Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Tùy vào thể trạng của mỗi mẹ mà sức khỏe lúc mang thai khi bị ốm nghén sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, họ luôn phải trải qua các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và khó chịu với một số mùi đồ ăn, thức uống.

Nếu như không kiêng dè mà thường xuyên tiếp xúc với những món ăn có hại cho sức khỏe thì tình trạng ốm nghén của mẹ có thể trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, việc có cho mình kiến thức về ốm nghén nên kiêng ăn gì là rất quan trọng giúp sức khỏe của mẹ và thai nhi luôn ổn định.

Ốm nghén kiêng ăn gì?

Biểu hiện ốm nghén thường diễn ra với hầu hết các mẹ khi có thai nên đây không phải là điều gì lạ thường. Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén nặng hay nhẹ có một phần ảnh hưởng từ bữa ăn hằng ngày. Chính vì vậy, một chế độ kiêng cữ sẽ rất tốt cho mẹ và cả thai nhi. Không chỉ giúp hạn chế các bệnh lây truyền qua thực phẩm tới bé mà còn giúp cho các cơn buồn nôn thường ngày giảm thiểu rõ rệt.

  • Tránh ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, chất béo

Các món ăn như bơ đậu phộng, váng sữa, kem pho mát… đều chứa nhiều chất béo bên trong. Lượng chất béo này khi đưa vào cơ thể thường mất nhiều thời gian để có thể tiêu hóa được hết. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều đồ dầu mỡ và béo có thể làm cho mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến chứng trào ngược, nôn mửa. Cho nên, mẹ cần những món ăn có lợi để thay thế như bánh quy khô, bánh mì nướng, ngũ cốc.

Óm nghén kiêng ăn gìBơ đậu phộng và váng sữa làm cho tình trạng ốm nghén trở nên nặng hơn

  • Tránh ăn các món chứa nhiều gia vị cay

Không chỉ có đồ béo, những gia vị cay từ ớt, tiêu cũng có thể khiến tình hình thai nghén trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các loại nước chấm như nước sốt salsa, nước tương, hạt tiêu có trong đồ ăn nhanh cũng không tốt cho bà bầu. Cả hai thứ này đều sẽ khiến cho mẹ ốm nghén nhiều hơn, thường xuyên bị nôn mửa do dạ dày bị hư hại vì ăn quá nhiều. Không chỉ bị bệnh dạ dày, ốm nghén nặng mà em bé trong bụng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Tuy nhiên, vẫn có gia vị cay mà mẹ vẫn có thể dùng là tỏi và hành tây để giảm chứng thai nghén nhưng mẹ cần lưu ý sử dụng đủ liều lượng chứ không nên dùng quá nhiều có thể gây phản ứng ngược.

  • Tránh ăn khoai tây chiên

Khoai tây chiên tuy được nhiều người yêu thích vì sự thơm ngon của nó nhưng đây cũng là một món cần tránh không thể bỏ qua đối với bà bầu. Bản thân món ăn này dù chỉ là ăn nhẹ nhưng cũng là đồ chiên nhiều dầu mỡ có thể gây hại cho dạ dày của mẹ. Thêm vào đó, việc sử dụng quá nhiều khoai tây chiên có thể làm cho mẹ bầu bị nôn khan và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Không chỉ có khoai tây chiên mà những thức ăn như bánh mì kẹp thịt, bánh mì hành tây hay các loại bánh khác mà có nhiều chất mỡ đều cần phải kiêng kị.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị ốm nghén bình thường

  • Tạo cảm giác thoải mái cho bản thân, tránh mọi sự căng thẳng, tiêu cực
  • Thay vì làm theo chế độ ăn uống cho bà bầu dù có món mà bản thân không thích thì nên ưu tiên ăn những thức ăn theo sở thích nhưng vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé
  • Tránh các thực phẩm có hại như cà phê, rượu, đồ chiên, đồ béo…
  • Không ăn món ăn khi quá nóng hay quá nguội, những thức ăn quá nóng sẽ có mùi nồng hơn và có thể khiến mẹ buồn nôn nặng hơn. Còn thức ăn quá nguội sẽ không còn dưỡng chất tốt gì có lợi cho cơ thể
  • Nên ăn những món mát lạnh như salad, sữa chua, trái cây, súp lạnh, bánh mì, gạo, ngũ cốc…

Óm nghén kiêng ăn gìMẹ bầu nên ăn salad thường xuyên vừa để bổ sung chất xơ, vitamin vừa giảm chứng ốm nghén

  • Có nhiều bữa ăn trong một ngày thay vì 3 bữa như bình thường
  • Có đồ ăn nhẹ cùng nước lọc để dùng vào mỗi buổi sáng ngủ dậy
  • Sử dụng các thực phẩm có chứa gừng và chanh
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng phương thức bấm huyệt ở cổ tay giúp giảm tình trạng ốm nghén
  • Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc sử dụng nước súc miệng, nước đá
  • Tránh tiếp xúc với những mùi nồng từ nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa
  • Để cho phòng ốc thoáng khí, không bị ngột ngạt hay đi dạo quanh nhà

Mẹ bầu nên làm gì khi bị ốm nghén nặng

  • Mẹ bầu bị ốm nghén nặng sẽ hay bị mất nước nên có thể sử dụng phương pháp truyền dịch qua tĩnh mạch
  • Có một số phụ nữ mang thai không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì sẽ được bổ sung chất dinh dưỡng qua ống silicon được đưa vào dạ dày bằng đường mũi và mặt sau cổ họng.
  • Có thể dùng thêm vitamin B6 theo sự chỉ định của bác sĩ giảm cơn ốm nghén
  • Dùng các loại thuốc kháng axit, chống nôn, chống dị ứng theo sự kê đơn của bác sĩ để bớt các cơn nghén khó chịu và giảm lượng axit có trong dạ dày
  • Nên để nguội đồ ăn rồi mới dùng để giảm mùi thức ăn
  • Gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được cho ý kiến lựa chọn thực phẩm cũng như có chế độ ăn uống hiệu quả
  • Thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu, giữ cho tâm lý ổn định, vui vẻ và ăn thêm các món bánh quy, gừng, trà, kẹo ngọt, bánh mì nướng… để hạn chế tình hình nặng của ốm nghén

Thế nào gọi là ốm nghén?

Ốm nghén trong thai kỳ của phụ nữ mang thai được hiểu là chứng buồn nôn. Thời điểm mà nó xuất hiện là không cố định, có lúc mẹ sẽ nghén vào ban ngày nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu nghén vào ban đêm. Theo như ước tính của các chuyên gia, triệu chứng ốm nghén có thể ảnh hưởng đến 50-90% sức khỏe của các bà bầu.

Khoảng thời gian mà có thể có thai nghén thường là trong 3 tháng đầu mang thai của mẹ nhưng cũng có những chị em sẽ phải chịu tình trạng này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Về căn bản, hiện tượng ốm nghén không gây nguy hại và có thể tự kết thúc sau một vài tháng. Tuy nhiên, vì có nhiều người bị ốm nghén quá nặng được chẩn đoán là viêm thận thai nghén với chứng nôn liên tục nên sẽ được nhập viện để điều trị.

Óm nghén kiêng ăn gìSự thay đổi nội tiết tố khi mới mang thai là một trong những lý do khiến bà bầu bị ốm nghén

Các biểu hiện của ốm nghén

Không như một số bệnh có dấu hiệu ẩn, ốm nghén thường thể hiện rất rõ ràng nên phụ nữ mang thai và ngay cả người thân của họ đều có thể nhận ra. Triệu chứng rõ ràng nhất phải kể đến chính là buồn nôn. Hầu hết mọi người khi thấy phụ nữ chưa ăn đã muốn nôn thường sẽ biết rằng họ đã có thai và đang bị thai nghén. Thêm nữa, hiện tượng giảm lượng nước tiểu cũng như số lần đi vệ sinh của mẹ bầu cũng sẽ xảy ra. Không những thế, nhiều mẹ còn có thể thấy buồn ngủ liên tục, mệt mỏi nhiều hơn, cơ thể luôn trong trạng thái mơ mơ màng màng, không thể tập trung hay có sức để làm việc.

Ngoài ra, một số mùi đồ ăn dù lúc bình thường họ không hề ghét nhưng khi đã bị nghén cơ thể không thích ứng được với những mùi đồ ăn này dẫn đến chứng nôn mửa khi tiếp xúc. Vì vậy, việc nạp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng thường không được tốt như bình thường. Đặc biệt, với những chị em gặp phải tình trạng nghén nặng còn có thể bị mất nước.

Hiện tượng ốm nghén có từ đâu?

Các nhà khoa học sau nhiều cuộc kiểm tra, nghiên cứu đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng ốm nghén này rằng cơ thể mẹ khi bắt đầu có thai là đã có sự thay đổi. Sự biến đổi này sẽ cứ tiếp diễn cho đến khi em bé trong bụng đã được ổn định. Lúc này, những nội tiết tố như hormone hay Oestrogen sẽ tăng lên. Cùng với đó, khứu giác của phụ nữ cũng trở nên nhạy hơn, đặc biệt là mùi đồ ăn.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng thấy được rằng việc nghỉ ngơi không đầy đủ và tâm lý bất ổn cũng là lý do gây nên kỳ thai nghén. Tuy nhiên, những nguyên nhân này chỉ là những khả năng có thể có khi bị nghén chứ không hoàn toàn chính xác 100%. Nhưng mẹ bầu cũng không nên bỏ qua bởi chỉ cần mẹ tuân theo một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hay ăn uống hợp lý là có thể giảm thiểu chứng nghén khó chịu này.

Những đối tượng dễ bị ốm nghén nhất

Mặc dù kỳ thai nghén có thể đến với bất cứ ai nhưng vẫn có những trường hợp bà bầu trải qua giai đoạn mang thai hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh mà không hề bị ốm nghén. Vậy những đối tượng dễ bị ốm nghén nhất sẽ là ai? Đó chính là những phụ nữ dễ bị nôn mửa khi đi tàu xe, hay bị đau nửa đầu, khó chịu với một số mùi hay đã tiếp xúc với estrogen từ trước. Hơn nữa, những ai mà đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai trước cũng có thể ảnh hưởng đến lần sau hoặc mẹ có thai đôi, thai ba… Tất cả những trường hợp này đều dễ bị nghén trong lúc mang thai nhất.

Ốm nghén xảy ra khi nào và kéo dài bao lâu?

Thông thường, thời gian xuất hiện ốm nghén thường vào khoảng tuần thai thứ 8-12. Nhưng với sức khỏe và thể trạng ở từng phụ nữ mang thai là khác nhau nên thời điểm này có thể bị xê dịch đôi chút. Sẽ có trường hợp mẹ bầu bị thai nghén từ sớm khi mới mang thai được 4-6 tuần.

Cũng có người sẽ muộn hơn, phải đến khi mang thai ở tuần 13 mới bị nghén. Bên cạnh đó, một số cơ thể bà bầu vì yếu ớt nên thời gian ốm nghén sẽ kéo dài đến khi mẹ vượt cạn. Đa số trường hợp sẽ bị ốm nghén bình thường nên thời gian mà nghén kéo dài cũng chỉ trong 1-2 tháng. Còn khi bị ốm nghén nặng, kỳ ốm nghén sẽ dài hơn, thậm chí là suốt 9 tháng 10 ngày.

Cách phòng tránh tình trạng ốm nghén

Tuy rằng, ốm nghén xảy ra là rất thất thường, không phải ai cũng nhau nhưng vẫn có những cách giúp mẹ tránh bị ốm nghén từ sớm. Nhờ đó, sức khỏe của cả mẹ và bé đều được đảm bảo. Chính vì vậy, các mẹ đều cần lưu ý:

  • Nên chọn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrates, ít béo và dễ tiêu hóa làm món ăn cho bản thân: bánh mặn, món ăn có gừng, nước gừng…

Óm nghén kiêng ăn gìUống nước gừng hằng ngày sẽ giúp mẹ tránh gặp hiện tượng ốm nghén

  • Nên ăn một bữa ăn nhẹ vào mỗi buổi sáng bằng bánh quy giòn soda, bánh mì khô…
  • Chia 3 bữa ăn lớn thường ngày thành nhiều bữa nhỏ vừa để tránh cho dạ dày bị trống vừa giúp cho thức ăn đi vào được tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Có thể uống nước gừng, ngậm kẹo cứng hay viên đá nhỏ, uống ngụm nước đá
  • Không tiếp xúc với những thực phẩm dậy mùi, tanh, sống
  • Luôn tạo luồng không khí thoáng mát trong nhà hoặc đi dạo hít thở không khí trong lành
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hằng ngày, có thể dùng thêm sữa tiệt trùng hoặc nước trái cây tự làm

Kết luận

Từ những cái hại từ những món được nêu trong ốm nghén nên kiêng ăn gì, mẹ bầu sẽ hiểu thêm được là chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé như thế nào. Vì vậy, trước khi quyết định ăn hoặc uống thứ gì mẹ nên tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để cho bản thân những lựa chọn đúng đắn để trẻ có thể phát triển tốt nhất cho đến khi chào đời.

Xem thêm:

Mẹ Bầu Ốm Nghén Nên Ăn Gì – Tuyển Tập Món Ăn Chữa Ốm Nghén

Nguồn tham khảo

  • http://www.camnangbenh.com/om-nghen/
  • https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/om-nghen-khi-mang-thai-va-nhung-dieu-can-biet
  • https://www.verywellfamily.com/morning-sickness-suddenly-stopping-in-early-pregnancy-2371247

 

Rate this post