Updated at: 22-04-2020 - By: admin

Trong khi mang thai, các vấn đề liên quan đến nước ối đều có thể xảy ra. Tùy vào nguyên nhân gây tác động cùng mức độ nghiêm trọng mà lượng nước ối có thể nhiều hơn bình thường hay ít hơn, thậm chí là không có nước ối. Vậy trong trường hợp bị cạn ối, thai nhi liệu có bị ảnh hưởng gì không, các biến chứng có thể xuất hiện không và làm gì khi bị cạn ối. Tất cả đều là những vấn đề khiến mẹ bầu lo lắng. Và bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn tình trạng cạn ối này.

Cạn ối là gì?

Cạn ối là tình trạng nước ối dùng để nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi bị cạn kiệt dần đi trong quá trình mang thai của mẹ. Vì nước ối có liên quan đến khả năng phát triển, vận động, cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ, làm lá chắn ngăn cản vi khuẩn xâm nhập nên khi cạn ối bé có thể gặp những hiểm nguy về sức khỏe, nghiêm trọng nhất là gây tử vong.

Cạn ỐiKhi mẹ bị cạn ối, lớp màng bảo vệ bé sẽ không còn và có thể khiến bé gặp các biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên, những hậu quả do cạn ối để lại sẽ khác nhau tùy vào từng thời điểm nước ối cạn. Nếu mẹ bầu bị cạn ối trong 3 tháng đầu, trẻ có thể gặp vấn đề với sự phát triển của các chi, cơ bắp, phổi và hệ tiêu hóa. Khi ở 3 tháng giữa, trẻ có thể bị khó khăn trong việc tập thở cùng sự phát triển của phổi. Ngoài ra, trong giai đoạn này, hệ bài tiết, tiêu hóa của có dấu hiệu không được bình thường khi bị cạn ối. Còn ở 3 tháng cuối, sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng, sinh thiếu tháng

Nguyên nhân cạn nước ối

  • Trên màng ối có một vết xước nhỏ khiến màng ối bị thủng nên sẽ xảy ra hiện tượng nước ối bị rỉ. Bên cạnh đó, bà bầu còn có thể bị vỡ ối nếu màng ối vỡ sớm làm cho nước ối chảy ra ồ ạt.
  • Bé bị thiếu dưỡng chất do nhau thai không cung cấp đầy đủ. Từ đó, các hoạt động sống và phát triển của bé bị thay đổi và ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn nước ối.
  • Thai nhi bị dị tật ở thận hoặc hệ bài tiết. Điều này khiến cho bé không bài tiết được đủ lượng nước tiểu cần thiết cho buồng nước ối.
  • Đối với những thai đã được hơn 40 tuần thường có tình trạng thai già tháng. Khi bị như vậy, các hoạt động của nhau thai bị suy giảm làm cho lượng nước ối để nuôi thai nhi cũng giảm theo.
  • Còn một lý do khác cũng khiến bà bầu bị cạn ối. Đó chính là vấn đề từ bản thân người mẹ. Mẹ mà bị cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường hay uống quá ít nước cũng khiến cho nước ối trong tử cung bị giảm đi.

Cạn nước ối có biểu hiện gì?

Cũng giống như hiện tượng rỉ ối, bà bầu cũng khó lòng biết được bản thân mình đang bị cạn ối để có thể tìm cách giải quyết từ sớm, trừ khi mẹ bầu đi khám thai mới được bác sĩ thông báo. Tuy rằng không dễ để nhận biết nhưng mỗi vấn đề đều có những biểu hiện riêng mà mẹ bầu có tìm hiểu từ trước và chú ý kỹ vẫn có thể phát hiện ra. Vì thế, những biểu hiện sau đây sẽ giúp bà bầu biết nguy cơ mình có thể bị cạn ối:

  • Kích thước vòng bụng

Việc bụng to ra khi mang thai là điều bình thường ở tất cả các phụ nữ. Quá trình em bé lớn lên từng ngày làm cho tử cung giãn ra để có thể chứa đủ người bé. Từ đó, vòng bụng của mẹ cũng sẽ to ra. Cứ theo thời gian từ khi mang thai đến khi sắp sinh, kích cỡ bụng của mẹ sẽ tăng dần theo từng giai đoạn. Chính vì vậy, khi mẹ thấy bụng mình không to ra thêm sau một thời gian hoặc có dấu hiệu nhỏ lại thì mẹ cần nghĩ ngay đến trường hợp cạn ối. Khi đó, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám lại cẩn thận.

Cạn ỐiMẹ có thể nhận ra được tình trạng cạn ối khi nhìn vào kích thước vùng bụng sau một thời gian mang thai

  • Mẹ ít đi tiểu và hay khát nước

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi, lượng máu đến thận cũng nhiều hơn. Thêm vào đó, khi kích thước thai nhi lớn sẽ vô tình gây ra sự chèn ép lên bàng quang cùng với quá trình lọc ối và thay nước ối liên tục. Chính những điều này đã làm cho mẹ bầu thường xuyên mắc vệ sinh. Vì vậy, khi xảy ra cạn ối có thể làm gián đoạn quá trình lọc và thay ối này. Cũng vì thế mà mẹ ít đi tiểu hơn. Có một điều ngược lại so với bình thường chính là dù ít đi tiểu nhưng mẹ bầu luôn trong tình trạng khát nước.

  • Hơi thở có mùi

Các mẹ có thể sẽ không biết hơi thở của mẹ có thể có mùi lạ khi nước ối bị cạn. Những trường hợp như nước ối bị đục, bị cạn, bị ô nhiễm hay thai bị phân hủy trong tử cung mà không biết đều khiến cho mẹ thở ra mùi hôi. Vì thế, khi thấy hơi thở của mình có mùi hôi dù đã chải răng sạch sẽ thì mẹ có thể khẳng định mình đang bị một trong các trường hợp trên, có thể là cạn ối.

  • AFI (chỉ số xác định nước ối)

Chỉ số này thường được xác định khi mỗi lần mẹ đi khám thai. Sau khi khám siêu âm về tình trạng trẻ, bác sĩ sẽ làm những chỉ số này để biết được lượng nước ối có trong bụng mẹ. Với những chỉ số này, mẹ có thể biết chắc chắn rằng lượng ối của mình có đủ hay không và kịp thời xử lý được. Nếu như sau khi đo, kết quả là 3cm trở xuống thì mẹ không có nước ối. Từ 3-5cm, mẹ bị thiếu ối nặng và là thiếu ối trung bình khi chỉ số ở mức 5-7cm.

Cạn ỐiBảng chỉ số AFI giúp mẹ biết lượng nước ối có trong cơ thể

Cạn ối có nguy hiểm không?

Giống với rỉ ối, cạn ối cũng gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng tới thai nhi. Nếu không có nước ối, thai nhi có thể phải đối mặt với việc cơ thể bị nén gây ra các dị tật bẩm sinh, những nguy cơ về sảy thai hay thai chết lưu cũng vì thế mà tăng cao hơn. Còn khi bị thiếu ối, trẻ có thể chậm phát triển, khi sinh ra bị thiếu tháng hoặc gặp phải các vấn đề trong khi chuyển dạ và sinh nở. Vì nguy cơ không thể khỏe mạnh và có thể tử vong cao như vậy, nên cạn ối là rất nguy hiểm nếu không được phát hiện từ sớm.

Cạn ối có sinh thường được không?

Nước ối có vai trò giúp trẻ ra đời an toàn và không bị sinh thiếu tháng. Cho nên, với tình trạng cạn ối mà vẫn muốn sinh thường là điều không thể thực hiện được. Lý do cho điều này là vì khi chuyển dạ mà không có nước ối, thai nhi dễ bị chết ngạt khi tử cung co bóp mạnh, siết chặt lấy thai dẫn đến tình trạng suy thai và tử vong. Chính vì vậy, để đảm bảo được sức khỏe cùng sự an toàn cho cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ tiến hành đẻ mổ cho mẹ.

Cạn nước ối bao nhiêu thì phải mổ?

Lượng nước ối nhiều hay ít là do bị tác động bởi nhiều yếu tố như thận của thai phát triển chậm làm giảm khả năng bài tiết của thai khiến cho nước ối bị thiếu nước tiểu. Hoặc các bệnh lý mà mẹ mắc phải (tiểu đường, cao huyết áp, nhiễm trùng mất nước, rò rỉ nước ối… ) cũng làm cho mẹ bị thiếu ối hay cạn ối. Vậy lượng nước ối như thế nào thì phải sinh mổ? Chính là khi mực ối chưa được 200ml (chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm) khi đã mang thai đến tuần 37 hoặc lớn hơn thì mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ.

Cạn nước ối nên uống gì?

Tùy vào mức cạn ối cùng thời điểm mang thai của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên.

Nếu bạn đang mang thai trong 3 tháng đầu và giữa thai kỳ khi đang bị cạn ối, bạn sẽ cần làm các cuộc kiểm tra để xem lượng nước ối bị cạn là nhiều hay ít và nguyên nhân bắt nguồn từ đâu, từ mẹ hay thai nhi. Trong trường hợp mẹ bị cạn ối do mắc phải các bệnh lý thì bạn sẽ phải thực hiện chấm dứt thai kỳ để tập trung vào điều trị triệt để các căn bệnh này. Sau khi khỏi mới có thể tiếp tục mang thai lại. Còn nếu như tình trạng cạn ối là vì thai nhi bị bất sản hệ niệu, dị tật bẩm sinh. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bà bầu nên chấm dứt quá trình mang thai.

Với trường hợp mẹ đã mang bầu được tới tuần ở giai đoạn cuối thai kỳ, tình trạng cạn ối vẫn có thể cải thiện được nếu mẹ bổ sung đủ nước. Do đó, điều mẹ bầu cần làm là nghỉ ngơi và uống tầm 2,5 đến 3 lít nước khoáng hằng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thực hiện việc này bằng cách truyền dịch trong bệnh viện. Vì cũng gần tới thời gian vượt cạn nên việc theo dõi thường xuyên lượng nước ối là rất cần thiết. Cho nên, mẹ cần đo lượng ối 1-2 ngày một tuần, cứ đúng lịch trình như vậy cho tới khi trẻ ra đời. Mẹ bầu cũng có thể phải đẻ sinh mổ nếu thai nhi đã được 37 tuần tuổi để đảm bảo an toàn.

Cạn ỐiBổ sung nước đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu được tình trạng cạn ối

Kết luận

Mẹ bầu giờ đã có thể biết được rằng tình trạng cạn ối là rất nguy hiểm dù là ở thời điểm nào của thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai để biết được lượng nước ối. Nhờ đó, khi có nguy cơ bị biến chứng, mẹ bầu cũng nhanh chóng được hỗ trợ điều trị. Điều này sẽ giúp cho mẹ và bé đều được an toàn.

Xem thêm:

Dấu Hiệu Thai Lưu – Cách Nhận Biết Và Ngăn Ngừa

Nguồn tham khảo

  • https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-24-tuan/dau-hieu-canh-bao-me-bau-bi-can-nuoc-oi-33482.html
  • https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-31-tuan/chi-so-nuoc-oi-bao-nhieu-thi-phai-sinh-mo-33347.html
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/307082.php
  • https://www.glowm.com/section_view/heading/Amniotic%20Fluid:%20Physiology%20and%20Assessment/item/208

 

Rate this post