Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Ốm nghén là triệu chứng thường gặp nhất trong thai kỳ khiến cho các mẹ bầu vô cùng khó chịu và mệt mỏi, đặc biệt là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, nhiều chị em cũng băn khoăn không biết ốm nghén là gì, có ảnh hưởng đến thai nhi không. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Ốm nghén khi mang thai là gì?

Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai đã phải trải qua những khoảng thời gian tồi tệ, tưởng như là “đất trời sụp đổ” đến nơi: lúc nào cũng thấy đắng miệng, lợm giọng buồn nôn, nhất là vào buổi sáng sớm. Đến giai đoạn cuối thai kỳ, khi trọng lượng thai đã lớn dần thì lại hay bị ợ nóng, đầy hơi, thậm chí có người còn bị táo bón, phù chân, tiểu đường thai kỳ,…

Ốm NghénỐm nghén luôn là “nỗi ám ảnh” của chị em khi mang bầu

Có chị em lại thèm ăn đủ thứ “linh tinh” mà bình thường không bao giờ ăn. Hiện tượng này còn gọi là ốm nghén hay “ăn nghén”, “ăn dở”. Loại thức ăn mà nhiều mẹ bầu thường cảm thấy thèm là các loại đồ ngọt như: đường, sữa, các thực phẩm có gia vị, các loại trái cây chua, trái vụ và các loại bánh mặn.

Tùy cơ địa từng người mà tình trạng ốm nghén nặng nhẹ khác nhau. Chính vì ốm nghén khi mang thai mà nhiều chị em bị thiếu chất, con sinh ra bị suy dinh dưỡng, còi xương, sức đề kháng kém. Bởi vậy, vấn đề dinh dưỡng khi mang thai được mẹ bầu đặt lên trên hàng đầu. Đồng thời, thịt cá được xếp hạng cao nhất trong khẩu phần ăn của bà bầu bởi những dưỡng chất mà chúng mang lại.

Ốm nghén xảy ra khi nào, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hầu hết các trường hợp ốm nghén khi mang thai sẽ bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Đối với một số người, triệu chứng ốm nghén còn đến ngay từ tuần thứ 4 – trước khi người mẹ biết mình đã có thai. Hiện tượng này có khi kéo dài suốt 9 tháng mang thai. Khi ốm nghén triệu chứng phổ biến nhất có thể kể đến là: buồn nôn, nôn ói, đau đầu, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân,…

Khi bị ốm nghén, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chân tay uể oải, thậm chí ở nhiều trường hợp nặng còn có thể gây mất nước, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, ốm nghén không hề gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu có lợi vì nó khẳng định thai nhi đang phát triển tốt trong bụng mẹ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc mẹ bầu bị ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi, chóng mặt,… như là một cách để cơ thể loại bỏ những chất độc hại trong cơ thể. Từ đó, tạo cho thai nhi có môi trường để phát triển tốt nhất.

Xem thêm:

Bao Lâu Mới Hết Ốm Nghén – Thắc Mắc Thường Gặp Của Mọi Mẹ

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng ốm nghén khi mang thai?

Có thể nói, ốm nghén mệt mỏi là giai đoạn “xấu xí” nhất mà chị em phụ nữ nào cũng phải trải qua để thực hiện thiên chức của người mẹ, được đón con yêu về nhà. Trong đó, mệt mỏi và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến khi mang thai mà chị em nào cũng từng gặp phải.

Tình trạng ốm nghén xảy ra trong 12 tuần đầu rồi giảm dần, nhưng cũng có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Hiện tượng này xảy ra do sự tăng lên của hormone nội tiết BNCG (tiếng Anh gọi là Human chorionic gonadotropin). Đây chính là “thủ phạm” gây ra chứng ốm nghén đau đầu chóng mặt ở thai phụ. Bởi lẽ, khi mang thai, mức độ ß hCG trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên gấp đôi và điều này dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng.

Ốm NghénMệt mỏi và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến của ốm nghén

Đồng thời, khi mang thai, khứu giác của người phụ nữ trở nên nhạy cảm, “khó tính” hơn. Và khi ngửi thấy bất cứ mùi gì lạ như nước hoa, khói thuốc lá, mắm tôm, xăng dầu, thực phẩm,… đều có thể khiến họ “nôn thốc nôn tháo”.

Một nguyên nhân nữa gây ra triệu chứng ốm nghén là do sự thay đổi đường tiêu hóa của mẹ bầu trong những tuần đầu khi mới mang thai. Khi mức progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản tăng lên sẽ khiến cho lượng thức ăn trong dạ dày bị tích tụ lại, lên men dẫn đến khó chịu, ợ hơi, buồn nôn và nôn ói.

Với những chị em mang đa thai, lượng hCG, estrogen và các hormone khác trong cơ thể đều sẽ cao hơn. Do đó, hiện tượng ốm nghén tất yếu sẽ nặng hơn. Đặc biệt, những chị em nào đã bị ốm nghén ở lần mang thai trước hoặc có tiền sử bị phản ứng phụ là nôn ói khi uống thuốc tránh thai, có thể do cơ thể không tương thích với estrogen.

Không chỉ có vậy, ốm nghén còn mang tính chất di truyền. Đối với những gia đình đã có “lịch sử” bị nghén, chẳng hạn nếu mẹ và chị em bị ốm nghén nặng khi mang thai thì những thai phụ đó sẽ có nguy cơ bị nghén cao hơn.

Xem thêm: Bật Mí Cách Trị Ốm Nghén Khi Mang Thai Tại Nhà An Toàn

Ốm nghén như thế nào thì phải đi gặp bác sĩ?

Bà bầu bị ốm nghén thường xuyên cảm thấy buồn ngủ (có người còn bị “nghén ngủ”), cơ thể rã rời, thiếu năng lượng, mệt mỏi. Lúc này, mẹ bầu không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, hiện tượng nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt luôn “làm phiền” khiến cho chị em cảm thấy bối rối. Khi tình trạng ốm nghén trở nên khó kiểm soát, thai phụ bị nôn mửa liên tục dẫn đến mất nước và tiểu ít thì người nhà cần đưa ngay đến bệnh viện để có biện pháp hỗ trợ, điều trị kịp thời.

Ốm NghénKhi bị ốm nghén nặng, thai phụ cần phải đến bệnh viện ngay

Một số triệu chứng ốm nghén nặng có thể xuất hiện như sau: mẹ bầu không thể ăn uống được nhiều hơn một lần trong ngày, nôn mửa trên 4 lần trong ngày. Sau một tháng mang thai, mẹ bầu bị sụt trên 1 kg cân nặng. Triệu chứng ốm nghén phổ biến là nôn kèm theo đau đầu hoặc sốt.

Cần lưu ý, trong trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng, nôn quá nhiều khiến cơ thể bị suy nhược, mất nước và mất sức, ăn uống không được thì nên đi khám bác sĩ ngay. Không nên tùy tiện truyền nước để tránh các phản ứng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Bà Bầu Có Nên Truyền Dịch Để Giảm Ốm Nghén Không?

Làm thế nào để giảm các triệu chứng ốm nghén khi mang thai?

Ốm nghén là triệu chứng khó chịu khiến cho các mẹ bầu “ăn không ngon, ngủ không yên”. Chính vì vậy, việc tìm ra các biện pháp để giảm triệu chứng ốm nghén luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chị em.

Nếu khi mang thai không ăn uống được, các mẹ bầu có thể dùng Vitamin B6 để đảm bảo thai nhi có đủ chất dinh dưỡng. Có thể suốt thai kỳ các mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin, thuốc bổ ở dạng nước hay dạng viên như axit folic, sắt, canxi,… Chính vì vậy, để tránh khó chịu, nôn ói, mẹ bầu hãy uống thật nhiều nước và có thể ăn nhẹ một món ngon ưa thích sau khi uống thuốc.

Xem thêm:

Bà Bầu Nghén Không Ăn Được Phải Làm Sao?

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu nên thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong để uống hàng ngày sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả.

Trong trường hợp ốm nghén đau đầu chóng mặt và mệt mỏi, mẹ bầu hãy đến nhờ bác sĩ kê toa để vượt qua giai đoạn khó khăn của thai kỳ. Loại thuốc phổ biến nhất là Zofran, vitamin B12, Unisom,… sẽ khiến chị em cảm thấy dễ chịu hơn.

Đồng thời, khi bị ốm nghén nhiều, chị em cần chú ý bổ sung kẽm vào chế độ ăn hàng ngày để giúp kiềm chế cơn buồn nôn. Việc ngậm một vài lát chanh hoặc vài giọt nước cốt chanh cũng giúp mẹ bầu đỡ buồn nôn. Bên cạnh đó, lá bạc hà tươi, một vài giọt tinh dầu hoặc viên kẹo bạc hà cũng có thể giữ ổn định cho dạ dày của chị em mà không cần đến bất kỳ loại thuốc điều trị nào khác.

Ốm NghénLàm sao để tránh ốm nghén luôn là mối quan tâm hàng đầu của mẹ bầu

Tinh dầu hoa oải hương vốn được biết đến với hương thơm ngất ngây cũng có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm buồn nôn đem lại cảm giác dễ chịu. Nếu tình trạng ốm nghén nặng khiến cho mẹ bầu ăn uống khó khăn thì hãy thử vài chiếc bánh quy giòn mặn xem sao vì loại bánh quy này sẽ giúp mẹ bầu có cảm giác ngon miệng hơn.

Mẹ bầu hãy ăn ngay khi có triệu chứng ốm nghén, dù là đang đêm hay sáng sớm. Tuy nhiên, không nên ăn quá no mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên sau mỗi vài giờ và đừng bao giờ để cho mình bị đói nhé. Để tránh các cơn ợ nóng, mẹ bầu cần tránh các loại thức ăn nhiều gia vị hay dầu mỡ.

Với những mẹ bầu có tiền sử bị huyết áp thấp hay say xe, hãy đeo vòng tay chống say tàu xe. Sáng thức dậy, mẹ hãy ra khỏi giường từ từ, không nên ngồi dậy đột ngột vì có thể gây chóng mặt, buồn nôn. Để tránh mùi nặng, mẹ bầu hãy thường xuyên mở cửa sổ cho thoáng đãng, nhà bếp nên có quạt thông gió để loại bỏ mùi thức ăn.

Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi bị ốm nghén?

Ốm nghén khi mang thai là một trong những triệu chứng điển hình của thai kỳ, xuất hiện ở phần lớn phụ nữ mang thai. Điều này là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ thai nhi đang phát triển bình thường.

Tuy nhiên, cũng có một số bà bầu may mắn không bị buồn nôn hay kén ăn, kém ngủ. Chị em không nên lo lắng nhiều vì đây cũng là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Điều mẹ bầu cần làm lúc này là hãy yên tâm tận hưởng điều tuyệt vời nhất của một người mẹ nhé.

Trong trường hợp bị rơi vào tình trạng ốm nghén nặng hơn như mất nước và hạ huyết áp, thai phụ cần được nhập viện ngay để được truyền bổ sung các dinh dưỡng cần thiết. Đối với những mẹ bầu gặp phải chứng nôn ói nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải kê đơn các loại thuốc chống nôn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại thuốc đề phòng tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.

Ốm nghén là giai đoạn “ám ảnh” của nhiều mẹ bầu, do vậy việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ càng cần được thực hiện chu đáo hơn bao giờ hết. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc về ốm nghén là gì, có ảnh hưởng đến thai nhi không để có được thai kỳ khỏe mạnh như ý.

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Mẹ bầu bị ốm nghén vào buổi chiều tối sinh con trai hay gái?

Mẹ bầu có thể căn cứ vào những dấu hiệu ốm nghén con trai, gái theo kinh nghiệm dân gian được truyền lại mà không cần siêu âm. Bằng cách nhận biết thời điểm ốm nghén, mẹ sẽ sớm biết được mình ốm nghén là trai hay gái. Bởi lẽ, thời điểm ốm nghén cũng là 1 trong những dấu hiệu để mẹ dự đoán giới tính thai nhi.

Theo quan niệm dân gian, khi mang thai nếu mẹ bầu hay bị nôn ói vào lúc sáng sớm, khả năng bé yêu là một cô công chúa là rất cao. Ngược lại, những người không bị cơn ốm nghén tấn công hoặc bị ốm nghén về chiều là dấu hiệu mang thai một bé trai.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Sĩ cho thấy, phần lớn chị em phụ nữ mang thai bị ốm nghén vào buổi sáng đã cho ra đời một cô gái nhỏ. Bởi vì vào buổi sáng, quá trình sản sinh hormone của em bé gái sẽ nhiều hơn khiến mẹ buồn nôn nhiều hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào những mẹ bầu có tình trạng ốm nghén nặng. Còn ở những mẹ chỉ ốm nghén ở mức độ nhẹ thì rất khó có thể xác định được chính xác.

Tốt nhất, trước khi có ý định mua sắm đồ cho bé yêu, các mẹ bầu nên chờ đến sau tuần thai thứ 20 của thai kỳ khi siêu âm được chính xác giới tính của con. Ngoài ra, nếu quá nóng ruột, muốn mua đồ cho con từ sớm thì mẹ nên chọn những kiểu dáng, màu sắc trung tính.

Xem thêm: Nghén Nặng Sinh Con Trai Hay Gái, Thắc Mắc Của Nhiều Mẹ Bầu

Vì sao có hiện tượng chồng bị ốm nghén thay vợ?

Nhiều anh chồng thấy kì lạ khi vợ mang thai mà mình đột nhiên lại mệt mỏi, buồn ngủ, nhạy cảm với mùi và buồn nôn như bị nghén. Nguyên nhân của việc chồng ốm nghén thay vợ, khoa học lý giải, đầu tiên là do yếu tố tâm lý, người đàn ông khi biết mình sắp được làm bố sẽ có những thay đổi. Đó là cảm giác hạnh phúc, vui mừng xen lẫn với căng thẳng, lo lắng.

Đặc biệt với những người chồng lần đầu được “lên chức” bố, lại phải chứng kiến người vợ của mình đang vật vã bởi ốm nghén sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý, do đó cơ thể sinh ra hiện tượng tương tự.

Óm nghén thay vợ

Xem thêm:

Làm Sao Để Khắc Phục Hiện Tượng Chồng Ốm Nghén Thay Vợ? Bác Sĩ Trả Lời

Ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu

Triệu chứng ốm nghén là một hiện tượng hay xuất hiện ở nhiều phụ nữ mang thai. Thời điểm diễn ra thường ở những tuần thai kỳ đầu tiên của mẹ (trong 3 tháng đầu). Khi bị ốm nghén, những biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, khó chịu sẽ luôn thường trực trên cơ thể mẹ.

Chỉ đến lúc qua được hết 3 tháng, những vấn đề này mới không làm phiền mẹ nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua giai đoạn ốm nghén nhẹ nhàng mà có người có thể sẽ bị nặng hơn và khó kiểm soát. Điều này là do cơ địa của từng bà bầu là không giống nhau.

Ở trường hợp nghiêm trọng này, tình trạng mất nước sẽ xảy ra, cân nặng của mẹ bầu vì thế cũng bị sụt giảm (mất đến 5% hoặc hơn) và cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Vì thể trạng mỗi người là khác nhau nên thời gian ốm nghén của từng người cũng sẽ khác nhau. Có người sẽ bị ốm nghén lúc mang thai tới tuần thứ 8 đến 12 nhưng cũng có chị em bị tình trạng này khi mang thai mới được 4 đến 6 tuần.

Không chỉ vậy, hiện tượng này còn có khả năng kéo dài đến hết thai kỳ ở một vài bà mẹ, tức là đến khi sinh em bé ra mới kết thúc. Nhưng đa số bà bầu đều sẽ không còn bị ốm nghén nữa khi tới tuần thai thứ 20.

Mặc dù ốm nghén gây ra không ít mệt nhọc, vất vả cho nhiều mẹ nhưng nó không hoàn toàn là có hại. Nhờ có hiện tượng ốm nghén, các bà bầu có thể giảm thiểu được nguy cơ sảy thai và tình hình của thai nhi luôn ổn định tốt hơn. Bên cạnh đó, do vấn đề thai nghén mà nhiều mẹ có thể không ăn uống tốt được như lúc bình thường và suy nghĩ bé có thể bị thiếu chất luôn xuất hiện, mẹ bầu vì thế mà sẽ càng căng thẳng, không an tâm hơn. Nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Dù mẹ bầu đang trong kỳ thai nghén nhưng không nặng thì em bé vẫn khỏe mạnh được như thường. Điều này có được nhờ vào bản năng của bé khi biết cách lấy cho bản thân các dưỡng chất cần thiết từ cơ thể người mẹ. Còn nếu bản thân mẹ bầu không thể tiếp nhận được bất cứ đồ ăn, thức uống nào thì đây mới là tình huống nguy hiểm và cần nhập viện ngay.

Xem thêm:

Mệt Mỏi Óm Nghén Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Ốm nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Các mẹ chắc chắn đều hiểu rõ rằng thời điểm xuất hiện ốm nghén thường diễn ra trong tuần thai thứ 8 đến 12. Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe mỗi thai phụ là khác nhau nên thời gian có thể sẽ thay đổi. Có chị em gặp thai nghén sớm vào tuần thứ 4 đến 6 nhưng cũng có mẹ đến tuần thứ 13 mới bị nghén. Hoặc chịu đựng hiện tượng ốm nghén này suốt thời gian mang thai.

Khi bị ốm nghén, các mẹ thường sẽ có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí có người còn bị đau đầu và đau bụng. Vì thời gian bắt đầu có thai nghén của từng mẹ bầu là không giống nhau nên thời điểm bị nghén nặng cũng sẽ khác. Sẽ có những chị em trải qua ốm nghén nặng vào tuần thai thứ 7 đến thứ 10, có trường hợp mẹ bắt đầu nghén nặng sau tuần thứ 10 của thai kỳ và cũng sẽ có bà bầu bị nghén suốt cả quá trình mang thai.

Óm nghén ở tuần mấy

Xem thêm:

Ôm Nghén Xuất Hiện Ở Tuần Thứ Mấy Của Thai Kỳ

Ốm nghén kiêng ăn gì?

Biểu hiện ốm nghén thường diễn ra với hầu hết các mẹ khi có thai nên đây không phải là điều gì lạ thường. Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén nặng hay nhẹ có một phần ảnh hưởng từ bữa ăn hằng ngày. Chính vì vậy, một chế độ kiêng cữ sẽ rất tốt cho mẹ và cả thai nhi. Không chỉ giúp hạn chế các bệnh lây truyền qua thực phẩm tới bé mà còn giúp cho các cơn buồn nôn thường ngày giảm thiểu rõ rệt.

Xem thêm:

Ốm Nghén Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì Ngoài 5 Loại Thực Phẩm Sau Đây

Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì?

Nghe có vẻ khó tin, nhưng lời khuyên dành cho mẹ bầu bị ốm nghén lại là nên tích cực ăn uống càng nhiều càng tốt. Bởi lẽ, thức ăn chính là những “phương thuốc” tốt nhất giúp mẹ bầu mau chóng vượt qua được tình trạng ốm nghén. Vậy, bà bầu bị ốm nghén ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất?

Kem trái cây có thể làm giảm cơn buồn nôn: Một gợi ý không tồi dành cho các mẹ bị ốm nghén là nên ăn một vài món lạnh, thanh mát như kem trái cây. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên tự làm cho mình một số món kem đơn giản bằng cách ép nước trái cây, thêm chút sữa và để đông đá. Nếu mẹ bầu có sở thích nhai những miếng trái cây giòn, ngọt thì thay vì ép, mẹ chỉ cần thái nhỏ trái cây và trộn vào sữa và để đông đá là có ngay món kem thơm ngon rồi.

Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì? Hãy lựa chọn quả thanh long: Thanh long là một trong những loại quả rất mát lành, có tác dụng củng cố hệ tiêu hóa cho mẹ bầu. Không chỉ có thế, với lượng vitamin phong phú, thanh long sẽ bổ sung những chất vi lượng cần thiết cho thai nhi khỏe mạnh hơn. Mặt khác, mẹ bầu ăn thanh long sẽ có 1 lượng nước và chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm táo bón, đầy hơi và buồn nôn.

Mẹ bầu bị óm nghén ăn gì tốt cho thai nhi

Xem thêm:

Mẹ Bầu Ốm Nghén Nên Ăn Gì – Tuyển Tập Món Ăn Chữa Ốm Nghén

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị ốm nghén nặng?

Những tuần đầu khi mới có thai, trong cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện các protein mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng mẹ bầu, khả năng thích nghi với những “vật thể lạ” này có thể ở mức độ nhanh, chậm khác nhau.

Và chính điều đó quyết định bà bầu bị nghén nặng hay nhẹ. Tình trạng nghén không giống nhau, có mẹ nghén nhẹ, đôi khi chỉ cảm giác buồn nôn, chán ăn, thậm chí có người không nghén.

Mẹ bầu bị óm nghén nặng

Xem thêm:

Bà Bầu Nghén Nặng Phải Làm Sao Mới Tốt

Xem thêm:

Mách Mẹ 3 Mẹo Để Có Nhiều Sữa Sau Sinh Hiệu Quả Đến 70%

Nguồn tham khảo:

  • https://eva.vn/ba-bau/vi-sao-om-nghen-lai-la-dau-hieu-me-dang-co-thai-ky-khoe-manh-c85a314495.html
  • https://sieuthivitamin.vn/tintuc/om-nghen-la-gi-tai-sao-ba-bau-hay-bi-om-nghen-.html
  • https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/morning-sickness-during-pregnancy/

 

5/5 - (1 vote)