻ từ khoảng 3 đến 5 tuổi có thể bị cảm lạnh 12 lần mỗi năm. Đặc biệt vào mùa lạnh thì trẻ sẽ dễ bị chứng cảm lạnh viếng thăm hơn.

f. Ngăn ngừa cảm lạnh cho bé như thế nào?

Vì cảm lạnh đem đến nhiều phiền toái và khó chịu cho bé nên mẹ cần giúp con ngăn ngừa cảm lạnh xảy ra. Mẹ có thể thực hiện các cách sau đây để hạn chế tối đa số lần mà bé có thể bị cảm lạnh như:

  • Dạy và giúp bé hình thành thói quen thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu bé chưa thể tự rửa tay thì mẹ hãy giúp bé nhé. Thói quen mút tay cũng là một yếu tố khiến tình trạng cảm lạnh ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra hơn.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bị cảm lạnh vì có thể khiến bé bị lây virus dẫn đến cảm lạnh.
  • Thường xuyên rửa sạch đồ chơi của bé vì đồ chơi bẩn cũng là một nguyên nhân mang mầm virus đến với bé.
  • Mẹ nên tập cho bé thói quen hắt hơi hay ho phải che tay lại và rửa tay sau khi đã ho hay hắt hơi.
  • Không để bé ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài, hãy giữ cơ thể bé được ấm áp vào mùa lạnh sẽ giúp hạn chế tình trạng bé bị cảm lạnh.

Các cách trên nếu áp dụng tốt có thể giúp bé ngăn ngừa và phòng bệnh cảm lạnh hiệu quả. Dĩ nhiên, bạn rất khó để tách li bé với mọi chất bẩn gây hại, thế nên hãy dạy bé ý thức ngay từ nhỏ mẹ nhé.

g. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm không?

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm hay không cũng là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng bé đang ốm nên không tắm cho bé. Tuy nhiên, điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khi cơ thể không sạch. Thay vì để bé ở dơ, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm (không tắm bằng nước mát lúc này) sẽ hỗ trợ trị cảm lạnh.

h. Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì?

Một câu hỏi khác cũng là thắc mắc của đông đảo các chị em đó chính: Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì? Sau đây là một số thực phẩm mẹ cần bổ sung cho bé trong lúc này.

  • Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi rất tốt cho trẻ bị cảm lạnh vì sẽ giúp diệt khuẩn và tăng sức đề kháng cho bé.
  • Khi bị cảm lạnh, bé nên ăn các món nấu nhừ và các món loãng như súp, cháo để dễ tiêu hóa. Ngoài ra, việc thêm hành hoặc gừng vào món ăn cũng góp phần trị bệnh và giúp bé chóng khỏe.
  • Bông cải xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên cực kỳ tốt cho trẻ bị cảm lạnh, mẹ nên bổ sung ngay vào thực đơn của bé nhé.
  • Sữa chua mang đến những lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng và hệ tiêu hóa để bé yêu được khỏe mạnh hơn, ăn ngon miệng hơn trong lúc bị cảm lạnh.

Với các loại thực phẩm tốt và rất phù hợp cho bé trong giai đoạn bị cảm lạnh trên, nếu mẹ bổ sung hợp lý thì chắc chắn bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh mà không cần phải dùng đến thuốc.

Healthyblog.net đã đem đến những thông tin cần thiết về vấn đề: trẻ bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã giải đáp các câu hỏi thường gặp của các chị em xoay quanh vấn đề này. Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích để thật sự giúp các mẹ bỉm chăm con bị cảm lạnh đúng cách, bé yêu chóng bình phục nhé.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post