Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Hầu hết các mẹ khi mang thai đều sẽ bị ốm nghén. Khi đó, những triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa thường hay xảy đến. Nhưng với cơ địa khác nhau ở từng mẹ mà có người chỉ bị nghén vài lần trong thời gian ngắn, cũng có người thì nghiêm trọng hơn và thời gian cũng lâu hết hơn.

Trong trường hợp nghén nặng, những cảm giác khó chịu của ốm nghén sẽ luôn làm phiền mẹ không ngừng. Bên cạnh đó, thức ăn nào mẹ ăn vào cũng đều bị nôn ra. Vậy phải làm sao để mẹ bầu ốm nghén không ăn được thứ gì có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem sao nhé.

Vì sao mẹ bị ốm nghén không ăn được gì?

Việc bà bầu bị ốm nghén đến mức không thể ăn được thức ăn gì có thể xuất phát từ nhiều thứ. Nếu nói về bản thân mẹ bầu thì đó chính là sự thay đổi các nội tiết tố, đặc biệt là sự xuất hiện của hormone thai kỳ. Nhờ có hormone thai kỳ cơ thể mẹ có thể thích ứng với sự hình thành em bé và hỗ trợ cho bé phát triển. Nhưng cũng vì hormone này mà mẹ sẽ bị ốm nghén.

Xét về những tác động bên ngoài thì chính là thói quen thường nhật của mẹ. Nếu mẹ thường xuyên ăn những món cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho hoạt động dạ dày kém dần đi. Những cơn ợ chua, trào ngược vì thế mà hay xảy ra. Sau thời gian dài, cơ thể mẹ sẽ càng mệt mỏi và không ăn uống được gì nữa.

Vấn đề quan trọng và ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến chính là tâm lý của mẹ. Mặc dù có thể mẹ chỉ bị ốm nghén nhẹ thôi nhưng những lo lắng, bất an cứ liên tục ập đến hoặc trong gia đình xảy ra điều gì đó đều khiến mẹ không ngừng hồi hộp, suy nghĩ triền miên. Lâu dần, tình trạng ốm nghén của mẹ càng nặng hơn, gặp món gì cũng đều không muốn ăn. Ngoài ra, khi mẹ hay thức khuya và không nghỉ ngơi đầy đủ hoặc làm việc quá sức cũng đều làm cho chứng ốm nghén trở nên nghiêm trọng.

Óm nghén không ăn được gìThức khuya là một những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén nặng

Mẹ bị ốm nghén không ăn được gì kèm biểu hiện như thế nào?

Ốm nghén là điều hết sức bình thường ở mỗi phụ nữ mang thai nhưng nó cũng gây ra không ít phiền muộn cho nhiều chị em. Không chỉ là các chứng buồn nôn, khó chịu kéo dài mà các mẹ luôn thấy mệt mỏi trong người. Cả cơ thể đều như mất dần năng lượng để làm việc.

Bên cạnh đó, đối với bất cứ món ăn nào, mẹ đều không muốn ăn, không chịu được mùi hoặc ăn vào món nào đều bị nôn ra hết. Tuy nhiên, tùy theo mức độ nghiêm trọng của ốm nghén mà sức khỏe của mẹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hay ít.

  • Ốm nghén nhẹ và bình thường

Trong trường hợp ốm nghén chỉ ở mức nhẹ cho đến bình thường, bà bầu sẽ có những dấu hiệu của buồn nôn, nôn mửa. Tuy nhiên, số lần bị nghén sẽ không nhiều và thường ngắt quãng. Cơn nghén này sẽ cách cơn nghén kia một khoảng thời gian. Ngoài ra, việc ăn uống của mẹ bầu bị ốm nghén bình thường cũng sẽ không thay đổi nhiều vì chỉ có một số ít món ăn mới khiến mẹ bị buồn nôn.

Vì thế, mẹ bầu vẫn có thể giữ lại được lượng thức ăn đã đưa vào cơ thể để cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng mẹ và thai nhi. Không chỉ vậy, lượng nước có trong người mẹ cũng không bị mất quá nhiều.

  • Ốm nghén nặng

Không giống như những người bị ốm nghén bình thường, mẹ bầu bị ốm nghén nặng gặp nhiều vất vả và khó khăn hơn. Mẹ không chỉ bị những triệu chứng buồn nôn, nôn mửa mà còn có tình trạng đau đầu, đi tiểu ít, lượng nước tiểu giảm, mệt mỏi, chóng mặt, không ngửi được mùi đồ ăn nóng, nồng mùi, đồ sống, tanh. Bên cạnh đó, số lần nôn mửa của mẹ rất nhiều và thường xuyên.

Chỉ cần lại gần đồ ăn, dù là món gì mẹ cũng đều không thể ăn được hoặc có ăn vào cũng bị trào ngược lại khiến mẹ bị nôn ói cả ngày và đêm. Cũng vì lý do này mà cơ thể không thể ăn uống được bất cứ món gì, chất dinh dưỡng cùng lượng nước vì thế mà thiếu hụt dần dẫn đến người mẹ bị kiệt sức, sụt cân.

Làm sao khi bị ốm nghén không ăn được gì?

  • Thử ăn các món dễ chịu ít mùi

Dù rằng bà bầu khi bị ốm nghén hay bị buồn nôn, nôn mửa mỗi khi lại gần thức ăn nhưng vẫn có những loại thực phẩm có mùi dịu nhẹ và giảm chứng ốm nghén rất tốt:

  • Ăn những món mát lạnh

So với những món ăn cay và nóng thông thường, những món ăn lạnh thường dễ chịu hơn. Có thể bạn chưa biết, thức ăn nóng thường rất dậy mùi có thể làm cho mẹ buồn nôn. Bên cạnh đó, gia vị cay có thể làm hư hại dạ dày của mẹ. Vì vậy, mẹ bầu mà muốn ăn uống được dễ dàng thì nên chuyển qua những món mát mát lành lạnh. Điển hình của loại thực phẩm này chính là kem trái cây hay nước ép.

  • Ăn thanh long

Với lượng vitamin dồi dào, thanh long sẽ giúp cung cấp cho cơ thể mẹ các chất vi lượng cần thiết. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của mẹ cũng được cải thiện, các chứng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn sẽ giảm hẳn đi nhờ chất xơ và nước có trong loại quả này.

  • Dùng quả nho

Không chỉ có thanh long, nho cũng bổ sung cho mẹ nhiều chất cần thiết như vitamin C, đường glucose, chất xơ. Nhờ đó, mẹ sẽ không còn cảm thấy nôn nao, buồn nôn nữa và hệ tiêu hóa của mẹ cũng hoạt động tốt hơn.

  • Uống nước trái cây

Ngoài món kem trái cây, mẹ có thể dùng thêm những món nước ép từ chanh, táo, cà chua, chuối. Thức uống từ những trái cây này sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa của mẹ. Hơn nữa, mẹ còn có thêm vitamin C, protein cùng các chất chống oxy hóa.

  • Ăn bánh mặn

Món bánh mặn thường có mùi hương nhẹ dịu, không quá nồng nên mẹ có thể sử dụng. Thêm vào đó, bánh mặn còn giúp kích thích vị giác và làm giảm chứng buồn nôn hiệu quả. Mặc dù bánh mặn chống nôn rất tốt nhưng mẹ cũng không nên ăn quá nhiều. Thay vào đó, mẹ nên ăn thêm một số món khác để không bị thiếu chất.

Óm nghén không ăn được gìBánh mặn giúp mẹ bầu ốm nghén chống nôn hiệu quả

  • Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt

Bên cạnh bánh mặn, mẹ nên dùng thêm bánh quy từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nướng, ngũ cốc hỗn hợp. Những món ăn này đều giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, hệ tiêu hóa được ổn định hơn. Mẹ sẽ không còn triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, trào ngược thức ăn như lúc trước.

Áp dụng một số phương pháp dân gian

  • Uống nước mía và gừng tươi

Với cách làm này, mẹ nên dùng 100ml nước mía cùng 10g gừng tươi. Trước khi chế biến, gừng tươi cần được rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, vắt gừng lấy nước và nhỏ vài giọt vào nước mía rồi khuấy đều lên. Sau khi hâm nóng lên là có thể uống.

  • Làm món cá diếc, sa nhân cùng gừng tươi

Để làm món này, mẹ cần chuẩn bị 1 con cá diếc, 3g sa nhân, gừng tươi và hành với gia vị vừa đủ. Đầu tiên, mẹ đem cá diếc đi đánh vảy, bỏ ruột và gan đi rồi rửa sạch. Tiếp theo, cho sa nhân vào trong bụng cá rồi đem đi hấp. Đến khi cá nhừ, nêm thêm gia vị với lượng vừa đủ rồi ăn lúc còn nóng.

  • Nấu thịt lợn nạc với hoài sơn và gừng tươi

Chuẩn bị 100g hoài sơn, 5g gừng tươi và 50g thịt lợn nạc. Thịt lợn đem rửa sạch rồi thái thành miếng với hoài sơn. Gừng thì đập cho dập ra rồi cho tất cả vào nồi nấu nhừ. Cuối cùng, cho chút gia vị và dùng nóng.

  • Nấu nước từ phật thủ, gừng tươi và đường cát

Lấy 10g phật thủ, 2 lát gừng tươi cùng một lượng đường cát vừa đủ hãm trong bình nước sôi đậy kín rồi chờ 20 phút. Sau 20 phút, đổ ra ly uống như nước trà hằng ngày.

  • Sắc lấy nước từ nho khô và rễ gai

Mẹ đem 30g nho khô và 10g rễ gai đi sắc lấy nước. Nước này mẹ nên uống liên tục trong 3 ngày, ngày 2 lần.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày

Không chỉ có chế độ ăn uống mà các thói quen hằng ngày của mẹ cũng là một phần nguyên do khiến mẹ bị ốm nghén. Cho nên, thay vì ép bản thân ăn những món buồn nôn, khó nuốt, mẹ nên điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi. Vì lúc ốm nghén mẹ đã rất mệt mỏi và mất nhiều sức nên nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp mẹ thoải mái hơn. Đặc biệt, mẹ không nên thức khuya mà hãy đi ngủ sớm. Không chỉ vậy, mẹ cũng cần xây dựng tâm lý. Mẹ nên giữ cho mình một thái độ lạc quan, tâm hồn vui vẻ. Làm như vậy, tinh thần mẹ sẽ tốt lên và có thể ăn uống như bình thường.

Truyền dịch khi cần thiết

Việc truyền dịch nhằm mục đích giúp cho người bệnh bổ sung nước, cơ thể khỏe hơn và nhanh hết bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Nếu như là những bệnh nhân bình thường thì phương pháp truyền dịch này là hoàn toàn tốt với sức khỏe của họ. Nhưng trong trường hợp là những bà bầu thì cần phải được cân nhắc. Mẹ bầu mà chỉ bị tình trạng ốm nghén nhẹ hay ở mức bình thường, nghĩa là vẫn có thể ăn được một số món và không bị nôn mửa liên tục thì chỉ cần ở nhà tĩnh dưỡng, sinh hoạt, ăn uống phù hợp. Sau một vài tháng, kỳ thai nghén sẽ tự động biến mất và mẹ sẽ khỏe lại như bình thường.

Ốm nghén thực chất chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì nguy hiểm nên căn bản không cần điều trị. Nhưng trong trường hợp mẹ là người bị ốm nghén nặng thì lại khác. Vì lúc này, cơ thể sẽ rất yếu ớt, không thể ăn uống nổi một món gì nên rất dễ bị thiếu chất và thiếu nước. Cho nên, bác sĩ sẽ thường xem xét nếu thấy cần thiết sẽ cho mẹ bầu ốm nghén nặng truyền dịch. Để đảm bảo an toàn mẹ cần đến những bệnh viện, cơ sở uy tín có bác sĩ chuyên môn cao để tiến hành truyền dịch đúng cách. Vì chỉ cần sai lệch một chút cũng có thể gây hại cho cả hai mẹ con.

Óm nghén không ăn được gìTruyền dịch chỉ nên thực hiện khi mẹ bầu ốm nghén nặng

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi mẹ bị ốm nghén thường sẽ không thể chịu được mùi của những món ăn quá nồng, tanh… nên việc ăn uống hằng ngày sẽ gặp đôi chút khó khăn. Vì không nạp được chất dinh dưỡng vào trong cơ thể nên nhiều mẹ hay lo lắng rằng bản thân không ăn uống được có thể sẽ làm cho bé bị đói, không thể phát triển tốt được. Vì cứ bất an như thế suốt một thời gian dài hoặc cứ cố gắng ăn dù không thể nuốt hay ngửi, nhiều mẹ đã rơi vào tình trạng ốm nghén trầm trọng, bị nôn mửa liên tục.

Cho nên, các chị em cần phải biết điều này: vấn đề tâm lý mới là điều cần lưu ý nhiều hơn vì chỉ cần mẹ suy nghĩ nhiều cũng có thể khiến bé không phát triển được tốt. Còn tình trạng thai nghén không hề tác động nhiều đến em bé như nhiều mẹ vẫn lầm tưởng. Bởi từ khi sinh ra, trẻ đã có một khả năng chính là tự hấp thụ dưỡng chất. Dù mẹ không ăn được nhiều và có thể bị nghén nhưng bé vẫn sẽ phát triển bình thường nhờ vào nguồn dinh dưỡng có trong cơ thể người mẹ. Do đó, bé sẽ hoàn toàn bình thường mà lớn lên.

Chỉ trừ trường hợp, mẹ bị ốm nghén nặng, hay nôn mửa liên tục, không ăn uống được thứ gì mới là điều đáng ngại. Lúc này, mẹ sẽ thiếu chất và kiệt sức dần đến khi không còn chất gì trong cơ thể, ngay cả nước cũng sẽ mất dần đi. Thai nhi sau một thời gian khi đã lấy hết dưỡng chất cũng sẽ không sống được. Khi đó, mẹ sẽ cần nhập viện để được điều trị và sử dụng cách bổ sung dưỡng chất khác giúp bảo vệ mẹ và thai nhi. Do đó, nếu không phải là trường hợp ốm nghén nghiêm trọng như vậy thì mẹ hoàn toàn yên tâm là bé vẫn luôn ổn định.

Sau thời gian bao lâu thì mẹ hết ốm nghén?

Khi mẹ bắt đầu mang thai, trong cơ thể người mẹ thường sẽ có một vài thay đổi. Trong những thay đổi ấy, có sự xuất hiện của hormone thai kỳ. Lý do của việc có mặt của loại hormone đều là vì chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển của em bé được thuận lợi trong thời gian sắp tới. Cũng vì thế mà mẹ mới có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, sợ ngửi mùi thức ăn tanh, nồng của thai nghén. Chỉ đến khi các cơ quan của bé đã phát triển ổn định thì mẹ mới không bị nghén nữa.

Thông thường, thời gian thai kỳ mẹ hay bị ốm nghén nhất chính là từ tuần 8 đến tuần 12. Nhưng cũng có người sẽ gặp hiện tượng thai nghén sớm hơn, vào khoảng tuần 4 đến tuần 6 hoặc là muộn hơn (sau tuần thai thứ 12). Nguyên nhân là vì cơ địa của từng mẹ bầu sẽ không giống nhau nên thời điểm mà nghén xuất hiện cũng vì thế sẽ khác. Tuy nhiên, đa phần phụ nữ mang thai đều có chứng thai nghén kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tháng là sẽ tự động chấm dứt. Một số ít trường hợp có thể sẽ kéo dài cho đến khi bé chào đời. Dù là tình trạng nào thì chỉ cần mẹ bầu ăn uống, sinh hoạt điều độ là có thể yên tâm bé sẽ ra đời khỏe mạnh.

Kết luận

Vì nhiều lý do mà tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trở nên nặng hơn. Cũng chính vì điều này mà những mẹ bị ốm nghén không ăn được thứ gì để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho bản thân và thai nhi. Do đó, để giúp cho tình hình khả quan hơn, mẹ hãy tham khảo những phương pháp trên nhé.

Xem thêm:

Làm Sao Để Khắc Phục Hiện Tượng Chồng Ốm Nghén Thay Vợ? Bác Sĩ Trả Lời

Nguồn tham khảo

  • https://vicare.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-tinh-trang-om-nghen-cua-ba-bau/
  • https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/bi-nghen-nen-an-gi-5-loai-trai-cay-duoi-ngay-om-nghen
  • https://www.healthdirect.gov.au/morning-sickness

 

Rate this post